Lòng dân trong công cuộc đổi mới
- Được đăng: Chủ nhật, 20 Tháng 3 2016 19:09
- Lượt xem: 3583
(TGAG)- Nhìn lại ba mươi năm đổi mới chúng ta giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, một trong những thành tựu đó là nhận thức sâu sắc về lòng dân, sức dân. Trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh “Đại hội lần thứ VI phải đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta về tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ... Mười năm qua, chúng ta phải trả giá đắt để thu được những hiểu biết về kinh nghiệm ngày nay, và chúng ta đã có bước trưởng thành”.
Hiểu biết kinh nghiệm hàng đầu mà Đảng ta có được là “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chỉ rõ: “Từ trước đến nay, bất cứ việc gì đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, của toàn Đảng, được nhân dân và toàn Đảng đồng lòng góp sức thì nhất định thắng lợi”.
Một trong những bài học quý qua ba mươi năm đổi mới là “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của Nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, vì Nhân dân và do Nhân dân. Đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của Nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là người làm nên những thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải dựa vào Nhân dân, do lòng dân quyết định.
Nguồn lực của Nhân dân có nhiều: tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, nhưng nguồn lực lớn nhất quan trọng nhất, quyết định nhất là LÒNG DÂN: lòng nhiệt tình, lòng hăng hái, lòng anh hùng quả cảm. Có lòng dân thì có SỨC DÂN. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định rằng “lòng dân, đó là quốc bảo dựng nước và giữ nước”.
Thực tế trong đổi mới có hiện tượng “xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng” hay “làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng”. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã chỉ ra: “Vấn đề phai nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, quan liêu, tham nhũng, cá nhân chủ nghĩa làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng”.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã đánh giá: “Có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Trong đánh giá về công tác dân vận, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã nhận định “Một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, nhiều bức xúc chưa được giải quyết, quyền làm chủ của nhân dân nhiều nơi bị vi phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”.
Dự báo về tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới, Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước”.
Vấn đề đặt ra là phải củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Muốn được lòng dân, có lòng dân thì toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân, có được lòng dân. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc thuận lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhằm vào mục đích vì lợi ích của Nhân dân. Thực hiện đầy đủ, có chất lượng quyền và nghĩa vụ công dân, đặc biệt không chỉ là tôn trọng mà phải tạo cơ chế để dân phát huy đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ của mình.
Tập trung giải quyết những bức xúc và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân liên quan đến lợi ích, đời sống, việc làm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc; đẩy lùi tiêu cực xã hội, ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; đền bù thu hồi đất; tai nạn giao thông; tệ nạn xã hội; công tác tư pháp; vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm những tiêu cực...
Tóm lại là phải theo đúng đường lối Nhân dân như Bác Hồ đã dạy. Chỉ có như vậy mới có được lòng dân, củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối Đảng. Mà có được lòng tin của Nhân dân là có tất cả.n
Hiểu biết kinh nghiệm hàng đầu mà Đảng ta có được là “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chỉ rõ: “Từ trước đến nay, bất cứ việc gì đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, của toàn Đảng, được nhân dân và toàn Đảng đồng lòng góp sức thì nhất định thắng lợi”.
Một trong những bài học quý qua ba mươi năm đổi mới là “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của Nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, vì Nhân dân và do Nhân dân. Đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của Nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là người làm nên những thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải dựa vào Nhân dân, do lòng dân quyết định.
Nguồn lực của Nhân dân có nhiều: tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, nhưng nguồn lực lớn nhất quan trọng nhất, quyết định nhất là LÒNG DÂN: lòng nhiệt tình, lòng hăng hái, lòng anh hùng quả cảm. Có lòng dân thì có SỨC DÂN. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định rằng “lòng dân, đó là quốc bảo dựng nước và giữ nước”.
Thực tế trong đổi mới có hiện tượng “xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng” hay “làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng”. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã chỉ ra: “Vấn đề phai nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, quan liêu, tham nhũng, cá nhân chủ nghĩa làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng”.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã đánh giá: “Có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Trong đánh giá về công tác dân vận, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã nhận định “Một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, nhiều bức xúc chưa được giải quyết, quyền làm chủ của nhân dân nhiều nơi bị vi phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”.
Dự báo về tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới, Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước”.
Vấn đề đặt ra là phải củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Muốn được lòng dân, có lòng dân thì toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân, có được lòng dân. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc thuận lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhằm vào mục đích vì lợi ích của Nhân dân. Thực hiện đầy đủ, có chất lượng quyền và nghĩa vụ công dân, đặc biệt không chỉ là tôn trọng mà phải tạo cơ chế để dân phát huy đầy đủ, có hiệu quả quyền làm chủ của mình.
Tập trung giải quyết những bức xúc và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân liên quan đến lợi ích, đời sống, việc làm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc; đẩy lùi tiêu cực xã hội, ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; đền bù thu hồi đất; tai nạn giao thông; tệ nạn xã hội; công tác tư pháp; vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm những tiêu cực...
Tóm lại là phải theo đúng đường lối Nhân dân như Bác Hồ đã dạy. Chỉ có như vậy mới có được lòng dân, củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối Đảng. Mà có được lòng tin của Nhân dân là có tất cả.n
QUỐC DŨNG