An Giang đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư
- Được đăng: Thứ sáu, 18 Tháng 11 2022 10:12
- Lượt xem: 977
(TUAG)- Chiều 17/11, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06/CP) trên địa bàn tỉnh An Giang.

Báo cáo tại hội nghị, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, đến nay, Tổ công tác của tỉnh về triển khai Đề án 06/CP đã hoàn thành công tác kiểm tra tại 11 sở, ngành và UBND 11 huyện, thị xã và thành phố; ban hành 15 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các sở ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Đề án 06/CP. UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác, Bộ phận giúp việc, quy chế hoạt động...

An Giang đã thực hiện kết nối, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, thực hiện kiểm thử và công khai hóa các dịch vụ công trực tuyến được triển khai trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối với hệ thống thu nhập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến (hệ thống EMC) của Bộ Thông tin và Truyền thông; triển khai thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh thông qua ngân hàng Vietinbank, kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến Payment Platform của Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo eform điện tử và triển khai kết nối, tích hợp chữ ký số VIETTEL-CA,VNPT-CA để phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến,…
Đến nay, An Giang đã triển khai 8/25 dịch vụ công thiết yếu; thực hiện kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Đã triển khai thực hiện 24/25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06/CP, trong đó có 19/24 dịch vụ công phát sinh hồ sơ, 5/24 dịch vụ công chưa phát sinh hồ sơ…
Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, thông tin thuận lợi, vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện Đề án 06/CP. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới phù hợp thực tế địa phương, đơn vị.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình khẳng định, việc thực hiện Đề án số 06/CP có ý nghĩa thiết thực, lâu dài, không những giảm được giấy tờ, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp trong giải quyết các giao dịch dân sự, mà còn phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thời gian qua các các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP tại đơn vị, địa phương. Về cơ bản, An Giang đã hoàn thành các nhóm nhiệm vụ theo đúng lộ trình, tiến độ đã đề ra; ý thức, tinh thần trách nhiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương được nâng lên, bước đầu đã tạo được sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, đến nay, tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; việc triển khai thực hiện của các sở, ngành, địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh vẫn chưa đảm bảo điều kiện về an ninh, an toàn để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ triển khai Đề án 06/CP tại các đơn vị, địa phương còn yếu và thiếu, nhất là các trang thiết bị phục vụ triển khai công tác số hóa hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp.
Bên cạnh đó, một số sở, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm, chưa chủ động trong công tác triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã được phân công; hầu hết các sở, ngành đều chưa triển khai thành lập Tổ công tác, Bộ phận giúp việc để chỉ đạo triển khai thực hiện; chế độ hội họp, thông tin báo cáo chưa đảm bảo theo quy định; công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức; số lượng, tỷ lệ người dân, doanh nghiệp đăng ký tham gia các dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp…
Để tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP tại địa phương trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang giao Thường trực Tổ công tác của tỉnh về triển khai Đề án 06/CP chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan sớm tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về tăng cường chỉ đạo thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn khẩn trương khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế; quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP tại đơn vị, địa phương; tập trung đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 06/CP trong những tháng cuối năm 2022, tạo tiền đề thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Từng sở, ngành, địa phương (kể cả đơn vị cấp xã) phải bám sát tình hình, kết quả và chức năng, nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích thiết thực mang lại của Đề án 06/CP; phát huy vai trò xung kích, đi đầu của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai thuộc Đề án 06/CP; chỉ đạo các tổ chức đoàn, hội trực thuộc tổ chức các hoạt động tình nguyện để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia giải quyết các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh…
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu, trong đó 100% dịch vụ công trực tuyến do Bộ Công an chủ trì (11/25 dịch vụ công) sẽ tiếp nhận hoàn toàn trực tuyến (hạn chế đến mức thấp nhật việc tiếp nhận hồ sơ trực tiếp), 14/25 dịch vụ công do các Bộ, ngành chủ trì có tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến phải đạt tối thiểu là 50%; cùng với đó, cần phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP và Tổ công nghệ số cộng đồng trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin,…/.

Báo cáo tại hội nghị, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, đến nay, Tổ công tác của tỉnh về triển khai Đề án 06/CP đã hoàn thành công tác kiểm tra tại 11 sở, ngành và UBND 11 huyện, thị xã và thành phố; ban hành 15 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các sở ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Đề án 06/CP. UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác, Bộ phận giúp việc, quy chế hoạt động...

An Giang đã thực hiện kết nối, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, thực hiện kiểm thử và công khai hóa các dịch vụ công trực tuyến được triển khai trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối với hệ thống thu nhập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến (hệ thống EMC) của Bộ Thông tin và Truyền thông; triển khai thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh thông qua ngân hàng Vietinbank, kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến Payment Platform của Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo eform điện tử và triển khai kết nối, tích hợp chữ ký số VIETTEL-CA,VNPT-CA để phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến,…
Đến nay, An Giang đã triển khai 8/25 dịch vụ công thiết yếu; thực hiện kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Đã triển khai thực hiện 24/25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06/CP, trong đó có 19/24 dịch vụ công phát sinh hồ sơ, 5/24 dịch vụ công chưa phát sinh hồ sơ…
Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, thông tin thuận lợi, vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện Đề án 06/CP. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới phù hợp thực tế địa phương, đơn vị.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình khẳng định, việc thực hiện Đề án số 06/CP có ý nghĩa thiết thực, lâu dài, không những giảm được giấy tờ, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp trong giải quyết các giao dịch dân sự, mà còn phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thời gian qua các các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP tại đơn vị, địa phương. Về cơ bản, An Giang đã hoàn thành các nhóm nhiệm vụ theo đúng lộ trình, tiến độ đã đề ra; ý thức, tinh thần trách nhiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương được nâng lên, bước đầu đã tạo được sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, đến nay, tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; việc triển khai thực hiện của các sở, ngành, địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh vẫn chưa đảm bảo điều kiện về an ninh, an toàn để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ triển khai Đề án 06/CP tại các đơn vị, địa phương còn yếu và thiếu, nhất là các trang thiết bị phục vụ triển khai công tác số hóa hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp.
Bên cạnh đó, một số sở, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm, chưa chủ động trong công tác triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã được phân công; hầu hết các sở, ngành đều chưa triển khai thành lập Tổ công tác, Bộ phận giúp việc để chỉ đạo triển khai thực hiện; chế độ hội họp, thông tin báo cáo chưa đảm bảo theo quy định; công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức; số lượng, tỷ lệ người dân, doanh nghiệp đăng ký tham gia các dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp…
Để tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP tại địa phương trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang giao Thường trực Tổ công tác của tỉnh về triển khai Đề án 06/CP chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan sớm tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về tăng cường chỉ đạo thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn khẩn trương khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế; quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP tại đơn vị, địa phương; tập trung đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 06/CP trong những tháng cuối năm 2022, tạo tiền đề thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Từng sở, ngành, địa phương (kể cả đơn vị cấp xã) phải bám sát tình hình, kết quả và chức năng, nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích thiết thực mang lại của Đề án 06/CP; phát huy vai trò xung kích, đi đầu của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai thuộc Đề án 06/CP; chỉ đạo các tổ chức đoàn, hội trực thuộc tổ chức các hoạt động tình nguyện để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia giải quyết các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh…
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu, trong đó 100% dịch vụ công trực tuyến do Bộ Công an chủ trì (11/25 dịch vụ công) sẽ tiếp nhận hoàn toàn trực tuyến (hạn chế đến mức thấp nhật việc tiếp nhận hồ sơ trực tiếp), 14/25 dịch vụ công do các Bộ, ngành chủ trì có tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến phải đạt tối thiểu là 50%; cùng với đó, cần phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP và Tổ công nghệ số cộng đồng trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin,…/.
Công Mạo