Khi F0 khỏi bệnh trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong vùng đồng bào Khmer
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 10 2021 16:41
- Lượt xem: 1021
(TUAG)- Trong tổng số hơn 8.700 người từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về Tri Tôn hồi đầu tháng 10 đến nay có rất nhiều người là F0 đã điều trị khỏi bệnh. Và chính họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác vận động bà con thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Do không có việc làm, lại nhớ quê, nhớ gia đình nên họ đành phải về quê. Trong số người về Tri Tôn những ngày qua, có rất đông đồng bào dân tộc Khmer, tập trung nhiều ở các xã Ô Lâm, Châu Lăng, An Tức, Lê Trì, Lương Phi. Đặc biệt có những trường hợp một gia đình tới 4, 5 thành viên cùng về và tất cả các thành viên đều là F0 đã điều trị khỏi bệnh.
Ông Chau Sai, 46 tuổi, ngụ ấp Ninh Lợi, xã An Tức, huyện Tri Tôn đợt này về quê cùng với vợ và 2 người con trai. Do cuộc sống khó khăn, nên 10 năm trước ông rời quê hương lên TP. Hồ Chí Minh tìm việc làm, thấy công việc ổn định, có thu nhập, sau đó ông sắp xếp cho vợ và 3 người con trai khăn gói lên đường về vùng đất hứa mưu sinh. Hiện nay người con trai lớn đã có gia đình ổn định trên mảnh đất Sài Thành. Còn vợ chồng ông và 2 con thuê nhà trọ ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh làm công nhân cho một công ty cơ khí. Ngày 14/8/2021 cả dãy nhà trọ nơi ông ở được xét nghiệm COVID-19, qua đó phát hiện nhiều trường hợp dương tính, trong đó có cả 4 thành viên của gia đình ông. Thế là cả gia đình đều được đưa đi cách ly tập trung điều trị.
Ông Chau Sai chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như 03 người trong gia đình đều bị bệnh COVID-19 này, hiện tại cũng đã khỏi bệnh hoàn toàn. Tôi phát hiện bệnh vào ngày 14/8, sau đó được Trạm Y tế xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi đưa về cách ly tại trường Trung An hết 11 ngày. Đến ngày 26/8 tôi được trở về phòng trọ và tiếp tục cách ly thêm 14 ngày nữa. Khi bị bệnh tùy mỗi người có biểu hiện khác nhau, có người không có triệu chứng, có người triệu chứng nặng. còn đối với bản thân tôi có biểu hiện ban đầu là nóng rát mặt. Trong quá trình điều trị, bản thân tự bảo vệ mình, thứ nhất mình vệ sinh, uống nước nóng và quan trọng nhất là xông mặt mũi, thứ hai là thể dục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 -20 phút tùy theo tình hình sức khỏe của bản thân".
Sau nhiều ngày điều trị theo hướng dẫn của y tế địa phương và thường xuyên tập thể dục, bổ sung vitamin, kháng thể cả 4 thành viên đều hết bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều trị khỏi. Đầu tháng 10 khi TP.Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa trở lại và hay tin An Giang đón công dân từ các tỉnh về quê, 4 thành viên trong gia đình tháp tùng theo đoàn người về đến TP.Long Xuyên, được tiếp nhận phân loại, sau đó được Công an huyện Tri Tôn đón về tập trung tại trường THCS Tà Đảnh khai báo y tế, test nhanh sau đó đưa về cách ly tại nhà ở ấp Ninh Lợi, xã An Tức và được chăm lo đầy đủ gạo, nhu yếu phẩm. Thấy được tình cảm của chính quyền địa phương dành cho gia đình, bản thân ông cảm thấy có trách nhiệm nên tham gia nhóm tình nguyện viên tuyên truyền cho bà con trong phum sóc. Hàng ngày, ông đến từng nhà những hộ Khmer có lao động từ các tỉnh về đang cách ly y tế tại nhà tuyên truyền cho họ hiểu biết về dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế, không ra đường, không tiếp xúc với người xung quanh, nếu có tiếp xúc thì phải giữ khoảng cách trên 2 mét và phải đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn. Ngoài ra ông cũng chia sẻ kinh nghiệm vượt qua căn bệnh của mình.
“Trong khoảng thời gian tôi cách ly ở Củ Chi cũng được chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện tư vấn điều trị bệnh và các nhu yếu phẩm ngày nào cũng có. Khi tôi được trở về địa phương ở xã An Tức, huyện Tri Tôn thì tôi cũng được hỗ trợ gạo, mì, cá kho, rau củ quả,… tôi rất vui mừng. Đối với bản thân là người từng trải qua thì tôi khuyên bà con cần thực hiện các biện pháp như vệ sinh sạch sẽ, luôn đeo khẩu trang. Thường xuyên xông mũi bằng các dược liệu như xả, tỏi, củ gừng... Còn đối với bà con có biểu hiện đau cổ họng, bà con lấy mật ong pha với chanh uống chung sẽ hết ngay. Tôi muốn nhắn nhủ đến bà con cùng nhau bảo vệ sức khỏe theo sự tuyên truyền của đài phát thanh hàng ngày, như khẩu trang, rửa tay sát khuẩn với cồn hoặc xà bông, giữ khoảng cách 2m, quan trọng là rèn luyện sức khỏe bản thân”, ông Chau Sai chia sẻ.
Một trong 10 tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh của xã An Tức, huyện Tri Tôn tích cực tuyên truyền vận động bà con dân tộc trong phum sóc thực hiện tốt các khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh và sớm quay trở lại các tỉnh làm việc, còn có em Neáng Sóc Kóp, 27 tuổi, ngụ ấp Ninh Thuận, xã An Tức. Do ở địa phương không tìm được việc làm, em lên thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương làm trên 4 năm nay cùng với người anh. Đợt tỉnh Bình Dương bùng phát ổ dịch cộng đồng, em cũng không tránh khỏi, và sau 14 ngày điều trị bệnh, em có kết quả xét nghiệm âm tính và được cấp chứng nhận khỏi bệnh. Vừa rồi cùng tham gia với đoàn người chạy xe gắn máy về quê. Được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ tận tình, nên em cảm thấy mình phải có trách nhiệm với cộng đồng, từ đó em tham gia tuyên truyền cho bà con hiểu và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Em Neáng Sóc Kóp chia sẻ: “Em từ Bình Dương về đến TP. Long Xuyên, có đoàn của huyện Tri Tôn đến đón hỗ trợ bà con về tới nhà cách ly 14 ngày. Bản thân em ở nhà riêng, ba mẹ ở nhà riêng để hạn chế sự lây lan. Em cũng thực hiện 5K đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn, rửa tay hàng ngày. Em cũng từng là F0, cách đây 2 tháng đã khỏi bệnh. Trước sự quan tâm của địa phương hỗ trợ em gạo, nhu yếu phẩm, em cảm thấy mình phải có trách nhiệm, nên em đăng ký tình nguyện tham gia tuyên truyền cho bà con nhân dân Khmer trong phum sóc cách phòng COVID-19. Nếu khi bị bệnh thì không nên hoang mang, phải giữ tinh thần lạc quan, thực hiện tốt hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước trái cây để bổ sung vitamin và sức đề kháng. Em cũng có nguyện vọng sau này trở lên Bình Dương để tiếp tục làm việc”.
Hàng ngày em cùng với chính quyền địa phương đến thăm hỏi từng nhà, động viên bà con chấp hành tốt các quy định về cách ly y tế, liên hệ với công ty để xin trở lại làm việc. Ngoài ra em cũng thường xuyên gọi điện thoại cho bạn bè những người làm chung công ty đợt này cùng về quê, vận động họ tiêm ngừa vaccine đủ 2 mũi và tranh thủ trở lại công ty làm việc, vì ở quê không có công ăn việc làm sẽ không có thu nhập. Tự bản thân phải tự lo cho mình, không nên trông nhờ hoài vào Nhà nước hỗ trợ.
“Quê hương là nơi mỗi người sinh ra, và nay giữa lúc muôn vàng khó khăn của đại dịch COVID-19 cũng là nơi luôn bao dung đón nhận người dân trở về, chăm lo không để chịu cảnh đói khổ”. Mỗi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm tuyên truyền nhau cùng thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt các quy định của địa phương, đóng góp một phần sức của mình vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.
Ông Chau Sai, 46 tuổi, ngụ ấp Ninh Lợi, xã An Tức, huyện Tri Tôn đợt này về quê cùng với vợ và 2 người con trai. Do cuộc sống khó khăn, nên 10 năm trước ông rời quê hương lên TP. Hồ Chí Minh tìm việc làm, thấy công việc ổn định, có thu nhập, sau đó ông sắp xếp cho vợ và 3 người con trai khăn gói lên đường về vùng đất hứa mưu sinh. Hiện nay người con trai lớn đã có gia đình ổn định trên mảnh đất Sài Thành. Còn vợ chồng ông và 2 con thuê nhà trọ ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh làm công nhân cho một công ty cơ khí. Ngày 14/8/2021 cả dãy nhà trọ nơi ông ở được xét nghiệm COVID-19, qua đó phát hiện nhiều trường hợp dương tính, trong đó có cả 4 thành viên của gia đình ông. Thế là cả gia đình đều được đưa đi cách ly tập trung điều trị.
Ông Chau Sai chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như 03 người trong gia đình đều bị bệnh COVID-19 này, hiện tại cũng đã khỏi bệnh hoàn toàn. Tôi phát hiện bệnh vào ngày 14/8, sau đó được Trạm Y tế xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi đưa về cách ly tại trường Trung An hết 11 ngày. Đến ngày 26/8 tôi được trở về phòng trọ và tiếp tục cách ly thêm 14 ngày nữa. Khi bị bệnh tùy mỗi người có biểu hiện khác nhau, có người không có triệu chứng, có người triệu chứng nặng. còn đối với bản thân tôi có biểu hiện ban đầu là nóng rát mặt. Trong quá trình điều trị, bản thân tự bảo vệ mình, thứ nhất mình vệ sinh, uống nước nóng và quan trọng nhất là xông mặt mũi, thứ hai là thể dục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 -20 phút tùy theo tình hình sức khỏe của bản thân".
Sau nhiều ngày điều trị theo hướng dẫn của y tế địa phương và thường xuyên tập thể dục, bổ sung vitamin, kháng thể cả 4 thành viên đều hết bệnh và được cấp giấy chứng nhận điều trị khỏi. Đầu tháng 10 khi TP.Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa trở lại và hay tin An Giang đón công dân từ các tỉnh về quê, 4 thành viên trong gia đình tháp tùng theo đoàn người về đến TP.Long Xuyên, được tiếp nhận phân loại, sau đó được Công an huyện Tri Tôn đón về tập trung tại trường THCS Tà Đảnh khai báo y tế, test nhanh sau đó đưa về cách ly tại nhà ở ấp Ninh Lợi, xã An Tức và được chăm lo đầy đủ gạo, nhu yếu phẩm. Thấy được tình cảm của chính quyền địa phương dành cho gia đình, bản thân ông cảm thấy có trách nhiệm nên tham gia nhóm tình nguyện viên tuyên truyền cho bà con trong phum sóc. Hàng ngày, ông đến từng nhà những hộ Khmer có lao động từ các tỉnh về đang cách ly y tế tại nhà tuyên truyền cho họ hiểu biết về dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế, không ra đường, không tiếp xúc với người xung quanh, nếu có tiếp xúc thì phải giữ khoảng cách trên 2 mét và phải đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn. Ngoài ra ông cũng chia sẻ kinh nghiệm vượt qua căn bệnh của mình.
“Trong khoảng thời gian tôi cách ly ở Củ Chi cũng được chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện tư vấn điều trị bệnh và các nhu yếu phẩm ngày nào cũng có. Khi tôi được trở về địa phương ở xã An Tức, huyện Tri Tôn thì tôi cũng được hỗ trợ gạo, mì, cá kho, rau củ quả,… tôi rất vui mừng. Đối với bản thân là người từng trải qua thì tôi khuyên bà con cần thực hiện các biện pháp như vệ sinh sạch sẽ, luôn đeo khẩu trang. Thường xuyên xông mũi bằng các dược liệu như xả, tỏi, củ gừng... Còn đối với bà con có biểu hiện đau cổ họng, bà con lấy mật ong pha với chanh uống chung sẽ hết ngay. Tôi muốn nhắn nhủ đến bà con cùng nhau bảo vệ sức khỏe theo sự tuyên truyền của đài phát thanh hàng ngày, như khẩu trang, rửa tay sát khuẩn với cồn hoặc xà bông, giữ khoảng cách 2m, quan trọng là rèn luyện sức khỏe bản thân”, ông Chau Sai chia sẻ.
Một trong 10 tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh của xã An Tức, huyện Tri Tôn tích cực tuyên truyền vận động bà con dân tộc trong phum sóc thực hiện tốt các khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh và sớm quay trở lại các tỉnh làm việc, còn có em Neáng Sóc Kóp, 27 tuổi, ngụ ấp Ninh Thuận, xã An Tức. Do ở địa phương không tìm được việc làm, em lên thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương làm trên 4 năm nay cùng với người anh. Đợt tỉnh Bình Dương bùng phát ổ dịch cộng đồng, em cũng không tránh khỏi, và sau 14 ngày điều trị bệnh, em có kết quả xét nghiệm âm tính và được cấp chứng nhận khỏi bệnh. Vừa rồi cùng tham gia với đoàn người chạy xe gắn máy về quê. Được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ tận tình, nên em cảm thấy mình phải có trách nhiệm với cộng đồng, từ đó em tham gia tuyên truyền cho bà con hiểu và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Em Neáng Sóc Kóp chia sẻ: “Em từ Bình Dương về đến TP. Long Xuyên, có đoàn của huyện Tri Tôn đến đón hỗ trợ bà con về tới nhà cách ly 14 ngày. Bản thân em ở nhà riêng, ba mẹ ở nhà riêng để hạn chế sự lây lan. Em cũng thực hiện 5K đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn, rửa tay hàng ngày. Em cũng từng là F0, cách đây 2 tháng đã khỏi bệnh. Trước sự quan tâm của địa phương hỗ trợ em gạo, nhu yếu phẩm, em cảm thấy mình phải có trách nhiệm, nên em đăng ký tình nguyện tham gia tuyên truyền cho bà con nhân dân Khmer trong phum sóc cách phòng COVID-19. Nếu khi bị bệnh thì không nên hoang mang, phải giữ tinh thần lạc quan, thực hiện tốt hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước trái cây để bổ sung vitamin và sức đề kháng. Em cũng có nguyện vọng sau này trở lên Bình Dương để tiếp tục làm việc”.
Hàng ngày em cùng với chính quyền địa phương đến thăm hỏi từng nhà, động viên bà con chấp hành tốt các quy định về cách ly y tế, liên hệ với công ty để xin trở lại làm việc. Ngoài ra em cũng thường xuyên gọi điện thoại cho bạn bè những người làm chung công ty đợt này cùng về quê, vận động họ tiêm ngừa vaccine đủ 2 mũi và tranh thủ trở lại công ty làm việc, vì ở quê không có công ăn việc làm sẽ không có thu nhập. Tự bản thân phải tự lo cho mình, không nên trông nhờ hoài vào Nhà nước hỗ trợ.
“Quê hương là nơi mỗi người sinh ra, và nay giữa lúc muôn vàng khó khăn của đại dịch COVID-19 cũng là nơi luôn bao dung đón nhận người dân trở về, chăm lo không để chịu cảnh đói khổ”. Mỗi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm tuyên truyền nhau cùng thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt các quy định của địa phương, đóng góp một phần sức của mình vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.
Châu Phong