“Thanh niên phải vì lý tưởng mà phấn đấu”
- Được đăng: Thứ sáu, 21 Tháng 8 2015 08:02
- Lượt xem: 2551
(TGAG)- Miền quê Mỹ Hòa Hưng hiền hòa ven bờ sông Hậu đón tiếng khóc chào đời của người con ưu tú Tôn Đức Thắng vào ngày 20 tháng 8 năm 1888. Hẳn không ai có thể nghĩ rằng chính cậu bé sinh trưởng trên Cù lao ông Hổ ấy sau này lại trở thành nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam mang trong mình nhân cách cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản chân chính.
Lẽ tất nhiên chẳng phải ai muốn cũng trở thành vĩ nhân. Chỉ có những người gian truân trong khổ luyện, nhiệt thành trong cống hiến, dạt dào tình yêu thương mới có thể hòa nhập vào quần chúng nhân dân mà tỏa sáng. Bác Tôn của chúng ta là người như thế. Cả cuộc đời Bác, từ lúc là “cậu ấm” trong một gia đình khá giả đến khi trường kỳ nếm trải gian khổ của cuộc đời cách mạng, cả lúc trở thành người đứng đầu Nhà nước ta, xuyên suốt là một quá trình nỗ lực tự rèn luyện đức và tài.
Đó là cuộc đời của một học trò sau khi mãn khóa không chọn con đường làm thầy thông, thầy ký cốt sao “béo tấm thân, phì gia đình, lợi dòng tộc” mà chọn con đường làm thợ, mà lại là thợ rất giỏi tay nghề, để rồi trở thành người sáng lập Công hội đỏ - tổ chức cách mạng tiên phong của công nhân Việt Nam. Sự lựa chọn bắt nhịp đúng với xu thế thời đại của anh thanh niên Hai Thắng cho chúng ta thấy rằng thanh niên cần phải có một cái đầu “tỉnh” và lá gan “dũng cảm” để biết loại bỏ những cám dỗ lợi ích vật chất trước mắt, chọn đúng đường đi cho mình - con đường mà đích đến sẽ là lòng tri ân và tôn kính của người đời vì những đóng góp cho xã hội.
Đó là cuộc đời của một nhà hoạt động cách mạng không hề hà khó khăn, ngại khổ cực. Một người mà đến khi đứng đầu Nhà nước ta vẫn giản dị trong chiếc áo vá nối miễn sao Nhân dân no ấm. Một người chứa trong mình ngọn lửa kiên trung sắt đá và cao ngất dũng khí của hào kiệt Lạc Việt ngàn đời, tỏa sáng ngay trong nơi tối tăm nhất - nhà tù thực dân.
Đó là một con người suốt đời rèn luyện đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Một người mà đạo đức đã phục được nhân tâm của quảng đại Nhân dân Việt Nam, trở thành người tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Tôn luôn là con người của hành động, từ những hành động mang tính tự phát được kích thích bởi tấm lòng yêu nước, ủng hộ lẽ phải đến những đấu tranh không mệt mỏi cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, rộng hơn là cách mạng thế giới. Đó là một người bình thường nhưng vĩ đại!
Các bạn thanh niên hãy tự soi lại mình xem có đúng là không ít trong chúng ta phải cúi đầu hổ thẹn trước tiền nhân để rồi noi theo gương Bác mà phấn đấu rèn đức, luyện tài. Đất nước đang rất cần những người giàu bản lĩnh để xây dựng và phát triển. Tuổi trẻ đừng bao giờ dừng lại ở hai từ “bình thường” mà gắng vươn lên cao hơn, cao hơn nữa. Hẳn là không phải ai cũng vươn lên được thành người “vĩ đại” nhưng chí ít cũng phải sống xứng đáng với công đức của tiền nhân.
Lời Bác dạy “Thanh niên phải vì lý tưởng mà phấn đấu” các bạn đừng bao giờ quên. Nên nhớ rằng chúng ta đang vinh dự là đội hậu bị của Đảng quang vinh, là mùa Xuân của đất nước anh hùng, chủ nhân của một Việt Nam đang trên đường hóa rồng. Đừng bao giờ kiêu căng trước vị trí mình đang có, nản lòng trước trọng trách, sứ mạng đất nước giao cho. Hãy vì lý tưởng mà phấn đấu!
Lý tưởng của chúng ta là lý tưởng khát khao xây dựng một Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng thế giới, loại trừ mọi áp bức, bất công ra khỏi trái đất này. Đó là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Bác Hồ, Bác Tôn và lớp lớp thế hệ tiền bối cách mạng đã chỉ ra cho mỗi chúng ta bằng thực tiễn cuộc đời cống hiến vì dân, vì nước của mình.
Lửa luôn luôn tôi thép thêm rắn chắc. Cuộc đời Paven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” nói lên điều này. Bác Hồ, Bác Tôn đã chủ động lao vào lửa đấu tranh để rồi được tôi luyện và trở lại làm bùng cháy hơn ngọn lửa cách mạng. Hãy tự hỏi có ai trong chúng ta đã chủ động lao vào lửa để tự tôi rèn chưa, vì lý tưởng mà phấn đấu chưa. Đất nước đang là lò lửa xây dựng và phát triển. Đừng ngại khó mà hãy xông vào đấy. Mỗi người hãy tự mình là một ngọn lửa để lý tưởng của chúng ta luôn bùng cháy mãi mãi chẳng lụi tàn.
Lửa nhiệt huyết nuôi sống lý tưởng cách mạng. Các bạn lao vào lửa để được tôi rèn nhưng chớ để mình bị lửa thiêu cháy. Bác Hồ, Bác Tôn và các vị tiền bối cách mạng là hình ảnh tiêu biểu của một người lao vào lửa, làm chủ lấy lửa để lửa tôi rèn mình. Nhớ đấy! Phải làm chủ lấy lửa. Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại (Lênin). Các bạn phải chú ý làm giàu bản lĩnh, năng lực chuyên môn thì mới phấn đấu vì lý tưởng được. Đừng bao giờ để mình trở thành một ngọn lửa cháy mãi nhưng chẳng biết cháy để làm gì, tạo ra gì giúp ích cho đời.
Chúng ta đang là nước nhỏ và nghèo so với mặt bằng chung của thế giới. Biết thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước nên chúng ta kêu gọi họ tự phấn đấu. Tự phấn đấu không chưa đủ, đừng dừng lại ở kêu gọi mà hãy tạo môi trường cho tuổi trẻ hành động. Một môi trường tốt luôn luôn nuôi sống lý tưởng và phát huy sức mạnh của lý tưởng đến mức cao nhất. Hãy đi đầu tham gia làm người thắp lửa lý tưởng cho thanh niên.
“Thanh niên hãy vì lý tưởng mà phấn đấu”! Phấn đấu! Phấn đấu!
Nguyễn Phương An
____________
Tựa bài: Trích bài nói chuyện với đoàn đại biểu thanh niên Hà Nội trong dịp kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Đảng (1957) của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Lẽ tất nhiên chẳng phải ai muốn cũng trở thành vĩ nhân. Chỉ có những người gian truân trong khổ luyện, nhiệt thành trong cống hiến, dạt dào tình yêu thương mới có thể hòa nhập vào quần chúng nhân dân mà tỏa sáng. Bác Tôn của chúng ta là người như thế. Cả cuộc đời Bác, từ lúc là “cậu ấm” trong một gia đình khá giả đến khi trường kỳ nếm trải gian khổ của cuộc đời cách mạng, cả lúc trở thành người đứng đầu Nhà nước ta, xuyên suốt là một quá trình nỗ lực tự rèn luyện đức và tài.
Đó là cuộc đời của một học trò sau khi mãn khóa không chọn con đường làm thầy thông, thầy ký cốt sao “béo tấm thân, phì gia đình, lợi dòng tộc” mà chọn con đường làm thợ, mà lại là thợ rất giỏi tay nghề, để rồi trở thành người sáng lập Công hội đỏ - tổ chức cách mạng tiên phong của công nhân Việt Nam. Sự lựa chọn bắt nhịp đúng với xu thế thời đại của anh thanh niên Hai Thắng cho chúng ta thấy rằng thanh niên cần phải có một cái đầu “tỉnh” và lá gan “dũng cảm” để biết loại bỏ những cám dỗ lợi ích vật chất trước mắt, chọn đúng đường đi cho mình - con đường mà đích đến sẽ là lòng tri ân và tôn kính của người đời vì những đóng góp cho xã hội.
Đó là cuộc đời của một nhà hoạt động cách mạng không hề hà khó khăn, ngại khổ cực. Một người mà đến khi đứng đầu Nhà nước ta vẫn giản dị trong chiếc áo vá nối miễn sao Nhân dân no ấm. Một người chứa trong mình ngọn lửa kiên trung sắt đá và cao ngất dũng khí của hào kiệt Lạc Việt ngàn đời, tỏa sáng ngay trong nơi tối tăm nhất - nhà tù thực dân.
Đó là một con người suốt đời rèn luyện đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Một người mà đạo đức đã phục được nhân tâm của quảng đại Nhân dân Việt Nam, trở thành người tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Tôn luôn là con người của hành động, từ những hành động mang tính tự phát được kích thích bởi tấm lòng yêu nước, ủng hộ lẽ phải đến những đấu tranh không mệt mỏi cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, rộng hơn là cách mạng thế giới. Đó là một người bình thường nhưng vĩ đại!
Các bạn thanh niên hãy tự soi lại mình xem có đúng là không ít trong chúng ta phải cúi đầu hổ thẹn trước tiền nhân để rồi noi theo gương Bác mà phấn đấu rèn đức, luyện tài. Đất nước đang rất cần những người giàu bản lĩnh để xây dựng và phát triển. Tuổi trẻ đừng bao giờ dừng lại ở hai từ “bình thường” mà gắng vươn lên cao hơn, cao hơn nữa. Hẳn là không phải ai cũng vươn lên được thành người “vĩ đại” nhưng chí ít cũng phải sống xứng đáng với công đức của tiền nhân.
Lời Bác dạy “Thanh niên phải vì lý tưởng mà phấn đấu” các bạn đừng bao giờ quên. Nên nhớ rằng chúng ta đang vinh dự là đội hậu bị của Đảng quang vinh, là mùa Xuân của đất nước anh hùng, chủ nhân của một Việt Nam đang trên đường hóa rồng. Đừng bao giờ kiêu căng trước vị trí mình đang có, nản lòng trước trọng trách, sứ mạng đất nước giao cho. Hãy vì lý tưởng mà phấn đấu!
Lý tưởng của chúng ta là lý tưởng khát khao xây dựng một Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng thế giới, loại trừ mọi áp bức, bất công ra khỏi trái đất này. Đó là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Bác Hồ, Bác Tôn và lớp lớp thế hệ tiền bối cách mạng đã chỉ ra cho mỗi chúng ta bằng thực tiễn cuộc đời cống hiến vì dân, vì nước của mình.
Lửa luôn luôn tôi thép thêm rắn chắc. Cuộc đời Paven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” nói lên điều này. Bác Hồ, Bác Tôn đã chủ động lao vào lửa đấu tranh để rồi được tôi luyện và trở lại làm bùng cháy hơn ngọn lửa cách mạng. Hãy tự hỏi có ai trong chúng ta đã chủ động lao vào lửa để tự tôi rèn chưa, vì lý tưởng mà phấn đấu chưa. Đất nước đang là lò lửa xây dựng và phát triển. Đừng ngại khó mà hãy xông vào đấy. Mỗi người hãy tự mình là một ngọn lửa để lý tưởng của chúng ta luôn bùng cháy mãi mãi chẳng lụi tàn.
Lửa nhiệt huyết nuôi sống lý tưởng cách mạng. Các bạn lao vào lửa để được tôi rèn nhưng chớ để mình bị lửa thiêu cháy. Bác Hồ, Bác Tôn và các vị tiền bối cách mạng là hình ảnh tiêu biểu của một người lao vào lửa, làm chủ lấy lửa để lửa tôi rèn mình. Nhớ đấy! Phải làm chủ lấy lửa. Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại (Lênin). Các bạn phải chú ý làm giàu bản lĩnh, năng lực chuyên môn thì mới phấn đấu vì lý tưởng được. Đừng bao giờ để mình trở thành một ngọn lửa cháy mãi nhưng chẳng biết cháy để làm gì, tạo ra gì giúp ích cho đời.
Chúng ta đang là nước nhỏ và nghèo so với mặt bằng chung của thế giới. Biết thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước nên chúng ta kêu gọi họ tự phấn đấu. Tự phấn đấu không chưa đủ, đừng dừng lại ở kêu gọi mà hãy tạo môi trường cho tuổi trẻ hành động. Một môi trường tốt luôn luôn nuôi sống lý tưởng và phát huy sức mạnh của lý tưởng đến mức cao nhất. Hãy đi đầu tham gia làm người thắp lửa lý tưởng cho thanh niên.
“Thanh niên hãy vì lý tưởng mà phấn đấu”! Phấn đấu! Phấn đấu!
Nguyễn Phương An
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng – An Giang
____________
Tựa bài: Trích bài nói chuyện với đoàn đại biểu thanh niên Hà Nội trong dịp kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Đảng (1957) của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.