Công tác tuyên truyền
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Một thắng lợi rất oanh liệt của quân và dân ta
- Được đăng: Thứ tư, 03 Tháng 1 2018 09:19
- Lượt xem: 2590
(TGAG)- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt đối với miền Bắc. Dựa vào ưu thế về lực lượng, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ - ngụy mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, hòng đánh bại cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam. Nhưng địch đã bị thất bại thảm hại. Hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” bị bẻ gãy, buộc Mỹ - ngụy phải chuyển hướng từ phản công sang bị động phòng ngự. Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ bị quân và dân ta trừng trị đích đáng: 1.067 máy bay bị bắn rơi, 69 tàu chiến bị bắn chìm, bắn cháy trong năm 1967. Miền Bắc giữ vững ý chí quyết tâm đánh Mỹ và quyết tâm chi viện cho miền Nam.
Tháng 1-1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: Địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định”, tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.
Để thu hút, căng kéo, tiêu hao lực lượng địch tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy, quân và dân ta mở chiến dịch nghi binh như: Nậm Bạc ở Thượng Lào, Đường 9 - Khe Sanh... Trong lúc địch dồn toàn trí và lực lượng vào các chiến dịch nghi binh của ta, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam.
Quân và dân ta đã tấn công vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự của địch. Tại Huế và Sài Gòn, lính Mỹ và quân đội Sài Gòn bị bất ngờ phải đối mặt với những đợt tấn công táo bạo của ta vào những mục tiêu khó tin nhất, nơi mà người ta cho rằng bất khả xâm phạm như: Tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân... Đại sứ Mỹ lúc ấy đã thốt lên kinh ngạc rằng: “tại sao lại có nhiều người xâm nhập vào thành phố đến như vậy ? Tại sao họ lại lọt được vào bên trong khuôn viên Tòa Đại sứ Mỹ mà lực lượng hùng hậu lính Mỹ ở trên trời và dưới đất phải nỗ lực chiến đấu để giành lại chính tòa Đại sứ của mình ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Nơi được mệnh danh là trung tâm chỉ đạo chống cộng lại bị chính Việt Cộng chiếm đóng”.
Sau đợt I, quân và dân ta mở tiếp đợt II (tháng 5-1968) và đợt III (tháng 8-1968). Hai đợt tiến công lần thứ II và III bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh.
Nước Mỹ đã “khủng hoảng niềm tin” sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, quân và dân ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân. Riêng ở tỉnh An Giang, phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã, khiến địch phải bị động đối phó. Châu Đốc trở thành một trong hai nơi địch bị thiệt hại nặng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ta đã thắng Mỹ không chỉ đơn thuần về quân sự mà còn đánh vào tinh thần, ý chí xâm lược của đối phương, làm cho binh lính Mỹ, chư hầu ngán ngẫm, khủng hoảng về tinh thần, sa sút về ý chí; buộc Mỹ phải hạn chế ném bom phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất), rồi ngừng ném bom vào ngày 01-11-1968; đánh dấu sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ” và buộc địch phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Sự kiện “Tết” năm 1968, đã gây ra cơn chấn động dữ dội trong dư luận nước Mỹ. Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam dâng cao, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra. Mỹ phải ra lệnh rút tất cả bộ binh ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất và tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh nhằm xoa dịu làn sóng chống chiến tranh.
Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng đã đánh giá tổng quát về thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giặc Mỹ. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã làm đảo lộn chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận ngồi vào bàn đám phán với ta tại Hội nghị Pari”./.
Thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt đối với miền Bắc. Dựa vào ưu thế về lực lượng, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, Mỹ - ngụy mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, hòng đánh bại cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam. Nhưng địch đã bị thất bại thảm hại. Hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” bị bẻ gãy, buộc Mỹ - ngụy phải chuyển hướng từ phản công sang bị động phòng ngự. Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ bị quân và dân ta trừng trị đích đáng: 1.067 máy bay bị bắn rơi, 69 tàu chiến bị bắn chìm, bắn cháy trong năm 1967. Miền Bắc giữ vững ý chí quyết tâm đánh Mỹ và quyết tâm chi viện cho miền Nam.
Tháng 1-1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: Địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định”, tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.
Để thu hút, căng kéo, tiêu hao lực lượng địch tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy, quân và dân ta mở chiến dịch nghi binh như: Nậm Bạc ở Thượng Lào, Đường 9 - Khe Sanh... Trong lúc địch dồn toàn trí và lực lượng vào các chiến dịch nghi binh của ta, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam.
Quân và dân ta đã tấn công vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự của địch. Tại Huế và Sài Gòn, lính Mỹ và quân đội Sài Gòn bị bất ngờ phải đối mặt với những đợt tấn công táo bạo của ta vào những mục tiêu khó tin nhất, nơi mà người ta cho rằng bất khả xâm phạm như: Tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân... Đại sứ Mỹ lúc ấy đã thốt lên kinh ngạc rằng: “tại sao lại có nhiều người xâm nhập vào thành phố đến như vậy ? Tại sao họ lại lọt được vào bên trong khuôn viên Tòa Đại sứ Mỹ mà lực lượng hùng hậu lính Mỹ ở trên trời và dưới đất phải nỗ lực chiến đấu để giành lại chính tòa Đại sứ của mình ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Nơi được mệnh danh là trung tâm chỉ đạo chống cộng lại bị chính Việt Cộng chiếm đóng”.
Sau đợt I, quân và dân ta mở tiếp đợt II (tháng 5-1968) và đợt III (tháng 8-1968). Hai đợt tiến công lần thứ II và III bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh.
Nước Mỹ đã “khủng hoảng niềm tin” sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, quân và dân ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân. Riêng ở tỉnh An Giang, phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã, khiến địch phải bị động đối phó. Châu Đốc trở thành một trong hai nơi địch bị thiệt hại nặng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ta đã thắng Mỹ không chỉ đơn thuần về quân sự mà còn đánh vào tinh thần, ý chí xâm lược của đối phương, làm cho binh lính Mỹ, chư hầu ngán ngẫm, khủng hoảng về tinh thần, sa sút về ý chí; buộc Mỹ phải hạn chế ném bom phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất), rồi ngừng ném bom vào ngày 01-11-1968; đánh dấu sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ” và buộc địch phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Sự kiện “Tết” năm 1968, đã gây ra cơn chấn động dữ dội trong dư luận nước Mỹ. Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam dâng cao, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra. Mỹ phải ra lệnh rút tất cả bộ binh ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất và tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh nhằm xoa dịu làn sóng chống chiến tranh.
Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng đã đánh giá tổng quát về thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giặc Mỹ. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã làm đảo lộn chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận ngồi vào bàn đám phán với ta tại Hội nghị Pari”./.
Phòng Lý luận chính trị và lịch sử Đảng