Công tác tuyên truyền
“Tuyên ngôn độc lập” thiên cổ hùng văn
- Được đăng: Chủ nhật, 30 Tháng 8 2015 05:51
- Lượt xem: 7101
(TGAG)- Trong những ngày cả nước ta đang nô nức kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; chúng ta không thể không nhắc đến một văn kiện luôn đi kèm với sự kiện lích sử này: Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó không chỉ là lời tuyên bố với thế giới về nền độc lập của nước Việt Nam mà đó còn là thứ “vũ khí” sắc bén giúp nước ta vượt qua khó khăn lúc ấy.
Ngược dòng lịch sử, ngày 19/8/1945, Đảng ta giành chính quyền ở Hà nội và sau đó không lâu chính quyền cả nước về tay cách mạng. Ngay khi chúng ta còn đang vui mừng với chiến thắng thì bọn “lang sói” ở ngoài biên giới nước ta cũng bắt đầu hành động. Từ phía Nam, quân đội Anh dọn đường cho Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam. Phiá Bắc, hàng vạn quân Tưởng Giới Thạch, với sự hậu thuẫn từ phía sau của bọn “cá mập háu ăn Mỹ”, núp bóng quân Đồng minh lâm le tiến vào nước ta với ý định tiêu diệt Đảng Cộng sản, chiếm nước ta. Trước tình hình đó, chúng ta có gì để chống lại chúng? Nền kinh tế đang suy kiệt, nạn đói còn dai dẳng… rõ ràng nước ta đang thế “ngàn cân treo sợi tóc” !
Ngay lúc ấy, Pháp lại rêu rao với thế giới rằng: Việc chúng trở lại xâm chiếm Việt Nam là lẽ đương nhiên. Chúng vịn vào ba lý do: Chúng đã khai hóa Việt Nam, có công bảo hộ Việt Nam và Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay Nhật đã đầu hàng nên Việt Nam thuộc về Pháp là lẽ đương nhiên(?)
Ngay trong tình huống cam go ấy, Bác Hồ đã viết nên Bản Tuyên ngôn Độc lập. Đó là lời tuyên bố mạnh mẽ với thế giới về nền độc lập của Việt Nam, trấn an đồng bào cả nước, đồng thời đập đổ mọi lý luận mà bọn thực dân đế quốc đưa ra.
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Bác đã mở đầu bản tuyên ngôn như thế. Đó là những lời trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Người đọc chưa hết ngạc nhiên thì Bác lại tiếp tục dẫn từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Nhiều người đã tự hỏi: Chúng ta đã tuyên bố “Độc lập” với cả thế giới, tại sao lại phải mượn lời từ hai bản tuyên ngôn của kẻ thù để làm gì? Nhưng đó chính mới là cái hay của Bác .
Bác đã dùng phương pháp tư duy “tam đoạn luận” để xây dựng cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn của nước Việt Nam. Thế giới đã công nhận hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp cũng có nghĩa là công nhận quyền tự do, bình đẳng của tất cả mọi người trên thế giới kể cả Việt Nam… Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn là rất bình thường, nhưng từ những lời được viết trong bản tuyên ngôn ta mới cảm nhận được sự mưu trí, sắc sảo của Hồ Chí Minh. Tài năng của Bác đã thể hiện ở chỗ: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng” Và… “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
Sự khéo léo của Bác là ở chỗ: Hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp thực chất chỉ xuất phát từ quyền lợi cá nhân nhưng đã được Bác “suy rộng ra” thành quyền lợi của cả dân tộc!
Đây là cú đánh thể hiện chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” một cách độc đáo! Bác tỏ ra rất trân trọng hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, nhưng đó cũng là lời nhắc nhở quân đội đế quốc không được phép chà đạp lên chân lý mà tổ tiên họ đã xây dựng nên và thế giới đã công nhận.
Cần lưu ý rằng, tác phẩm này được viết vào thời đại mà nhân dân ta còn chịu ảnh hưởng tư tưởng từ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến, nhưng nó lại thể hiện một tư tưởng tiến bộ ở Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã gạt bỏ những nguyên tắc cổ đã lỗi thời của văn chương phong kiến cổ. Sự độc lập của một nước không phải là sự phụ thuộc “ý trời” hay những qui định tại “sách trời” , mà đã xuất phát từ những nguyên tắc mới được cả thế giới công nhận. Do đó, Bác đã dùng hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp làm cơ sở, tạo sự thuyết phục chớ không bắt đầu bằng sức mạnh của thế giới tâm linh.
Để hiểu được sự tiến bộ trong tư tưởng của Bác như thế nào, ta quay lại những tác phẩm văn học lúc trước có giá trị như những bản tuyên ngôn độc lập của nước ta. Ở thế kỷ thứ X, trong bản tuyên ngôn lần thứ nhất, Lý Thường Kiệt đã phải dựa vào uy lực của ngai vàng “Vua Nam” và sự thiêng liêng huyền bí của đấng tối cao:
Đến thế kỷ XV, Nguyễn Trãi với cách hành văn biền ngẫu và phép đối, đã đưa một nước từng bị đô hộ hàng ngàn năm sánh ngang với một nước phong kiến hùng mạnh:
Đến năm thế kỷ sau, với tài năng của một nhà chính trị kiệt xuất, Bác đã đặt ba nền độc lập của Mỹ, Pháp và Việt Nam ngang hàng với nhau thì chủ quyền của một đất nước nhỏ bé như Việt Nam đã sánh ngang với các cường quốc năm châu!
Sau khi đã xây dựng cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn một cách thuyết phục, Bác đã vạch trần sự thật những chiêu bài chính trị giả dối của thực dân Pháp. Pháp rêu rao rằng chúng có công khai phá Việt Nam, nhưng chúng đã “khai hóa” những gì ? Với cách lập luận diễn dịch, Bác kết tội chúng: đã núp dưới lá cờ nhân đạo nhưng thực chất là “cướp đất nước ta”. Khai hoá là kìm hãm, đàn áp mọi quyền lợi của đất nước trên mọi phương diện ư?
Về chính trị chúng đã thủ tiêu mọi quyền dân chủ, lập ba chế độ khác nhau ở ba miền hòng chia cắt nước ta vĩnh viễn. “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”.
Về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy”, “vơ vét tài nguyên, khoáng sản của nước ta khi chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”, “đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý” khiến dân ta trở nên “xơ xác tiêu điều”.
Về xã hội, chúng đầu độc dân ta bằng “thuốc phiện” và “rượu cần”, thi hành chính sách “ngu dân”, và đó là tất cả những gì mà chúng gọi là khai hóa!
Và cái gọi là “bảo hộ” thì còn nực cười hơn. Bằng dẫn chứng hùng hồn, Bác vạch mặt bon chúng . Năm 1940, Nhật xâm lăng Đông Dương thì Pháp lại đê hèn “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta ra rước Nhật”. Từ đó nhân dân ta chịu hai tầng áp bức và dẫn đến hậu quả thảm khốc “hai triệu đồng bào ta bị chết đói” năm 1945. Tệ hại hơn, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, bọn chúng đã bỏ chạy, lại còn tranh thủ “giết nốt số đông tù chính trị” của ta ở Yên Bái, Cao Bằng.
Bác kết luận đanh thép: “Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Đến lúc này, bộ mặt dã tâm của thực dân Pháp dần lộ rõ, và chiêu bài cuối cùng cũng không giúp được gì cho chúng. Chúng cho rằng Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay trở về với sự cai trị của chúng là đương nhiên. Và Bác đã đập tan luận điệu xảo trá ấy bằng dẫn chứng chặt chẽ : “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa” và chính chúng ta đã giành lại đất nước ta từ tay phát xít Nhật. “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Điệp ngữ “sự thật là” đã nhấn mạnh sự cắt đứt mọi quan hệ của ta với Pháp. Bác tuyên bố: “thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”
Bọn đế quốc và dã tâm của chúng đã lộ nguyên hình, các chiêu bài đã hoàn toàn thất bại. Như để tăng thêm tính pháp lý, Bác nhắc lại những nguyên tắc ở hội nghị Tê- hê-răng và Cựu Kim Sơn, “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam” “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”
Cách lập luận tăng tiến đã tăng thêm sức mạnh hùng biện cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Khẳng định dân tộc Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, họ xứng đáng được hưởng quyền độc lập tự do mà họ phải có! Như nói thay cho toàn thể dân tộc, Bác tuyên thệ : “Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Trước đây khi nghĩ đến văn chính luận, người ta thường nghĩ tới một thể loại khô khan khó hiểu, nhưng với “Tuyên ngôn Độc lập” thì khác. Bằng những lý luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, ngôn từ sắc sảo, Hồ Chí Minh đã cho cả thế giới thấy rằng Việt nam xứng đáng với quyền độc lập, tự do mà họ đã giành được. Đồng thời, đánh tan mọi chiêu bài nguỵ biện của bọn đế quốc đầy dã tâm. Đọc Tuyên ngôn Độc lập, ta cảm phục tài năng kiệt xuất của nhà chính trị lỗi lạc Hồ Chí Minh và cảm thấy tự hào hơn khi mình là người Việt Nam, càng quyết tâm bảo vệ thành quả của cha ông để lại, đồng thời phải xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn./.
Ngay lúc ấy, Pháp lại rêu rao với thế giới rằng: Việc chúng trở lại xâm chiếm Việt Nam là lẽ đương nhiên. Chúng vịn vào ba lý do: Chúng đã khai hóa Việt Nam, có công bảo hộ Việt Nam và Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay Nhật đã đầu hàng nên Việt Nam thuộc về Pháp là lẽ đương nhiên(?)
Ngay trong tình huống cam go ấy, Bác Hồ đã viết nên Bản Tuyên ngôn Độc lập. Đó là lời tuyên bố mạnh mẽ với thế giới về nền độc lập của Việt Nam, trấn an đồng bào cả nước, đồng thời đập đổ mọi lý luận mà bọn thực dân đế quốc đưa ra.
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Bác đã mở đầu bản tuyên ngôn như thế. Đó là những lời trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Người đọc chưa hết ngạc nhiên thì Bác lại tiếp tục dẫn từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Nhiều người đã tự hỏi: Chúng ta đã tuyên bố “Độc lập” với cả thế giới, tại sao lại phải mượn lời từ hai bản tuyên ngôn của kẻ thù để làm gì? Nhưng đó chính mới là cái hay của Bác .
Bác đã dùng phương pháp tư duy “tam đoạn luận” để xây dựng cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn của nước Việt Nam. Thế giới đã công nhận hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp cũng có nghĩa là công nhận quyền tự do, bình đẳng của tất cả mọi người trên thế giới kể cả Việt Nam… Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn là rất bình thường, nhưng từ những lời được viết trong bản tuyên ngôn ta mới cảm nhận được sự mưu trí, sắc sảo của Hồ Chí Minh. Tài năng của Bác đã thể hiện ở chỗ: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng” Và… “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
Sự khéo léo của Bác là ở chỗ: Hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp thực chất chỉ xuất phát từ quyền lợi cá nhân nhưng đã được Bác “suy rộng ra” thành quyền lợi của cả dân tộc!
Đây là cú đánh thể hiện chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” một cách độc đáo! Bác tỏ ra rất trân trọng hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, nhưng đó cũng là lời nhắc nhở quân đội đế quốc không được phép chà đạp lên chân lý mà tổ tiên họ đã xây dựng nên và thế giới đã công nhận.
Cần lưu ý rằng, tác phẩm này được viết vào thời đại mà nhân dân ta còn chịu ảnh hưởng tư tưởng từ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến, nhưng nó lại thể hiện một tư tưởng tiến bộ ở Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã gạt bỏ những nguyên tắc cổ đã lỗi thời của văn chương phong kiến cổ. Sự độc lập của một nước không phải là sự phụ thuộc “ý trời” hay những qui định tại “sách trời” , mà đã xuất phát từ những nguyên tắc mới được cả thế giới công nhận. Do đó, Bác đã dùng hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp làm cơ sở, tạo sự thuyết phục chớ không bắt đầu bằng sức mạnh của thế giới tâm linh.
Để hiểu được sự tiến bộ trong tư tưởng của Bác như thế nào, ta quay lại những tác phẩm văn học lúc trước có giá trị như những bản tuyên ngôn độc lập của nước ta. Ở thế kỷ thứ X, trong bản tuyên ngôn lần thứ nhất, Lý Thường Kiệt đã phải dựa vào uy lực của ngai vàng “Vua Nam” và sự thiêng liêng huyền bí của đấng tối cao:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Rành rành định phận tại sách trời”
(Sông núi nước Nam)
Đến thế kỷ XV, Nguyễn Trãi với cách hành văn biền ngẫu và phép đối, đã đưa một nước từng bị đô hộ hàng ngàn năm sánh ngang với một nước phong kiến hùng mạnh:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần - bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên – mỗi bên hùng cứ một phương”
(Bình Ngô đại cáo)
Đến năm thế kỷ sau, với tài năng của một nhà chính trị kiệt xuất, Bác đã đặt ba nền độc lập của Mỹ, Pháp và Việt Nam ngang hàng với nhau thì chủ quyền của một đất nước nhỏ bé như Việt Nam đã sánh ngang với các cường quốc năm châu!
Sau khi đã xây dựng cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn một cách thuyết phục, Bác đã vạch trần sự thật những chiêu bài chính trị giả dối của thực dân Pháp. Pháp rêu rao rằng chúng có công khai phá Việt Nam, nhưng chúng đã “khai hóa” những gì ? Với cách lập luận diễn dịch, Bác kết tội chúng: đã núp dưới lá cờ nhân đạo nhưng thực chất là “cướp đất nước ta”. Khai hoá là kìm hãm, đàn áp mọi quyền lợi của đất nước trên mọi phương diện ư?
Về chính trị chúng đã thủ tiêu mọi quyền dân chủ, lập ba chế độ khác nhau ở ba miền hòng chia cắt nước ta vĩnh viễn. “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”.
Về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy”, “vơ vét tài nguyên, khoáng sản của nước ta khi chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”, “đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý” khiến dân ta trở nên “xơ xác tiêu điều”.
Về xã hội, chúng đầu độc dân ta bằng “thuốc phiện” và “rượu cần”, thi hành chính sách “ngu dân”, và đó là tất cả những gì mà chúng gọi là khai hóa!
Và cái gọi là “bảo hộ” thì còn nực cười hơn. Bằng dẫn chứng hùng hồn, Bác vạch mặt bon chúng . Năm 1940, Nhật xâm lăng Đông Dương thì Pháp lại đê hèn “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta ra rước Nhật”. Từ đó nhân dân ta chịu hai tầng áp bức và dẫn đến hậu quả thảm khốc “hai triệu đồng bào ta bị chết đói” năm 1945. Tệ hại hơn, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, bọn chúng đã bỏ chạy, lại còn tranh thủ “giết nốt số đông tù chính trị” của ta ở Yên Bái, Cao Bằng.
Bác kết luận đanh thép: “Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Đến lúc này, bộ mặt dã tâm của thực dân Pháp dần lộ rõ, và chiêu bài cuối cùng cũng không giúp được gì cho chúng. Chúng cho rằng Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay trở về với sự cai trị của chúng là đương nhiên. Và Bác đã đập tan luận điệu xảo trá ấy bằng dẫn chứng chặt chẽ : “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa” và chính chúng ta đã giành lại đất nước ta từ tay phát xít Nhật. “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Điệp ngữ “sự thật là” đã nhấn mạnh sự cắt đứt mọi quan hệ của ta với Pháp. Bác tuyên bố: “thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”
Bọn đế quốc và dã tâm của chúng đã lộ nguyên hình, các chiêu bài đã hoàn toàn thất bại. Như để tăng thêm tính pháp lý, Bác nhắc lại những nguyên tắc ở hội nghị Tê- hê-răng và Cựu Kim Sơn, “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam” “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”
Cách lập luận tăng tiến đã tăng thêm sức mạnh hùng biện cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Khẳng định dân tộc Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, họ xứng đáng được hưởng quyền độc lập tự do mà họ phải có! Như nói thay cho toàn thể dân tộc, Bác tuyên thệ : “Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Trước đây khi nghĩ đến văn chính luận, người ta thường nghĩ tới một thể loại khô khan khó hiểu, nhưng với “Tuyên ngôn Độc lập” thì khác. Bằng những lý luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, ngôn từ sắc sảo, Hồ Chí Minh đã cho cả thế giới thấy rằng Việt nam xứng đáng với quyền độc lập, tự do mà họ đã giành được. Đồng thời, đánh tan mọi chiêu bài nguỵ biện của bọn đế quốc đầy dã tâm. Đọc Tuyên ngôn Độc lập, ta cảm phục tài năng kiệt xuất của nhà chính trị lỗi lạc Hồ Chí Minh và cảm thấy tự hào hơn khi mình là người Việt Nam, càng quyết tâm bảo vệ thành quả của cha ông để lại, đồng thời phải xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn./.
Hoàng Hưng