Truy cập hiện tại

Đang có 180 khách và không thành viên đang online

Đưa khoa học công nghệ thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội

(TGAG)- Ngày 31/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 2 thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách 2019 và kế hoạch năm 2020. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.



Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận trong hai ngày qua là việc thực thi chính sách khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, từ chủ trương, chính sách đến hành động của các cấp, các ngành đang có sự chuyển biến lớn, từ đó tác động mạnh đến việc phát triển khoa học công nghệ, làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bộ trưởng, giai đoạn hiện nay, từ chủ trương xuyên suốt, nhất quán đã có những giải pháp rõ ràng cụ thể, quán nhất hơn, làm cho khoa học công nghệ đồng hành và sát hơn với các ngành, các cấp, từ đó sát hơn với thực tiễn kinh tế - xã hội đất nước. Cụ thể là các nghị quyết Trung ương từ tinh thần Đại hội XII đã làm rõ nội hàm khoa học công nghệ từ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tư nhân...

Trước đây chúng ta nói nôm là "theo yêu cầu khoa học công nghệ gắn với kinh tế - xã hội" nhưng nhiều chủ trương trên thực tế chúng tôi cũng thấy khó khăn trong chỉ đạo các cấp, các ngành. Vừa rồi, sau khi Nghị quyết 20 và Kết luận 53 của Ban Bí thư được ban hành, khâu tổ chức thực hiện có chuyển biến rất mạnh. Trước đó là mới là nhận thức và ý chí của lãnh đạo các cấp thôi, nhưng bây giờ thì có sự quan tâm không chỉ là trong chỉ đạo của các cấp ngành, cùng với đó trong tổ chức thực hiện" - Bộ trưởng cho biết.

Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận trong triển khai các chính sách về khoa học công nghệ cũng có những chuyển biến. "Phương pháp tiếp cận là dùng những đánh giá theo các thước đo quốc tế, từ đó đưa ra các bài toán cho chúng ta. Đối với chúng tôi, việc này một mặt giúp có cách nhìn hết sức khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu để có các nhóm giải pháp cụ thể cho từng loại đối tượng, từ đó cải thiện tình hình. Điều đó chắc chắn có giá trị với ngành khoa học công nghệ" - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nói.

So sánh các sản phẩm công nghệ "không như làm bao cát, xi măng", Bộ trưởng cho rằng chúng ta cần xác định phương pháp tiếp cận có thể phải chấp nhận rủi ro, đồng thời cần có nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học thực chất, hiệu quả.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian qua đặt ra yêu cầu phối hợp các cấp, ngành trong ứng dụng khoa học công nghệ, Bộ đã có những phối hợp với ngành nông nghiệp từ khâu giống, vật tư, chuỗi sản xuất, ứng dụng công nghệ cao...; Bộ cũng phối hợp với ngành giáo dục trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học...

Trước những khó khăn trong việc chia sẻ, chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI, hướng tới sẽ có nhiều doanh nghiệp công nghệ hiệu quả, Bộ đang tham mưu Chính phủ đưa vấn đề này vào chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bộ trưởng, tháng 12 tới, Bộ sẽ tổ chức hội nghị về chuyển dịch chính sách khoa học công nghệ toàn quốc để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và chuyển giao về công nghệ; đồng thời rà soát tất cả các vấn đề về thể chế.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, từ đó tập trung quyết liệt các giải pháp để đưa khoa học công nghệ thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

P.N
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40696678