Bộ Giao thông vận tải chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc
- Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 6 2023 14:34
- Lượt xem: 576
(TUAG)- Sáng 1/6, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ chủ trì Hội nghị (trực tuyến) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư chủ trì hội nghị tại điểm cầu An Giang, cùng lãnh đạo các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, TP. Châu Đốc đã đến dự.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư chủ trì hội nghị điểm cầu An Giang
Hội nghị được nghe Cục Quản lý đầu tư xây dựng báo cáo tổng quan một số kinh nghiệm trong triển khai các dự án đường bộ cao tốc; công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán; công tác phối hợp đẩy nhanh giải phóng mặt bằng. Các đơn vị chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thiết kế, dự toán, lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật; công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và điều tra mỏ vật liệu xây dựng; kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, tổ chức khảo sát thiết kế, làm việc với địa phương về vật liệu xây dựng; công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán, chuyển đổi rừng, đất rừng, lựa chọn nhà thầu.
Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng Lê Quyết Tiến báo cáo tổng quan một số kinh nghiệm trong triển khai các dự án đường bộ cao tốc
Đồng thời, nghe các địa phương chia sẻ khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm trong công tác: Triển khai thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng, các khu tái định cư, quản lý giá vật liệu xây dựng.
Tại hội nghị, các Bộ, ngành Trung ương đã tập trung thảo luận và trao đổi liên quan đến các thủ tục khai thác mỏ vật liệu xây dựng, quản lý giá vật liệu xây dựng, về an ninh trật tự trong quá trình triển khai, một số nội dung thường gặp trong quá trình thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với dự án theo hình thức chỉ định thầu...
Giai đoạn 2001 - 2010, cả nước đưa vào khai thác được 89 km đường cao tốc. Trong giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng XI, được cụ thể hóa tại Nghị quyết 13-NQ/TW xác định hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, là điểm nghẽn của quá trình phát triển; đồng thời xác định đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc là động lực quan trọng để phát triển đất nước.
Giai đoạn này đã đưa vào khai thác thêm 1.074 km, nâng tổng số chiều dài đường bộ của nước ta đến hết năm 2020 lên 1.163 km. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng về phát triển hạ tầng giao thông, trong đó, có đường bộ cao tốc, từ năm 2020 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã dành nguồn lực lớn để đầu tư các đường cao tốc và đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng thêm 566 km (trong đó, có 166 km do các địa phương đầu tư hoặc là cơ quan chủ quản), nâng tổng số đường cao tốc của nước ta đến nay lên 1.729 km.
Mục tiêu đến năm 2025 có 3.000 km đường cao tốc, trong 3 năm tới phải nỗ lực triển khai khoảng 1.300 km đường cao tốc. Để đạt được mục tiêu đó, trong năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư của 6 dự án đường cao tốc, với tổng chiều dài khoảng 1.300 km, tổng vốn đầu tư gần 400.000 tỉ đồng, trong đó, có khoảng 500 km giao cho các địa phương triển khai.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cũng đã và đang hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị khởi công xây dựng khoảng 700 km, trong đó, địa phương thực hiện khoảng 400 km; đang thu xếp nguồn vốn để sau 2025 triển khai khoảng 900 km, trong đó, địa phương thực hiện khoảng 750 km.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh: Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một khâu đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tại các vùng, miền trọng yếu nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu đến năm 2025, cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 cả nước có 5.000km đường bộ cao tốc. Trong khi đó từ năm 2000 đến năm 2020, cả nước chỉ xây dựng được khoảng 1.000km. Như vậy, nhiệm vụ xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc trong giai đoạn này và tới đây hết sức nặng nề. Hội nghị hết sức cần thiết, nhằm rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đề ra giải pháp, cách làm hiệu quả nhất, để đảm bảo tiến độ, chất lượng, an ninh trật tự...và hiệu quả cao nhất các dự án đầu tư đường bộ cao tốc.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đề nghị trong thời gian tới, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt, phát huy tính chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Các đơn vị tư vấn, cơ quan thẩm định, ban quản lý dự án (chủ đầu tư) cố gắng, tập trung nỗ lực hoàn thành công trong thời gian ngắn nhất với chất lượng cao nhất. Huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với việc tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp khi triển khai, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng.
Các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, sai phạm; kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm, đặc biệt, đối với các nhà thầu vi phạm nghiêm trọng, không có khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ sẽ xem xét chấm dứt hợp đồng.
Trong huy động nguồn lực phải xây dựng các phương thức hiệu quả nhằm huy động tối đa nguồn lực hợp pháp, kết hợp giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; tăng cường kiểm tra hiện trường, đôn đốc các chủ đầu tư/ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ chất lượng đường bộ cao tốc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư chủ trì hội nghị điểm cầu An Giang
Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng Lê Quyết Tiến báo cáo tổng quan một số kinh nghiệm trong triển khai các dự án đường bộ cao tốc
Đồng thời, nghe các địa phương chia sẻ khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm trong công tác: Triển khai thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng, các khu tái định cư, quản lý giá vật liệu xây dựng.
Tại hội nghị, các Bộ, ngành Trung ương đã tập trung thảo luận và trao đổi liên quan đến các thủ tục khai thác mỏ vật liệu xây dựng, quản lý giá vật liệu xây dựng, về an ninh trật tự trong quá trình triển khai, một số nội dung thường gặp trong quá trình thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với dự án theo hình thức chỉ định thầu...
Giai đoạn 2001 - 2010, cả nước đưa vào khai thác được 89 km đường cao tốc. Trong giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng XI, được cụ thể hóa tại Nghị quyết 13-NQ/TW xác định hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, là điểm nghẽn của quá trình phát triển; đồng thời xác định đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc là động lực quan trọng để phát triển đất nước.
Giai đoạn này đã đưa vào khai thác thêm 1.074 km, nâng tổng số chiều dài đường bộ của nước ta đến hết năm 2020 lên 1.163 km. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng về phát triển hạ tầng giao thông, trong đó, có đường bộ cao tốc, từ năm 2020 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã dành nguồn lực lớn để đầu tư các đường cao tốc và đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng thêm 566 km (trong đó, có 166 km do các địa phương đầu tư hoặc là cơ quan chủ quản), nâng tổng số đường cao tốc của nước ta đến nay lên 1.729 km.
Mục tiêu đến năm 2025 có 3.000 km đường cao tốc, trong 3 năm tới phải nỗ lực triển khai khoảng 1.300 km đường cao tốc. Để đạt được mục tiêu đó, trong năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư của 6 dự án đường cao tốc, với tổng chiều dài khoảng 1.300 km, tổng vốn đầu tư gần 400.000 tỉ đồng, trong đó, có khoảng 500 km giao cho các địa phương triển khai.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương cũng đã và đang hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị khởi công xây dựng khoảng 700 km, trong đó, địa phương thực hiện khoảng 400 km; đang thu xếp nguồn vốn để sau 2025 triển khai khoảng 900 km, trong đó, địa phương thực hiện khoảng 750 km.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh: Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một khâu đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tại các vùng, miền trọng yếu nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu đến năm 2025, cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 cả nước có 5.000km đường bộ cao tốc. Trong khi đó từ năm 2000 đến năm 2020, cả nước chỉ xây dựng được khoảng 1.000km. Như vậy, nhiệm vụ xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc trong giai đoạn này và tới đây hết sức nặng nề. Hội nghị hết sức cần thiết, nhằm rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đề ra giải pháp, cách làm hiệu quả nhất, để đảm bảo tiến độ, chất lượng, an ninh trật tự...và hiệu quả cao nhất các dự án đầu tư đường bộ cao tốc.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đề nghị trong thời gian tới, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt, phát huy tính chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Các đơn vị tư vấn, cơ quan thẩm định, ban quản lý dự án (chủ đầu tư) cố gắng, tập trung nỗ lực hoàn thành công trong thời gian ngắn nhất với chất lượng cao nhất. Huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với việc tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp khi triển khai, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng.
Các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, sai phạm; kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm, đặc biệt, đối với các nhà thầu vi phạm nghiêm trọng, không có khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ sẽ xem xét chấm dứt hợp đồng.
Trong huy động nguồn lực phải xây dựng các phương thức hiệu quả nhằm huy động tối đa nguồn lực hợp pháp, kết hợp giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; tăng cường kiểm tra hiện trường, đôn đốc các chủ đầu tư/ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ chất lượng đường bộ cao tốc.
HẠNH CHÂU