An Giang tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì sản xuất giai đoạn giãn cách xã hội
- Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 8 2021 14:56
- Lượt xem: 1181
(TUAG)- Sáng 26/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ) và 1 doanh nghiệp thực hiện 1 cung đường 2 địa điểm, với tổng số 4.485 công nhân lao động tham gia. Hiện nay, công nhân tham gia hợp lao động tham gia sản xuất 3 tại chỗ, đều định kỳ kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc theo quy định. Đây được xem là mô hình phù hợp trong thời điểm các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16, vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, vừa bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, góp phần duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Hiện nay, đối với phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, tỉnh khuyến khích áp dụng cho công nhân và nhà máy sản xuất cùng ở “vùng xanh”, có cam kết đi lại trên một cung đường và được giám sát chặt chẽ.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, phải xác định trạng thái “sống chung với dịch”, cố gắng kiểm soát tốt chứ không thể chờ dịch bệnh hết hoàn toàn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh linh hoạt và chủ động trong sản xuất, Tỉnh sẽ ban hành kế hoạch sản xuất công nghiệp ổn định trong ứng phó với dịch bệnh thống nhất thực hiện chung toàn tỉnh. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay, trước khi Tỉnh ban hành kế hoạch chung, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục xác định tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”; duy trì mô hình sản xuất như đã đăng ký. Các trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển trạng thái hoạt động từ “3 tại chỗ” sang mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc duy trì sản xuất “3 tại chỗ” nhưng thay đổi công nhân trong nhà máy, phải xây dựng phương án thực hiện, có ý kiến đồng thuận của các ngành liên quan. Đối với các khu công nghiệp khép kín, khi thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, công nhân không nhất thiết phải ăn, nghỉ ngay tại nhà máy mà có thể bố trí chỗ ăn, nghỉ phù hợp trong khu công nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư đề nghị, các doanh nghiệp không giải quyết cho công nhân “3 tại chỗ” xin nghỉ phép trong thời gian ngắn. Nếu cần thay đổi công nhân sản xuất “3 tại chỗ”, cần lập phương án thay đổi cùng lúc trong khoảng thời gian ổn định.
Toàn tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ) và 1 doanh nghiệp thực hiện 1 cung đường 2 địa điểm, với tổng số 4.485 công nhân lao động tham gia. Hiện nay, công nhân tham gia hợp lao động tham gia sản xuất 3 tại chỗ, đều định kỳ kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc theo quy định. Đây được xem là mô hình phù hợp trong thời điểm các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16, vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, vừa bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, góp phần duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Hiện nay, đối với phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, tỉnh khuyến khích áp dụng cho công nhân và nhà máy sản xuất cùng ở “vùng xanh”, có cam kết đi lại trên một cung đường và được giám sát chặt chẽ.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, phải xác định trạng thái “sống chung với dịch”, cố gắng kiểm soát tốt chứ không thể chờ dịch bệnh hết hoàn toàn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh linh hoạt và chủ động trong sản xuất, Tỉnh sẽ ban hành kế hoạch sản xuất công nghiệp ổn định trong ứng phó với dịch bệnh thống nhất thực hiện chung toàn tỉnh. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay, trước khi Tỉnh ban hành kế hoạch chung, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục xác định tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”; duy trì mô hình sản xuất như đã đăng ký. Các trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển trạng thái hoạt động từ “3 tại chỗ” sang mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc duy trì sản xuất “3 tại chỗ” nhưng thay đổi công nhân trong nhà máy, phải xây dựng phương án thực hiện, có ý kiến đồng thuận của các ngành liên quan. Đối với các khu công nghiệp khép kín, khi thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, công nhân không nhất thiết phải ăn, nghỉ ngay tại nhà máy mà có thể bố trí chỗ ăn, nghỉ phù hợp trong khu công nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư đề nghị, các doanh nghiệp không giải quyết cho công nhân “3 tại chỗ” xin nghỉ phép trong thời gian ngắn. Nếu cần thay đổi công nhân sản xuất “3 tại chỗ”, cần lập phương án thay đổi cùng lúc trong khoảng thời gian ổn định.
Hà Ngân