Quốc hội biểu quyết hai dự án Luật và thảo luận về Luật Cư trú (sửa đổi)
- Được đăng: Thứ ba, 16 Tháng 6 2020 16:30
- Lượt xem: 1258
(TUAG)- Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, hôm nay 16/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thảo luận về dự án Luật Cư trú (sửa đổi).
Theo đó, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Buổi chiều, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi).
Tiếp theo Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cư trú (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Thảo luận về dự án Luật Cư trú (sửa đổi), đại biểu Chau Chắc (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) tham gia một số ý kiến:
Thứ nhất, việc ban hành sửa đổi Luật Cư trú lúc này là hết sức cần thiết, nhằm góp phần quản lý dân cư, đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Thứ hai, tại Điều 7 về các hành vi bị nghiêm cấm, trước hết tôi thống nhất theo 13 khoản như dự thảo luật đã nêu. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bao quát, tránh sơ sót những hành vi vi phạm. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung một khoản đó là, cấm “Mọi hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan” để bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ hơn.
Thứ ba, tại Điều 9 quy định: Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú. Qua nghiên cứu, tôi đề nghị bổ sung một khoản trong điều này là: Quy định về địa bàn hạn chế quyền tự do cư trú công dân trong khu vực vành đai biên giới, để phù hợp với Luật Biên giới quốc gia.
Thứ tư, tại Điều 10: Trách nhiệm công dân về cư trú. Tôi đề nghị bổ sung 01 khoản: Trách nhiệm của các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trình tự, thủ tục khai báo, đăng ký thường trú, tạm trú theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này, để bảo đảm bí mật, mang tính chất đặc thù hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân.
Thứ năm, tại Điều 16 quy định về: Nơi cư trú của người học tập, làm việc, công tác trong lực lượng vũ trang. Tại khoản 1 điều này nêu là: “Nơi cư trú của SQ, HSQ, QNCN, công chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường quân đội, chiến sĩ nghĩa vụ trong quân đội, công nhân quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân; trừ trường hợp: SQ, HSQ, công chức, công nhân quốc phòng đã có nơi cư trú theo quy định tại điều 12 Luật này”. Trình bày như trên còn thiếu đối tượng, chưa thống thống nhất với từ ngữ, tên gọi của một số Luật liên quan như: Luật về QNCN và công nhân, viên chức quốc phòng… Do đó, tôi đề nghị điều chỉnh, bổ sung như sau: “Nơi cư trú của SQ, HSQ-BS, QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường quân đội, là nơi đơn vị của người đó đóng quân; trừ trường hợp: SQ, HSQ, QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng đã có nơi cư trú theo quy định tại điều 12 Luật này”, trình bày như vậy, bảo đảm đầy đủ, ngắn gọn, chặt chẽ hơn.
Thứ sáu, tại điểm b, khoản 1, điều 32 có nêu: “Công dân trong độ tuổi làm NVQS, DBĐV đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 03 tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng”. Qua nội dung này, đề nghị sửa từ “làm” thành từ “thực hiện” và bổ sung đối tượng “DQTV” vào nội dung này. Viết lại điểm b, khoản này như sau: “Công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, DBĐV, DQTV đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 03 tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng”. Đồng thời tại chương này (V), đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng của công dân Việt Nam trên các đảo có dân sinh sống mà chưa có lực lượng công an nhân dân quản lý tại nơi này, do Bộ đội Biên phòng quản lý, phụ trách về an ninh trật tự.
Thứ bảy, tại chương VI quy định về: Trách nhiệm quản lý cư trú. Đề nghị bổ sung 01 điều của chương này: Quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý cư trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng ở khu vực biên giới và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú ở khu vực biên giới.
Ngoài các nội dung trên, các đại biểu cũng quan tâm cho ý kiến về những nội dung như các hành vi bị nghiêm cấm; quản lý cư trú đối với người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú; điều kiện đăng ký thường trú…
Phan Nguyên
Theo đó, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Buổi chiều, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi).
Tiếp theo Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cư trú (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Thảo luận về dự án Luật Cư trú (sửa đổi), đại biểu Chau Chắc (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) tham gia một số ý kiến:
Thứ nhất, việc ban hành sửa đổi Luật Cư trú lúc này là hết sức cần thiết, nhằm góp phần quản lý dân cư, đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Thứ hai, tại Điều 7 về các hành vi bị nghiêm cấm, trước hết tôi thống nhất theo 13 khoản như dự thảo luật đã nêu. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bao quát, tránh sơ sót những hành vi vi phạm. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung một khoản đó là, cấm “Mọi hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan” để bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ hơn.
Thứ ba, tại Điều 9 quy định: Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú. Qua nghiên cứu, tôi đề nghị bổ sung một khoản trong điều này là: Quy định về địa bàn hạn chế quyền tự do cư trú công dân trong khu vực vành đai biên giới, để phù hợp với Luật Biên giới quốc gia.
Thứ tư, tại Điều 10: Trách nhiệm công dân về cư trú. Tôi đề nghị bổ sung 01 khoản: Trách nhiệm của các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trình tự, thủ tục khai báo, đăng ký thường trú, tạm trú theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này, để bảo đảm bí mật, mang tính chất đặc thù hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân.
Thứ năm, tại Điều 16 quy định về: Nơi cư trú của người học tập, làm việc, công tác trong lực lượng vũ trang. Tại khoản 1 điều này nêu là: “Nơi cư trú của SQ, HSQ, QNCN, công chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường quân đội, chiến sĩ nghĩa vụ trong quân đội, công nhân quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân; trừ trường hợp: SQ, HSQ, công chức, công nhân quốc phòng đã có nơi cư trú theo quy định tại điều 12 Luật này”. Trình bày như trên còn thiếu đối tượng, chưa thống thống nhất với từ ngữ, tên gọi của một số Luật liên quan như: Luật về QNCN và công nhân, viên chức quốc phòng… Do đó, tôi đề nghị điều chỉnh, bổ sung như sau: “Nơi cư trú của SQ, HSQ-BS, QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường quân đội, là nơi đơn vị của người đó đóng quân; trừ trường hợp: SQ, HSQ, QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng đã có nơi cư trú theo quy định tại điều 12 Luật này”, trình bày như vậy, bảo đảm đầy đủ, ngắn gọn, chặt chẽ hơn.
Thứ sáu, tại điểm b, khoản 1, điều 32 có nêu: “Công dân trong độ tuổi làm NVQS, DBĐV đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 03 tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng”. Qua nội dung này, đề nghị sửa từ “làm” thành từ “thực hiện” và bổ sung đối tượng “DQTV” vào nội dung này. Viết lại điểm b, khoản này như sau: “Công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, DBĐV, DQTV đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 03 tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng”. Đồng thời tại chương này (V), đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng của công dân Việt Nam trên các đảo có dân sinh sống mà chưa có lực lượng công an nhân dân quản lý tại nơi này, do Bộ đội Biên phòng quản lý, phụ trách về an ninh trật tự.
Thứ bảy, tại chương VI quy định về: Trách nhiệm quản lý cư trú. Đề nghị bổ sung 01 điều của chương này: Quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý cư trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng ở khu vực biên giới và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú ở khu vực biên giới.
Ngoài các nội dung trên, các đại biểu cũng quan tâm cho ý kiến về những nội dung như các hành vi bị nghiêm cấm; quản lý cư trú đối với người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú; điều kiện đăng ký thường trú…
Phan Nguyên