Việt Nam đạt nhiều thành tựu đảm bảo quyền con người
- Được đăng: Thứ tư, 19 Tháng 4 2023 15:04
- Lượt xem: 889
(TUAG)- Với hệ thống pháp luật và các thiết chế về quyền con người đồng bộ, từng bước hoàn thiện, việc thực hiện quyền con người tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực.
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV là 30,26%, cao nhất từ trước đến nay.
Về quyền dân sự, chính trị, các quyền con người đã được bảo đảm một cách chủ động trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Chẳng hạn, bảo đảm quyền sống, được quy định tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013. Pháp luật quy định trừng phạt nghiêm khắc các hành vi tước đoạt mạng sống của con người một cách tùy tiện, chỉ áp dụng án tử hình với các loại tội đặc biệt nghiêm trọng nhất. Việc bảo đảm quyền sống còn được quan tâm về khía cạnh kinh tế, xã hội thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp cứu trợ khẩn cấp đối với những vùng chịu thiệt hại nặng do thiên tai...
Về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, thể hiện rõ qua các chương trình, chính sách quốc gia giúp thúc đẩy việc làm, tăng thu nhập; chăm sóc y tế, sức khỏe; tham gia học tập, giáo dục; tham gia các hoạt động văn hóa. So với trước đổi mới, đặc biệt trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống của nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện rõ rệt.
Về bảo đảm quyền cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như: Phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS... đã đạt được nhiều kết quả tích cực xét theo các tiêu chí: Tăng cường mức độ sẵn có của các dịch vụ; khả năng tiếp cận bình đẳng và chất lượng các dịch vụ, cơ hội; mức độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội; chi phí phù hợp... Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay); tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 08 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học...
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, như: “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc”; “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”; “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”; “Công ước về quyền trẻ em”; “Công ước về quyền của người khuyết tật”…
Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.
Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến các thành tựu phát triển về con người của Việt Nam, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong số đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân. Ngoài việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam cũng rất coi trọng, chủ trương bảo đảm tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chính phủ đã ban hành 2 gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (năm 2021) dành cho người dân khó khăn vì đại dịch COVID-19, trong đó có các chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho lao động bị mất việc, lao động tự do, hộ nghèo, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, các đối tượng chính sách… Trang The Diplomat đánh giá “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên hàng đầu”. Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định: đặt sức khỏe của người dân vào trung tâm của việc ứng phó với COVID-19 là cách tiếp cận đúng đắn.
Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa đất nước vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ quan điểm phát triển: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV là 30,26%, cao nhất từ trước đến nay.
Về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, thể hiện rõ qua các chương trình, chính sách quốc gia giúp thúc đẩy việc làm, tăng thu nhập; chăm sóc y tế, sức khỏe; tham gia học tập, giáo dục; tham gia các hoạt động văn hóa. So với trước đổi mới, đặc biệt trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống của nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện rõ rệt.
Về bảo đảm quyền cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như: Phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS... đã đạt được nhiều kết quả tích cực xét theo các tiêu chí: Tăng cường mức độ sẵn có của các dịch vụ; khả năng tiếp cận bình đẳng và chất lượng các dịch vụ, cơ hội; mức độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội; chi phí phù hợp... Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay); tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 08 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học...
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người, như: “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc”; “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”; “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội”; “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”; “Công ước về quyền trẻ em”; “Công ước về quyền của người khuyết tật”…
Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.
Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến các thành tựu phát triển về con người của Việt Nam, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong số đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân. Ngoài việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam cũng rất coi trọng, chủ trương bảo đảm tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chính phủ đã ban hành 2 gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (năm 2021) dành cho người dân khó khăn vì đại dịch COVID-19, trong đó có các chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho lao động bị mất việc, lao động tự do, hộ nghèo, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, các đối tượng chính sách… Trang The Diplomat đánh giá “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên hàng đầu”. Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định: đặt sức khỏe của người dân vào trung tâm của việc ứng phó với COVID-19 là cách tiếp cận đúng đắn.
Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa đất nước vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ quan điểm phát triển: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.
H.B