Phát triển sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản
- Được đăng: Thứ bảy, 04 Tháng 6 2016 15:24
- Lượt xem: 2633
(TGAG)- Từ ngày 26-28/5/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Mie (Nhật Bản) theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng trên cương vị Thủ tướng Chính phủ. Chuyến thăm nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, góp phần vì hòa bình, phồn vinh, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đối tác quan trọng hàng đầu
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/09/1973, từ đó đến nay, quan hệ hai nước có lúc thăng trầm, từ sau khi Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam (1992), các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên. Những năm qua, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, góp phần tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước.
Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao. Từ năm 2002 đến nay, quan hệ hai nước liên tục phát triển lên tầm cao mới: “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (năm 2002), “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững” (Tuyên bố chung cấp Ngoại trưởng tháng 7/2004), “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (Tuyên bố chung tháng 10/2006), “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (Tuyên bố chung tháng 11/2007). Trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4/2009), hai bên chính thức tuyên bố đưa khuôn khổ quan hệ lên tầm đối tác chiến lược (Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”). Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Naoto Kan, hai bên ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (tháng 10/2010). Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên ra “Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản” (tháng 10/2011). Hai bên đã tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp, như: Ủy ban Hợp tác Việt – Nhật; Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản; Đối thoại quốc phòng... Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...).
Nói đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không thể không nhắc đến hợp tác về kinh tế với nhiều hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hai bên đang hợp tác triển khai Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt trên 28 tỷ USD năm 2015 và khoảng 6,4 tỷ USD trong quý 1/2016; là nhà đầu tư lớn thứ hai trong tổng số 114 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký trên 39 tỷ USD tính đến ngày 20/4/2016.
Gần đây, Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết, hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Số dự án được cấp phép chiếm khoảng 30% bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, bán lẻ, dịch vụ. Nhiều công trình biểu tượng của Nhật bản ở Việt Nam như Cầu Nhật Tân, Nhà ga Quốc tế Nội Bài. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp của hai nước.” . Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, NHẬN ĐỊNH: “Khi TPP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại chiến lược chuỗi giá trị với Việt Nam. Vì lợi ích của mình, các doanh Nhật Bản cần tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam. Chắc chắn sẽ có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”, “Việt Nam đang quyết tâm đat được mục tiêu năm 2016 trở thành một trong 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất Asean, tức Asean 4. Mục tiêu xa hơn là trở thành một trong những môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới”.
Nhật Bản còn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2014, Nhật Bản đã cam kết hơn 27 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trong năm tài khóa 2015, Nhật Bản cam kết vốn vay ODA cho Việt Nam khoảng 2,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điển hình gần đây có ba dự án hạ tầng lớn ở Thủ đô Hà Nội gồm cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay Quốc tế Nội Bài, Nhà ga T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đều được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Ba công trình trên được khánh thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, du lịch của Thủ đô Hà Nội và đất nước.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục Việt Nam, đặc biệt là đào tạo nhân lực bậc cao; hiện có khoảng hơn 45.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam.
Trường Đại học Việt-Nhật được thành lập ngày 21/7/2014 là trường đại học thành viên thứ 7 thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được xây dựng theo mô hình các trường đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học chất lượng quốc tế.
Hợp tác nông nghiệp đã có bước đột phá, hai nước ký Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9/2015.
Hai bên sẽ có những kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao chuỗi giá trị thực phẩm, từ khâu sản xuất như nâng cao năng suất, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, đến khâu chế biến, phát triển sản phẩm, lưu thông phân phối, dây chuyền lạnh nhằm xác lập chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Tình hữu nghị đã khơi nguồn cho các hoạt động tương trợ, giúp đỡ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngay sau thảm họa động đất, sóng thần, người dân Nhật Bản đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi, động viên, những bức thư, tranh, ảnh, cùng sự ủng hộ chí tình của đông đảo người dân Việt Nam...
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế diễn ra quá nhanh khiến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đô thị một cách có hệ thống.
Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Nhật Bản kết hợp thực hiện chương trình vốn vay “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu” và hợp tác kỹ thuật, giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua đối thoại chính sách và tài trợ vốn. Sự hỗ trợ dựa trên kỹ thuật và kinh nghiệm của Nhật Bản được kỳ vọng tiếp tục mang lại nhiều kết quả.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến nay, 23 cặp địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký văn bản hợp tác như: Thành phố Hồ Chí Minh-Osaka; Đà Nẵng-Sakai; Hà Nội-Fukuoka; Đồng Nai-Hyogo; Bà Rịa-Vũng Tàu-Kawasaki; Phú Thọ-Nara; Huế-Kyoto; Hưng Yên-Kanagawa; Hải Phòng-Niigata; Nam Định-Miyazaki...
Góp phần vì hòa bình, phồn vinh của khu vực và thế giới
Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam năm 2009, nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam (năm 2011) và cũng tại Nhật Bản, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản nói riêng và nhóm G7 nói chung đối với vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực.
Tại hội nghị lần này, các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bao gồm: Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và Canada sẽ cùng thảo luận các vấn đề về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, an ninh khu vực, thúc đẩy quyền phụ nữ, y tế, tăng cường hợp tác triển khai Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững...
Với Việt Nam, đây là cơ hội để đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này, Việt Nam hoan nghênh các nước G7, trong đó có Nhật Bản đã hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước tiểu vùng sông Mekong rút ngắn khoảng cách phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng bền vững...
Là nước đang chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các nước G7, trong đó có Nhật Bản, nhằm hỗ trợ Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mekong khắc phục những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, như: hạn hán, nước biển dâng, xử lý bền vững nguồn nước...
Mặc dù chỉ vừa thoát khỏi danh sách những nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, Việt Nam đã có nhiều đóng góp chung cho khu vực và thế giới, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, cùng các nước khác thực hiện Chương trình nghị sự 2030 triển khai các mục tiêu phát triển bền vững.
Việt Nam đã tích cực đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, kiến tạo cấu trúc an ninh khu vực trong ASEAN cũng như châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo an ninh, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, phát triển./.
Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng trên cương vị Thủ tướng Chính phủ. Chuyến thăm nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, góp phần vì hòa bình, phồn vinh, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đối tác quan trọng hàng đầu
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/09/1973, từ đó đến nay, quan hệ hai nước có lúc thăng trầm, từ sau khi Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam (1992), các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên. Những năm qua, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, góp phần tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước.
Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao. Từ năm 2002 đến nay, quan hệ hai nước liên tục phát triển lên tầm cao mới: “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (năm 2002), “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững” (Tuyên bố chung cấp Ngoại trưởng tháng 7/2004), “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (Tuyên bố chung tháng 10/2006), “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (Tuyên bố chung tháng 11/2007). Trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4/2009), hai bên chính thức tuyên bố đưa khuôn khổ quan hệ lên tầm đối tác chiến lược (Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”). Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Naoto Kan, hai bên ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (tháng 10/2010). Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên ra “Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản” (tháng 10/2011). Hai bên đã tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp, như: Ủy ban Hợp tác Việt – Nhật; Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản; Đối thoại quốc phòng... Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...).
Nói đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không thể không nhắc đến hợp tác về kinh tế với nhiều hoạt động hiệu quả trong thời gian qua, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Hai bên đang hợp tác triển khai Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt trên 28 tỷ USD năm 2015 và khoảng 6,4 tỷ USD trong quý 1/2016; là nhà đầu tư lớn thứ hai trong tổng số 114 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký trên 39 tỷ USD tính đến ngày 20/4/2016.
Gần đây, Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết, hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Số dự án được cấp phép chiếm khoảng 30% bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, bán lẻ, dịch vụ. Nhiều công trình biểu tượng của Nhật bản ở Việt Nam như Cầu Nhật Tân, Nhà ga Quốc tế Nội Bài. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp của hai nước.” . Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, NHẬN ĐỊNH: “Khi TPP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại chiến lược chuỗi giá trị với Việt Nam. Vì lợi ích của mình, các doanh Nhật Bản cần tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam. Chắc chắn sẽ có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”, “Việt Nam đang quyết tâm đat được mục tiêu năm 2016 trở thành một trong 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất Asean, tức Asean 4. Mục tiêu xa hơn là trở thành một trong những môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới”.
Nhật Bản còn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2014, Nhật Bản đã cam kết hơn 27 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trong năm tài khóa 2015, Nhật Bản cam kết vốn vay ODA cho Việt Nam khoảng 2,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điển hình gần đây có ba dự án hạ tầng lớn ở Thủ đô Hà Nội gồm cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay Quốc tế Nội Bài, Nhà ga T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đều được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Ba công trình trên được khánh thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, du lịch của Thủ đô Hà Nội và đất nước.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục Việt Nam, đặc biệt là đào tạo nhân lực bậc cao; hiện có khoảng hơn 45.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam.
Trường Đại học Việt-Nhật được thành lập ngày 21/7/2014 là trường đại học thành viên thứ 7 thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được xây dựng theo mô hình các trường đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học chất lượng quốc tế.
Hợp tác nông nghiệp đã có bước đột phá, hai nước ký Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9/2015.
Hai bên sẽ có những kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao chuỗi giá trị thực phẩm, từ khâu sản xuất như nâng cao năng suất, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, đến khâu chế biến, phát triển sản phẩm, lưu thông phân phối, dây chuyền lạnh nhằm xác lập chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Tình hữu nghị đã khơi nguồn cho các hoạt động tương trợ, giúp đỡ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngay sau thảm họa động đất, sóng thần, người dân Nhật Bản đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi, động viên, những bức thư, tranh, ảnh, cùng sự ủng hộ chí tình của đông đảo người dân Việt Nam...
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế diễn ra quá nhanh khiến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đô thị một cách có hệ thống.
Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Nhật Bản kết hợp thực hiện chương trình vốn vay “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu” và hợp tác kỹ thuật, giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua đối thoại chính sách và tài trợ vốn. Sự hỗ trợ dựa trên kỹ thuật và kinh nghiệm của Nhật Bản được kỳ vọng tiếp tục mang lại nhiều kết quả.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến nay, 23 cặp địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký văn bản hợp tác như: Thành phố Hồ Chí Minh-Osaka; Đà Nẵng-Sakai; Hà Nội-Fukuoka; Đồng Nai-Hyogo; Bà Rịa-Vũng Tàu-Kawasaki; Phú Thọ-Nara; Huế-Kyoto; Hưng Yên-Kanagawa; Hải Phòng-Niigata; Nam Định-Miyazaki...
Góp phần vì hòa bình, phồn vinh của khu vực và thế giới
Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam năm 2009, nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam (năm 2011) và cũng tại Nhật Bản, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản nói riêng và nhóm G7 nói chung đối với vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực.
Tại hội nghị lần này, các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bao gồm: Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và Canada sẽ cùng thảo luận các vấn đề về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, an ninh khu vực, thúc đẩy quyền phụ nữ, y tế, tăng cường hợp tác triển khai Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững...
Với Việt Nam, đây là cơ hội để đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này, Việt Nam hoan nghênh các nước G7, trong đó có Nhật Bản đã hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước tiểu vùng sông Mekong rút ngắn khoảng cách phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng bền vững...
Là nước đang chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các nước G7, trong đó có Nhật Bản, nhằm hỗ trợ Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mekong khắc phục những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, như: hạn hán, nước biển dâng, xử lý bền vững nguồn nước...
Mặc dù chỉ vừa thoát khỏi danh sách những nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, Việt Nam đã có nhiều đóng góp chung cho khu vực và thế giới, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, cùng các nước khác thực hiện Chương trình nghị sự 2030 triển khai các mục tiêu phát triển bền vững.
Việt Nam đã tích cực đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, kiến tạo cấu trúc an ninh khu vực trong ASEAN cũng như châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo an ninh, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, phát triển./.
TRUNG KIÊN