Truy cập hiện tại

Đang có 115 khách và không thành viên đang online

Sinh hoạt tư tưởng

Kiểm soát quyền lực

(TGAG)- Tha hóa quyền lực sẽ khó diễn ra trong một cơ chế mà quyền lực được kiểm soát tốt. Hồ Chí Minh biết điều đó và chủ trương vừa xây dựng sự kiểm soát nội bộ trong hệ thống chính trị, vừa tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ kiểm soát việc thực thi quyền lực.

Kiểm soát quyền lực trong nội bộ hệ thống chính trị diễn ra dưới nhiều hình thức. Bên cạnh các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý, kỷ luật, thực thi pháp luật, thì việc kiểm soát quyền lực từ chỗ phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình của mỗi cán bộ, đảng viên được Hồ Chí Minh rất xem trọng.

Trong đánh giá tư cách của một người, một Đảng, Hồ Chí Minh thường xét qua ba mối quan hệ: Với mình, với người, với công việc. Tự phê bình là tự xét chính mình, phê bình là xét về người, cùng hướng đến thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ Đảng giao. Mục đích của tự phê bình và phê bình là “xét” ưu điểm, khuyết điểm của chính mình và của người khác để làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Cơ sở tiêu chuẩn để “xét” là các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, các quy tắc đạo đức, hiệu quả thực hiện công việc… Nói chung là lấy cái tốt, cái đúng làm căn cứ để soi xét, sửa đổi cái xấu, cái sai. Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển và là "vũ khí sắc bén" của Đảng.

Muốn tự phê bình và phê bình hiệu quả, Hồ Chí Minh yêu cầu phải có phương pháp và thái độ cho đúng. Tiến hành tự phê bình và phê bình phải thường xuyên như rửa mặt hàng ngày. Mỗi ngày mỗi "rửa" khuyết điểm, ''được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh tật mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng"; phải thành khẩn, không được ''giấu bệnh, sợ thuốc''; phải trung thực, không ''đặt điều'', ''không thêm bớt''; phải kiên quyết, ''ráo riết”, không nể nang; ''phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau''; tự phê bình và phê bình ''không phải để công kích, để nói xấu, để chửi rủa'', "không phải đập cho tơi bời'', "chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm''.

Bên cạnh sự kiểm soát trong nội bộ hệ thống chính trị, Hồ Chí Minh quan tâm rất nhiều đến việc phát huy quyền làm chủ, thực hiện công tác giám sát của nhân dân. Nhân dân là người đã ''giao quyền'' của mình cho các cơ quan nhà nưởc thì nhân dân phải có quyền kiểm soát các quyền lực đó. Để tránh việc cán bộ nắm giữ quyền lực nhà nước lạm dụng để tư túi cá nhân, làm giàu bất chính nhất thiết phải có sự kiểm soát của nhân dân.

Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều hình thức khác nhau, như khai hội, phê bình và bày tỏ ý kiến, bầu cử các ủy ban, các hội đồng... Trong các hình thức nhân dân kiểm soát quyền lực thì hình thức bầu cử giữ vai trò không kém phần quan trọng. Đây được coi là ''một hình thức hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình'', vừa là hình thức kiểm soát các cơ quan quyền lực trong thời kỳ chuyển giao. Nhân dân kiểm tra, kiểm soát quá trình bầu cử các cơ quan quyền lực nhà nước sẽ tránh được việc cán bộ lạm dụng quyền lực, có hành vi gian lận, mua chuộc dẫn đến bầu cử thiếu chính xác, mất dân chủ. Mất dân chủ trong bầu cử có nghĩa là cơ quan quyền lực được bầu sẽ không thật sự là đại diện chân chính của nhân dân. Nhân dân kiểm soát quyền lực phải dùng pháp luật. Người viết: ''Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân''.

Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan nhà nước và khuyến khích nhãn dân thực hiện công việc này. Người ví đó như là ''ngọn đèn pha'' vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của các cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước các cấp: ''Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời''. Theo Người: "Những phần tử đầu cơ vào Đảng có sự đôn đốc kiểm tra của Đảng và nhân dân, sẽ bị lật ra và Đảng sẽ thành trong sạch, kiểu mẫu, thành tâm thành ý phụng sự nhân dân, cách mạng và tất cả các đảng viên mới thành người kiểu mẫu…".

Nguyễn Phương An
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40419351