Sinh hoạt tư tưởng
Phát huy tinh thần yêu nước gắn với việc cảnh giác trước âm mưu thâm độc của kẻ địch
- Được đăng: Chủ nhật, 17 Tháng 6 2018 14:48
- Lượt xem: 2690
(TGAG)- Những ngày gần đây dư luận cả nước nói chung, các tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về dự luật đặc khu. Bên cạnh đó người dân cũng rất bức xúc và không đồng thuận với thái độ quá khích của nhiều người thông qua các hoạt động biểu tình để đốt phá trụ sở cơ quan, phương tiện công vụ, xô xát với lực lượng làm nhiệm vụ...
Đáng lo ngại là phần tử xấu đã thừa cơ hội để trà trộn, kích động, lôi kéo, giật dây những người tham gia biểu tình, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản nhà nước để chúng chụp ảnh, quay phim và lợi dụng mạng xã hội để đăng tải, kích động cho những hành vi gây rối và tung tin nói xấu, hạ thấp uy tín cán bộ lãnh đạo, các tổ chức chính trị xã hội để gây mất lòng tin của nhân dân. Những hành vi đó cần được ngăn chặn, loại trừ.
Về phía Đảng và Nhà nước, phải nói rằng từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, mọi chủ trương, chính sách được ban hành đều hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc; người dân càng có cuộc sống vật chất lẫn tình thần ngày một đầy đủ hơn, chất lượng ngày một nâng cao. Đó là chân lý, là mục tiêu bất di, bất dịch và luôn được người dân đồng tình ủng hộ cao, đủ sức đối phó với mọi thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, đặc biệt trên mặt trận không tiếng súng. Mặt trận tư tưởng văn hóa.
Tuy nhiên như lời người xưa đã dạy “Nhân vô thập toàn” nghĩa là không một cá nhân, tập thể nào không có những thiếu sót, hạn chế dù lớn hay nhỏ trong cách nghĩ, cách làm. Đó là điều rất bình thường. Điều quan trọng là phải thấy sai, sữa sai chân thành, cầu thị mới là điều quan trọng.
Trở lại vấn đề đang “nóng” trên đất nước ta để thấy rằng: Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã hết sức cầu thị, lắng nghe một cách thẳng thắn, khách quan, chân thành nhất; luôn trân trọng những ý kiến đóng góp tâm huyết, trung thực của người dân từ nhiều hướng, nhiều kênh thông tin, từ nhiều giai tầng khác nhau không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn trong toàn xã hội trước khi đưa ra những ý kiến kết luận. Điều này thể hiện rõ quan điểm: Dân biết, dân bàn, dân hiểu, dân đồng thuận thì mới đi đến thành công trong mọi hoạt động. Cụ thể là Quốc hội đã lùi thời gian để tiếp tục lắng nghe, phân tích thấu đáo những ý kiến đóng góp của toàn dân. Đây là động thái rất đáng trân trọng và đã được người dân cả nước tán thành.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu kích động, lôi kéo những người quá khích, suy nghĩ chưa thật thấu đáo về vấn đề để tiến hành các hoạt động gây rối trật tự trị an tại các địa phương.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông như: báo, đài cấp tỉnh, thành phố, các đài truyền thanh cấp quận, huyện; các bản tin của các ban ngành, đoàn thể từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn…, các tổ chức, cơ quan, công ty xí nghiệp, các đơn vị trường học cần có biện pháp tăng cường tuyên truyền sâu rộng về thực chất vấn đề này. Bên cạnh đó, hết sức cảnh giác với những thông tin xấu, vô căn cứ trên các trang mạng xã hội; kiên quyết không nghe, không tham gia các hoạt động của bọn xấu kích động, lôi kéo. Song song đó cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tố giác, truy bắt các phần tử phản động đã và đang tổ chức các hoạt động gây rối trật tự tại địa phương.
Yêu nước chân chính vốn là truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta mà lịch sử đã chứng minh qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua bao cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc từ cuộc chiến với quân Nam Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh… đến đuổi Nhật, đánh Pháp và đuổi Mỹ xâm lược. Nhưng yêu nước không đồng nghĩa với những hoạt động sai trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, lợi ích và quyền hợp pháp của người dân.
Cho nên người dân phải thật sự bình tỉnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không để bị kẻ xấu thực hiện âm mưu, ý đồ lợi dụng, lôi kéo, kích động làm mất đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến quá trình hội nhập của đất nước, làm ảnh hưởng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Đáng lo ngại là phần tử xấu đã thừa cơ hội để trà trộn, kích động, lôi kéo, giật dây những người tham gia biểu tình, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản nhà nước để chúng chụp ảnh, quay phim và lợi dụng mạng xã hội để đăng tải, kích động cho những hành vi gây rối và tung tin nói xấu, hạ thấp uy tín cán bộ lãnh đạo, các tổ chức chính trị xã hội để gây mất lòng tin của nhân dân. Những hành vi đó cần được ngăn chặn, loại trừ.
Về phía Đảng và Nhà nước, phải nói rằng từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, mọi chủ trương, chính sách được ban hành đều hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc; người dân càng có cuộc sống vật chất lẫn tình thần ngày một đầy đủ hơn, chất lượng ngày một nâng cao. Đó là chân lý, là mục tiêu bất di, bất dịch và luôn được người dân đồng tình ủng hộ cao, đủ sức đối phó với mọi thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, đặc biệt trên mặt trận không tiếng súng. Mặt trận tư tưởng văn hóa.
Tuy nhiên như lời người xưa đã dạy “Nhân vô thập toàn” nghĩa là không một cá nhân, tập thể nào không có những thiếu sót, hạn chế dù lớn hay nhỏ trong cách nghĩ, cách làm. Đó là điều rất bình thường. Điều quan trọng là phải thấy sai, sữa sai chân thành, cầu thị mới là điều quan trọng.
Trở lại vấn đề đang “nóng” trên đất nước ta để thấy rằng: Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã hết sức cầu thị, lắng nghe một cách thẳng thắn, khách quan, chân thành nhất; luôn trân trọng những ý kiến đóng góp tâm huyết, trung thực của người dân từ nhiều hướng, nhiều kênh thông tin, từ nhiều giai tầng khác nhau không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn trong toàn xã hội trước khi đưa ra những ý kiến kết luận. Điều này thể hiện rõ quan điểm: Dân biết, dân bàn, dân hiểu, dân đồng thuận thì mới đi đến thành công trong mọi hoạt động. Cụ thể là Quốc hội đã lùi thời gian để tiếp tục lắng nghe, phân tích thấu đáo những ý kiến đóng góp của toàn dân. Đây là động thái rất đáng trân trọng và đã được người dân cả nước tán thành.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu kích động, lôi kéo những người quá khích, suy nghĩ chưa thật thấu đáo về vấn đề để tiến hành các hoạt động gây rối trật tự trị an tại các địa phương.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông như: báo, đài cấp tỉnh, thành phố, các đài truyền thanh cấp quận, huyện; các bản tin của các ban ngành, đoàn thể từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn…, các tổ chức, cơ quan, công ty xí nghiệp, các đơn vị trường học cần có biện pháp tăng cường tuyên truyền sâu rộng về thực chất vấn đề này. Bên cạnh đó, hết sức cảnh giác với những thông tin xấu, vô căn cứ trên các trang mạng xã hội; kiên quyết không nghe, không tham gia các hoạt động của bọn xấu kích động, lôi kéo. Song song đó cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tố giác, truy bắt các phần tử phản động đã và đang tổ chức các hoạt động gây rối trật tự tại địa phương.
Yêu nước chân chính vốn là truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta mà lịch sử đã chứng minh qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua bao cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc từ cuộc chiến với quân Nam Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh… đến đuổi Nhật, đánh Pháp và đuổi Mỹ xâm lược. Nhưng yêu nước không đồng nghĩa với những hoạt động sai trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, lợi ích và quyền hợp pháp của người dân.
Cho nên người dân phải thật sự bình tỉnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không để bị kẻ xấu thực hiện âm mưu, ý đồ lợi dụng, lôi kéo, kích động làm mất đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến quá trình hội nhập của đất nước, làm ảnh hưởng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.
PHAN THỊ ANH THƯ