Sinh hoạt tư tưởng
Đấu tranh không khoan nhượng trên mặt trận tư tưởng, lý luận
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 8 2017 07:58
- Lượt xem: 2501
(TGAG)- Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nêu vấn đề ngăn chặn tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên lên hàng đầu, với thái độ chủ động phòng ngừa, kiên quyết nâng cao mức độ bài trừ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cần nhận thức rõ rằng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng ta và chế độ ta”.
Trước tiên, phải đấu tranh với các biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích, lý tưởng của Đảng. Lý tưởng của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong mọi thời kỳ, mặt trận tư tưởng đều ra sức làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thông suốt và thực hiện tốt lý tưởng đó. Chính nhờ vậy mà cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Sau ngày đất nước thống nhất, trong bối cảnh vô vàn khó khăn, thách thức, nhất là khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nhờ có sự kiên định mục tiêu, lý tưởng và quyết tâm đổi mới, nhờ làm tốt công tác tư tưởng, nên đã tạo động lực tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Phải kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện hoài nghi, phủ nhận, thiếu kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không nghiêm túc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, nói và làm không đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong suốt 87 năm qua đều bắt nguồn từ việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta. Hiện nay, trên thực tế có những đảng viên tỏ rõ thái độ hoài nghi tính đúng đắn, tính chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thậm chí có đảng viên cho rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh bây giờ lạc hậu rồi”. Đây là sự suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, sự mất phương hướng lý luận cách mạng. Những con người này “trên trán mang hai chữ cộng sản” nhưng việc làm lại trái với tôn chỉ, mục đích, lý tưởng của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch, phản động chống Đảng, phá Đảng. Công tác tư tưởng, lý luận cần kiên quyết đấu tranh, phê phán khắc phục biểu hiện nguy hại này. Hoài nghi, ngoảnh mặt với lý luận chính trị, thiếu kiên định lập trường tư tưởng chính trị, “coi khinh lý luận”, như Bác Hồ cảnh báo, là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức cơ sở đảng, đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; coi trọng việc xây dựng con người và văn hóa đạo đức Việt Nam trong thời kỳ mới. Công tác tự phê bình và phê bình phải được đổi mới sâu sắc, bằng những giải pháp, biện pháp, quy chế, quy định chặt chẽ. Trước hết cần kiên quyết khắc phục: Lối “phê bình và tự phê bình” một cách chung chung, “dĩ hòa vi quý”, nể nang trong nhận xét, cào bằng trong xếp loại, đánh giá cán bộ và tổ chức đảng; trong họp thì không nói, ra ngoài cuộc họp thì đủ ý kiến bức xúc, trước mặt lãnh đạo thì khen toàn những “lời hay ý đẹp”, nhưng sau lưng thì chê bai đủ điều; khi nhận nhiệm vụ thì nói sẵn sàng, quyết tâm, nhưng vào cuộc thì hững hờ, làm qua loa, đùn đẩy trách nhiệm; nhìn đâu cũng thấy toàn khuyết điểm, yếu kém, nhưng cá nhân mình, đơn vị mình thì không có gì phải chỉnh đốn. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm và làm gương trong công tác tự phê bình và phê bình trong từng tổ chức cơ sở đảng, trong từng cơ quan, đơn vị; nội dung và cách thức tự phê bình và phê bình cần bám sát vào 27 biểu hiện “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; lấy việc thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị để đối chiếu với yêu cầu mà đánh giá mức độ kết quả công tác. Góp ý, phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí chân thành, mong muốn đồng chí mình phải tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao hơn; sau góp ý phải theo dõi, đánh giá việc sửa đổi, phải căn cứ vào mức độ tiến bộ, hiệu quả công việc, giá trị đóng góp, cống hiến để đánh giá cán bộ, đảng viên.
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc chỉ dẫn mang tầm chiến lược của Lê nin: “… chớ có buôn bán nguyên tắc, chớ có “nhân nhượng” về lý luận”./.
Trước tiên, phải đấu tranh với các biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích, lý tưởng của Đảng. Lý tưởng của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong mọi thời kỳ, mặt trận tư tưởng đều ra sức làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thông suốt và thực hiện tốt lý tưởng đó. Chính nhờ vậy mà cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Sau ngày đất nước thống nhất, trong bối cảnh vô vàn khó khăn, thách thức, nhất là khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nhờ có sự kiên định mục tiêu, lý tưởng và quyết tâm đổi mới, nhờ làm tốt công tác tư tưởng, nên đã tạo động lực tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Phải kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện hoài nghi, phủ nhận, thiếu kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không nghiêm túc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, nói và làm không đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong suốt 87 năm qua đều bắt nguồn từ việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta. Hiện nay, trên thực tế có những đảng viên tỏ rõ thái độ hoài nghi tính đúng đắn, tính chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thậm chí có đảng viên cho rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh bây giờ lạc hậu rồi”. Đây là sự suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, sự mất phương hướng lý luận cách mạng. Những con người này “trên trán mang hai chữ cộng sản” nhưng việc làm lại trái với tôn chỉ, mục đích, lý tưởng của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch, phản động chống Đảng, phá Đảng. Công tác tư tưởng, lý luận cần kiên quyết đấu tranh, phê phán khắc phục biểu hiện nguy hại này. Hoài nghi, ngoảnh mặt với lý luận chính trị, thiếu kiên định lập trường tư tưởng chính trị, “coi khinh lý luận”, như Bác Hồ cảnh báo, là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức cơ sở đảng, đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; coi trọng việc xây dựng con người và văn hóa đạo đức Việt Nam trong thời kỳ mới. Công tác tự phê bình và phê bình phải được đổi mới sâu sắc, bằng những giải pháp, biện pháp, quy chế, quy định chặt chẽ. Trước hết cần kiên quyết khắc phục: Lối “phê bình và tự phê bình” một cách chung chung, “dĩ hòa vi quý”, nể nang trong nhận xét, cào bằng trong xếp loại, đánh giá cán bộ và tổ chức đảng; trong họp thì không nói, ra ngoài cuộc họp thì đủ ý kiến bức xúc, trước mặt lãnh đạo thì khen toàn những “lời hay ý đẹp”, nhưng sau lưng thì chê bai đủ điều; khi nhận nhiệm vụ thì nói sẵn sàng, quyết tâm, nhưng vào cuộc thì hững hờ, làm qua loa, đùn đẩy trách nhiệm; nhìn đâu cũng thấy toàn khuyết điểm, yếu kém, nhưng cá nhân mình, đơn vị mình thì không có gì phải chỉnh đốn. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm và làm gương trong công tác tự phê bình và phê bình trong từng tổ chức cơ sở đảng, trong từng cơ quan, đơn vị; nội dung và cách thức tự phê bình và phê bình cần bám sát vào 27 biểu hiện “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; lấy việc thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị để đối chiếu với yêu cầu mà đánh giá mức độ kết quả công tác. Góp ý, phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí chân thành, mong muốn đồng chí mình phải tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao hơn; sau góp ý phải theo dõi, đánh giá việc sửa đổi, phải căn cứ vào mức độ tiến bộ, hiệu quả công việc, giá trị đóng góp, cống hiến để đánh giá cán bộ, đảng viên.
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc chỉ dẫn mang tầm chiến lược của Lê nin: “… chớ có buôn bán nguyên tắc, chớ có “nhân nhượng” về lý luận”./.
Sự thật