Sinh hoạt tư tưởng
“Đúng vai, thuộc bài” - một yêu cầu quan trọng của cán bộ, đảng viên
- Được đăng: Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 08:19
- Lượt xem: 947
(TUAG) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, diễn biến phức tạp, không thể chủ quan, lơ là”. Bởi vậy, nêu cao tinh thần trách nhiệm, “đúng vai, thuộc bài” là yêu cầu bức thiết đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng nỗ lực trong giai đoạn hiện nay.
Tình trạng thiếu thuốc, thiếu các vật tư y tế để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong thời gian qua liên tục được đưa lên bàn nghị sự và phản ánh của báo chí. Vấn đề được đặt ra, tại sao lại như vậy? Vì tình trạng này không chỉ dừng lại ở một, hai bệnh viện mà là ở nhiều bệnh viện và tất nhiên hệ quả, chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn chính là người bệnh, nhất là những người bệnh nặng đang ở trong lằn ranh sinh tử. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là sợ trách nhiệm, sợ sai phạm.
Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực y tế mà tình trạng sợ trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác. Sợ trách nhiệm, sợ các sai phạm nên cán bộ, đảng viên không dám vượt qua ngưỡng an toàn và trong một chừng mực nào đó sẽ thiếu đi sự năng động, sáng tạo. Và cũng như trong lĩnh vực y tế, người chịu thiệt là người dân, người bệnh thì trong các lĩnh vực khác cũng vậy, khó khăn sẽ đẩy về phía người dân, doanh nghiệp.
Trong các hội nghị, các bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục nhấn mạnh đến trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, về “đúng vai, thuộc bài” để ít xảy ra va vấp. “Đúng vai, thuộc bài” được Tổng Bí thư chỉ rõ, là cán bộ, đảng viên phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng việc làm, đúng vị trí; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, luật pháp, cơ chế, hiểu biết.
Trong bài “Tạp chí Cộng sản phấn đấu mãi mãi xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 947 (tháng 8/2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, “đúng vai, thuộc bài” chính là mỗi cá nhân, tập thể khi thực hiện nhiệm vụ chính trị cần làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình; nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc, quy chế hoạt động thuộc lĩnh vực của mình; không làm việc “lấn sang sân” của người khác, trong khi việc chính của mình lại không làm hoặc làm chưa tốt…
Như vậy có thể thấy vì không “đúng vai, thuộc bài” nên một số cán bộ, đảng viên sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, qua loa, đại khái, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ dẫn đến mắc khuyết điểm, làm sai, làm trái, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm các quy định pháp luật.
Có những ý kiến cho rằng, vì sợ bị kiểm tra, sợ sai phạm, sợ bị kỷ luật nên cán bộ, đảng viên sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không dám mạnh dạn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, như đã phân tích, sợ trách nhiệm là biểu hiện của việc chưa “tròn vai, thuộc bài”. Nếu cán bộ, đảng viên “tròn vai, thuộc bài”, nắm vững được chức trách, nhiệm vụ, nắm vững luật pháp, quy định, nắm rõ những công việc gì thuộc trách nhiệm của mình, những công việc nào thuộc cấp trên, những công việc nào thuộc cấp dưới, những công việc nào thuộc cơ quan khác, đơn vị khác, người khác thì chắc chắn rằng sẽ tự tin trong thực hiện nhiệm vụ, không né tránh, không “sợ”, không qua loa, đại khái.
Vì sợ trách nhiệm nên dẫn đến kiểu làm việc cầm chừng, qua loa và tất yếu là hiệu quả công việc không cao. Nếu tình trạng này không dừng lại ở một vài cá nhân mà tồn tại ở nhiều cá nhân sẽ gây nên hiệu ứng tiêu cực, tác động đến trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của cả một tập thể, một đơn vị, một địa phương. Như đã dẫn chứng chuyện thiếu thuốc, vật tư y tế ở trên, vì sợ trách nhiệm, không “tròn vai, thuộc bài” đã khiến cho công việc chăm sóc sức khỏe nhân dân có những nơi, những thời điểm vốn đã khó lại càng thêm khó. Trong điều kiện đó, rất cần những cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để khơi thông những bế tắc, đưa công việc vào guồng quay nhịp nhàng.
Sợ trách nhiệm - nếu không sớm ngăn chặn sẽ dễ trở nặng và lan rộng, tạo thành lực cản cho quá trình phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, làm “đúng vai, thuộc bài”, thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” cũng nêu rõ “Cán bộ ở vị trí nào cũng phải luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm, “đúng vai, thuộc bài”, thật sự chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm”.
Đó là yêu cầu của Đảng, của người đứng đầu Đảng đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận tụy với công việc được giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị.
Tình trạng thiếu thuốc, thiếu các vật tư y tế để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong thời gian qua liên tục được đưa lên bàn nghị sự và phản ánh của báo chí. Vấn đề được đặt ra, tại sao lại như vậy? Vì tình trạng này không chỉ dừng lại ở một, hai bệnh viện mà là ở nhiều bệnh viện và tất nhiên hệ quả, chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn chính là người bệnh, nhất là những người bệnh nặng đang ở trong lằn ranh sinh tử. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là sợ trách nhiệm, sợ sai phạm.
Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực y tế mà tình trạng sợ trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác. Sợ trách nhiệm, sợ các sai phạm nên cán bộ, đảng viên không dám vượt qua ngưỡng an toàn và trong một chừng mực nào đó sẽ thiếu đi sự năng động, sáng tạo. Và cũng như trong lĩnh vực y tế, người chịu thiệt là người dân, người bệnh thì trong các lĩnh vực khác cũng vậy, khó khăn sẽ đẩy về phía người dân, doanh nghiệp.
Trong các hội nghị, các bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục nhấn mạnh đến trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, về “đúng vai, thuộc bài” để ít xảy ra va vấp. “Đúng vai, thuộc bài” được Tổng Bí thư chỉ rõ, là cán bộ, đảng viên phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng việc làm, đúng vị trí; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, luật pháp, cơ chế, hiểu biết.
Trong bài “Tạp chí Cộng sản phấn đấu mãi mãi xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 947 (tháng 8/2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, “đúng vai, thuộc bài” chính là mỗi cá nhân, tập thể khi thực hiện nhiệm vụ chính trị cần làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình; nắm vững và thực hiện đúng những nguyên tắc, quy chế hoạt động thuộc lĩnh vực của mình; không làm việc “lấn sang sân” của người khác, trong khi việc chính của mình lại không làm hoặc làm chưa tốt…
Như vậy có thể thấy vì không “đúng vai, thuộc bài” nên một số cán bộ, đảng viên sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, qua loa, đại khái, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ dẫn đến mắc khuyết điểm, làm sai, làm trái, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm các quy định pháp luật.
Có những ý kiến cho rằng, vì sợ bị kiểm tra, sợ sai phạm, sợ bị kỷ luật nên cán bộ, đảng viên sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không dám mạnh dạn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, như đã phân tích, sợ trách nhiệm là biểu hiện của việc chưa “tròn vai, thuộc bài”. Nếu cán bộ, đảng viên “tròn vai, thuộc bài”, nắm vững được chức trách, nhiệm vụ, nắm vững luật pháp, quy định, nắm rõ những công việc gì thuộc trách nhiệm của mình, những công việc nào thuộc cấp trên, những công việc nào thuộc cấp dưới, những công việc nào thuộc cơ quan khác, đơn vị khác, người khác thì chắc chắn rằng sẽ tự tin trong thực hiện nhiệm vụ, không né tránh, không “sợ”, không qua loa, đại khái.
Vì sợ trách nhiệm nên dẫn đến kiểu làm việc cầm chừng, qua loa và tất yếu là hiệu quả công việc không cao. Nếu tình trạng này không dừng lại ở một vài cá nhân mà tồn tại ở nhiều cá nhân sẽ gây nên hiệu ứng tiêu cực, tác động đến trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của cả một tập thể, một đơn vị, một địa phương. Như đã dẫn chứng chuyện thiếu thuốc, vật tư y tế ở trên, vì sợ trách nhiệm, không “tròn vai, thuộc bài” đã khiến cho công việc chăm sóc sức khỏe nhân dân có những nơi, những thời điểm vốn đã khó lại càng thêm khó. Trong điều kiện đó, rất cần những cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để khơi thông những bế tắc, đưa công việc vào guồng quay nhịp nhàng.
Sợ trách nhiệm - nếu không sớm ngăn chặn sẽ dễ trở nặng và lan rộng, tạo thành lực cản cho quá trình phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, làm “đúng vai, thuộc bài”, thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” cũng nêu rõ “Cán bộ ở vị trí nào cũng phải luôn ý thức đầy đủ về trách nhiệm, “đúng vai, thuộc bài”, thật sự chuyên nghiệp, làm tốt nhiệm vụ được giao, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm”.
Đó là yêu cầu của Đảng, của người đứng đầu Đảng đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận tụy với công việc được giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị.
H.B