Sinh hoạt tư tưởng
Bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám làm” vì lợi ích chung
- Được đăng: Chủ nhật, 17 Tháng 10 2021 09:49
- Lượt xem: 1294
(TUAG)- Trong lịch sử, ở mỗi thời kỳ đều có những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Song, cũng có giai đoạn khi cơ chế chưa tháo gỡ, họ phải chịu nhiều hệ lụy tiêu cực, thậm chí bị kiểm điểm, kỷ luật. Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, qua đó giúp mỗi cán bộ có nhiều cơ hội để cống hiến cho Nhân dân, cho đất nước.
Cán bộ sẵn sàng đổi mới, đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung, nghĩa là vượt qua nếp nghĩ, thói quen cũ và cả định kiến để bước đi trên con đường mới nhiều gai góc, rủi ro và không ít hiểm nguy. Nhìn lại chặng đường vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 90 năm qua cho thấy, không thiếu những cán bộ, đảng viên giàu nhiệt huyết cách mạng, năng động, sáng tạo, xung kích, tiên phong, đã dũng cảm đối mặt những khó khăn, thách thức để thực hiện hai chữ “xé rào”. Điều đặc biệt quan trọng là những cán bộ, đảng viên này luôn đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Họ là những người lăn lộn với thực tiễn, luôn gần dân, lắng nghe, thấu hiểu Nhân dân.
Năm 1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có Nghị quyết cho phép nông dân được cày, cấy trên đất của hợp tác xã và cuối cùng thì được phép giữ lại sản phẩm vượt định mức. Chủ trương “khoán hộ” của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc và tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lúc bấy giờ được nông dân rất ủng hộ và phấn khởi vì năng suất lúa tăng. Nhưng tại thời điểm đó tư duy và quyết định áp dụng “khoán hộ” của đồng chí Kim Ngọc chưa được chấp thuận, thậm chí còn phải bị kiểm điểm. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, người dân thì được lợi khi nhận khoán, cán bộ không tư lợi. Do vậy, cơ chế này trở thành viên gạch đầu tiên để Đảng ta hoạch định chủ trương, đường lối đổi mới quản lý nông nghiệp, khoán 100, rồi đến khoán 10 được áp trong cả nước. Đánh giá về công lao của đồng chí Kim Ngọc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong”.
Năm 1992, đường dây 500 Kv Bắc - Nam được Chính phủ quyết chủ trương xây dựng nhưng đã gặp không ít rào cản với những nghi ngờ dự án sẽ thất bại, gây lãng phí ngân sách. Tuy nhiên, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy với tầm nhìn xa, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã từng nói: “Nếu đóng điện không thành công thì xin từ chức”. Cuối cùng, công trình lịch sử này đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, v.v…
Có thể thấy, thời gian qua có rất nhiều mô hình “xé rào” thành công đã mang lại những dấu ấn nổi bật đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung của cán bộ vẫn gặp không ít những rào cản, nhất là dễ gặp rủi ro về nguyên tắc, pháp lý. Làm cán bộ lãnh đạo nhiều lúc giống như đi trên dây, bởi ranh giới giữa đúng và sai đôi khi rất mong manh. Nhiều khi cơ chế đặt cán bộ vào tình huống khó xử, không làm thì không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà làm thì rất dễ bị suy diễn, quy chụp là vi phạm nguyên tắc, trái pháp luật, thậm chí phải đối mặt những hậu quả nặng nề nếu công việc không đạt được mục tiêu như mong muốn hoặc thất bại, v.v…
Các Mác đã từng nói: “Mọi bước khởi đầu đều khó”. Không ai có thể đảm bảo 100% các trường hợp “xé rào” sẽ thành công. Do đó, để thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: “Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm”. Quy định này thể hiện quyết tâm và sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng đối với cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, dù rằng còn khá nhiều việc phải làm để chủ trương này đi vào cuộc sống.
Có ý kiến cho rằng, cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ sai phạm thời gian qua đã khiến một số cán bộ có tâm lý sợ sai, không dám quyết, không dám làm. Tuy nhiên, đây là sự bao biện, xuyên tạc chiến lược phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước. Thực tế thời gian qua những cán bộ bị xử lý đều chỉ vì lợi ích cá nhân, thậm chí là “lợi ích nhóm”; còn công tác phòng, chống tham nhũng theo khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “không cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, không làm nhục chí cán bộ mà ngược lại đem đến những thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, làm trong sạch đội ngũ cán bộ”. Bởi lẽ, bên cạnh việc khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung... thì Đảng ta cũng sẽ có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không sáng tạo, không dám đấu tranh, không dám quyết, không dám làm, không dám nhận trách nhiệm, cán bộ dĩ hòa vi quý, lo giữ ghế, không hoàn thành nhiệm vụ, không còn uy tín đối với Nhân dân, v.v…
Hiện nay, trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra cần giải quyết. Dẫu biết rằng với những người đi tiên phong thì ranh giới giữa đúng và sai đôi khi rất mong manh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa”. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy cao nhất tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải luôn xuất phát từ thực tiễn, nhìn vào mắt dân để suy ngẫm và hành động; nhìn vào mắt dân để có thêm niềm tin và sức mạnh; nhìn vào mắt dân để mỗi cán bộ, đảng viên có thể bổ sung những điều còn thiếu trong những bài học về công tác lãnh đạo, quản lý để ra những quyết sách vì nước, vì dân./.
Cán bộ sẵn sàng đổi mới, đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung, nghĩa là vượt qua nếp nghĩ, thói quen cũ và cả định kiến để bước đi trên con đường mới nhiều gai góc, rủi ro và không ít hiểm nguy. Nhìn lại chặng đường vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 90 năm qua cho thấy, không thiếu những cán bộ, đảng viên giàu nhiệt huyết cách mạng, năng động, sáng tạo, xung kích, tiên phong, đã dũng cảm đối mặt những khó khăn, thách thức để thực hiện hai chữ “xé rào”. Điều đặc biệt quan trọng là những cán bộ, đảng viên này luôn đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Họ là những người lăn lộn với thực tiễn, luôn gần dân, lắng nghe, thấu hiểu Nhân dân.
Năm 1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có Nghị quyết cho phép nông dân được cày, cấy trên đất của hợp tác xã và cuối cùng thì được phép giữ lại sản phẩm vượt định mức. Chủ trương “khoán hộ” của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc và tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lúc bấy giờ được nông dân rất ủng hộ và phấn khởi vì năng suất lúa tăng. Nhưng tại thời điểm đó tư duy và quyết định áp dụng “khoán hộ” của đồng chí Kim Ngọc chưa được chấp thuận, thậm chí còn phải bị kiểm điểm. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, người dân thì được lợi khi nhận khoán, cán bộ không tư lợi. Do vậy, cơ chế này trở thành viên gạch đầu tiên để Đảng ta hoạch định chủ trương, đường lối đổi mới quản lý nông nghiệp, khoán 100, rồi đến khoán 10 được áp trong cả nước. Đánh giá về công lao của đồng chí Kim Ngọc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong”.
Năm 1992, đường dây 500 Kv Bắc - Nam được Chính phủ quyết chủ trương xây dựng nhưng đã gặp không ít rào cản với những nghi ngờ dự án sẽ thất bại, gây lãng phí ngân sách. Tuy nhiên, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy với tầm nhìn xa, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã từng nói: “Nếu đóng điện không thành công thì xin từ chức”. Cuối cùng, công trình lịch sử này đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, v.v…
Có thể thấy, thời gian qua có rất nhiều mô hình “xé rào” thành công đã mang lại những dấu ấn nổi bật đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung của cán bộ vẫn gặp không ít những rào cản, nhất là dễ gặp rủi ro về nguyên tắc, pháp lý. Làm cán bộ lãnh đạo nhiều lúc giống như đi trên dây, bởi ranh giới giữa đúng và sai đôi khi rất mong manh. Nhiều khi cơ chế đặt cán bộ vào tình huống khó xử, không làm thì không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà làm thì rất dễ bị suy diễn, quy chụp là vi phạm nguyên tắc, trái pháp luật, thậm chí phải đối mặt những hậu quả nặng nề nếu công việc không đạt được mục tiêu như mong muốn hoặc thất bại, v.v…
Các Mác đã từng nói: “Mọi bước khởi đầu đều khó”. Không ai có thể đảm bảo 100% các trường hợp “xé rào” sẽ thành công. Do đó, để thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: “Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm”. Quy định này thể hiện quyết tâm và sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng đối với cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, dù rằng còn khá nhiều việc phải làm để chủ trương này đi vào cuộc sống.
Có ý kiến cho rằng, cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ sai phạm thời gian qua đã khiến một số cán bộ có tâm lý sợ sai, không dám quyết, không dám làm. Tuy nhiên, đây là sự bao biện, xuyên tạc chiến lược phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước. Thực tế thời gian qua những cán bộ bị xử lý đều chỉ vì lợi ích cá nhân, thậm chí là “lợi ích nhóm”; còn công tác phòng, chống tham nhũng theo khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “không cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, không làm nhục chí cán bộ mà ngược lại đem đến những thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, làm trong sạch đội ngũ cán bộ”. Bởi lẽ, bên cạnh việc khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung... thì Đảng ta cũng sẽ có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không sáng tạo, không dám đấu tranh, không dám quyết, không dám làm, không dám nhận trách nhiệm, cán bộ dĩ hòa vi quý, lo giữ ghế, không hoàn thành nhiệm vụ, không còn uy tín đối với Nhân dân, v.v…
Hiện nay, trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra cần giải quyết. Dẫu biết rằng với những người đi tiên phong thì ranh giới giữa đúng và sai đôi khi rất mong manh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa”. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy cao nhất tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải luôn xuất phát từ thực tiễn, nhìn vào mắt dân để suy ngẫm và hành động; nhìn vào mắt dân để có thêm niềm tin và sức mạnh; nhìn vào mắt dân để mỗi cán bộ, đảng viên có thể bổ sung những điều còn thiếu trong những bài học về công tác lãnh đạo, quản lý để ra những quyết sách vì nước, vì dân./.
Sự thật