Sinh hoạt tư tưởng
Không hiếu danh, chớ kiêu ngạo!
- Được đăng: Thứ năm, 26 Tháng 8 2021 17:04
- Lượt xem: 4339
(TUAG)- Sau khi Hồng quân đánh tan kẻ thù ngoại xâm và bọn nội phản, tháng 10/1921, Lênin có bài viết quan trọng, chỉ ra 3 thứ kẻ thù “nội xâm” mà những người cộng sản Nga phải đấu tranh tiêu diệt. Trong đó trước nhất, nguy hiểm nhất là bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Người khẳng định: “Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản”.
Ở nước ta, ngay từ những năm chuẩn bị thành lập Đảng, bài học đầu tiên tại các lớp huấn luyện cán bộ do Bác Hồ trực tiếp giảng dạy là bài học về “Tư cách của người cách mạng”. Trong đó có một yêu cầu rất quan trọng là: “… Không hiếu danh, không kiêu ngạo”.
Trình bày Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, trước phần “Tình hình mới và nhiệm vụ mới ” là phần “Sửa chữa những khuyết điểm sai lầm”, Bác đã nghiêm khắc phê phán một số cán bộ: “Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân, “công thần” của Đảng”. Ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẩy năm châu-chấn động địa cầu”, Bác đã viết bài báo “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”. Người chỉ rõ: Bệnh cá nhân chủ nghĩa đẻ ra bệnh kiêu ngạo. Kiêu ngạo là: khi công tác có ít nhiều thành tích, ít nhiều thắng lợi, thì lên mặt anh chị, lên mặt công thần. Rồi đối với việc học tập thì lười biếng, không ra sức nâng cao trình độ của mình. Trong công tác thì xem thường nhân dân, xa rời quần chúng. ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến của cấp dưới. Xem thường chỉ thị của cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra, không muốn nghe phê bình. Thân với những kẻ xu nịnh tâng bốc mình. Xa tránh những người tính trực nói thẳng… Kết quả của bệnh kiêu ngạo là: thoái bộ, xuống dốc, rồi đi đến bất mãn, hủ hóa.
Trong nhiều năm trước đây, nhất là từ sau Đổi mới, do xao nhãng việc rèn luyện: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…
Gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đặc biệt coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng đề cao. Nhằm kịp thời chấn chỉnh tác phong công tác, lối sống xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong xã hội. Nhìn chung việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên có tiến bộ; góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Tuy vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, vẫn còn có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
Bác Hồ chỉ dạy: Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của anh hùng cá nhân. Cán bộ, đảng viên phải: “… cố gắng làm, cố gắng học, cố gắng tiến bộ mãi… Chúng ta phải tuyệt đối chống bệnh kiêu ngạo, phải luôn luôn khiêm tốn. Mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra. Trong đoàn thể thì phải giữ vững dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, phải mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên trên. Có như vậy mới tiến bộ chung, tiến bộ mãi. Thế là khiêm tốn”.
Hiện nay, Đảng ta chủ trương kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải ra sức chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; chống thói độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, định kiến với người góp ý, phê bình… Kiên quyết không hiếu danh, không kiêu ngạo. Phải khắc sâu và thực hiện tốt chỉ dạy của Bác: “Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi”.
Ở nước ta, ngay từ những năm chuẩn bị thành lập Đảng, bài học đầu tiên tại các lớp huấn luyện cán bộ do Bác Hồ trực tiếp giảng dạy là bài học về “Tư cách của người cách mạng”. Trong đó có một yêu cầu rất quan trọng là: “… Không hiếu danh, không kiêu ngạo”.
Trình bày Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, trước phần “Tình hình mới và nhiệm vụ mới ” là phần “Sửa chữa những khuyết điểm sai lầm”, Bác đã nghiêm khắc phê phán một số cán bộ: “Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân, “công thần” của Đảng”. Ngay sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẩy năm châu-chấn động địa cầu”, Bác đã viết bài báo “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”. Người chỉ rõ: Bệnh cá nhân chủ nghĩa đẻ ra bệnh kiêu ngạo. Kiêu ngạo là: khi công tác có ít nhiều thành tích, ít nhiều thắng lợi, thì lên mặt anh chị, lên mặt công thần. Rồi đối với việc học tập thì lười biếng, không ra sức nâng cao trình độ của mình. Trong công tác thì xem thường nhân dân, xa rời quần chúng. ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến của cấp dưới. Xem thường chỉ thị của cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra, không muốn nghe phê bình. Thân với những kẻ xu nịnh tâng bốc mình. Xa tránh những người tính trực nói thẳng… Kết quả của bệnh kiêu ngạo là: thoái bộ, xuống dốc, rồi đi đến bất mãn, hủ hóa.
Trong nhiều năm trước đây, nhất là từ sau Đổi mới, do xao nhãng việc rèn luyện: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…
Gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đặc biệt coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng đề cao. Nhằm kịp thời chấn chỉnh tác phong công tác, lối sống xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong xã hội. Nhìn chung việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên có tiến bộ; góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Tuy vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, vẫn còn có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…
Bác Hồ chỉ dạy: Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của anh hùng cá nhân. Cán bộ, đảng viên phải: “… cố gắng làm, cố gắng học, cố gắng tiến bộ mãi… Chúng ta phải tuyệt đối chống bệnh kiêu ngạo, phải luôn luôn khiêm tốn. Mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra. Trong đoàn thể thì phải giữ vững dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, phải mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên trên. Có như vậy mới tiến bộ chung, tiến bộ mãi. Thế là khiêm tốn”.
Hiện nay, Đảng ta chủ trương kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải ra sức chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; chống thói độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, định kiến với người góp ý, phê bình… Kiên quyết không hiếu danh, không kiêu ngạo. Phải khắc sâu và thực hiện tốt chỉ dạy của Bác: “Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi”.
Sự thật