Sinh hoạt tư tưởng
Trước nhất phải chỉnh đốn tư tưởng!
- Được đăng: Thứ sáu, 13 Tháng 8 2021 19:21
- Lượt xem: 2091
(TUAG)- Ngày 11/5/1952 nói chuyện tại lớp chỉnh huấn đầu tiên do Trung ương tổ chức, Bác Hồ đã chỉ rõ vì sao “ta phải chỉnh Đảng”. Người khẳng định: Sau khi ra đời Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc ta khỏi ách thực dân và chế độ quân chủ, xây dựng chính quyền nhân dân. Thắng lợi vĩ đại đó trước nhất là do Đảng có nền tảng tư tưởng vững chắc, có đường lối và chính sách đúng đắn, có cơ sở rộng khắp cả nước, có những cán bộ và đảng viên tận tụy hy sinh vô cùng oanh liệt…
Nhưng cần hiểu rằng, nhiệm vụ cách mạng ngày càng nặng nề: “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”. Thực tế lúc bấy giờ, vì nhiều nguyên nhân, mà số đông cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp kém và lệch lạc. Điều đó “tỏ rõ ra ở mỗi khuyết điểm”. Cụ thể như: Không nắm vững đường lối, chính sách; không phân biệt rõ ràng bạn và địch; mắc phải bệnh quan liêu, công thần và nạn tham ô hủ hóa khá nặng, v.v…
Trước đó, Bác đã từng chỉ dạy: Khuyết điểm có nhiều thứ… Trước nhất là “khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan…”. Đây là một trong những “chứng bệnh rất nguy hiểm. Nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì có hại vô cùng”. Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông. Nhưng một số không ít cán bộ và đảng viên lại “xao nhãng việc học tập”. Theo Bác “đó là một khuyết điểm rất to”. Bởi vì: “Hiện nay, phong trào cách mạng rất cao. Nhưng thử hỏi cán bộ và đảng viên ta đã mấy người biết rõ lý luận và biết áp dụng vào chính trị, quân sự, kinh tế, và văn hóa? Đã mấy người hiểu “biện chứng” là cái gì?”. “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”.
Chỉnh Đảng phải có trọng tâm: Chỉnh đốn tư tưởng rồi mới chỉnh đốn tổ chức. Chỉnh huấn cán bộ rồi mới chỉnh huấn toàn thể đảng viện. Cần hiểu đúng mục đích chỉnh Đảng trước tiên là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường cách mạng. Nhiệm vụ của các đồng chí dự lớp chỉnh huấn là phải thành khẩn học tập, thật thà tự phê bình và phê bình, hấp thụ thêm kinh nghiệm và đạo đức cách mạng. Bác nhấn mạnh: Cán bộ quyết định mọi việc… Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo.
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương và cấp ủy các cấp đặc biệt coi trọng. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, đã góp phần nâng cao nhận thức, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội. Riêng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; từng bước khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị, dạy và học hình thức.
Mặc dù vậy, công tác tư tưởng có nơi, có lúc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao; việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp.
Từ đó, Đại hội XIII chủ trương “coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng”. Công tác tư tưởng phải kết hợp giữa "xây" và "chống", lấy "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái. Đổi mới và triển khai đồng bộ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, nói không đi đôi với làm trong cán bộ, đảng viên.
Phải đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên./.
Nhưng cần hiểu rằng, nhiệm vụ cách mạng ngày càng nặng nề: “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”. Thực tế lúc bấy giờ, vì nhiều nguyên nhân, mà số đông cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp kém và lệch lạc. Điều đó “tỏ rõ ra ở mỗi khuyết điểm”. Cụ thể như: Không nắm vững đường lối, chính sách; không phân biệt rõ ràng bạn và địch; mắc phải bệnh quan liêu, công thần và nạn tham ô hủ hóa khá nặng, v.v…
Trước đó, Bác đã từng chỉ dạy: Khuyết điểm có nhiều thứ… Trước nhất là “khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan…”. Đây là một trong những “chứng bệnh rất nguy hiểm. Nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì có hại vô cùng”. Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông. Nhưng một số không ít cán bộ và đảng viên lại “xao nhãng việc học tập”. Theo Bác “đó là một khuyết điểm rất to”. Bởi vì: “Hiện nay, phong trào cách mạng rất cao. Nhưng thử hỏi cán bộ và đảng viên ta đã mấy người biết rõ lý luận và biết áp dụng vào chính trị, quân sự, kinh tế, và văn hóa? Đã mấy người hiểu “biện chứng” là cái gì?”. “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại”.
Chỉnh Đảng phải có trọng tâm: Chỉnh đốn tư tưởng rồi mới chỉnh đốn tổ chức. Chỉnh huấn cán bộ rồi mới chỉnh huấn toàn thể đảng viện. Cần hiểu đúng mục đích chỉnh Đảng trước tiên là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường cách mạng. Nhiệm vụ của các đồng chí dự lớp chỉnh huấn là phải thành khẩn học tập, thật thà tự phê bình và phê bình, hấp thụ thêm kinh nghiệm và đạo đức cách mạng. Bác nhấn mạnh: Cán bộ quyết định mọi việc… Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo.
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương và cấp ủy các cấp đặc biệt coi trọng. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, đã góp phần nâng cao nhận thức, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội. Riêng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; từng bước khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị, dạy và học hình thức.
Mặc dù vậy, công tác tư tưởng có nơi, có lúc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao; việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp.
Từ đó, Đại hội XIII chủ trương “coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng”. Công tác tư tưởng phải kết hợp giữa "xây" và "chống", lấy "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái. Đổi mới và triển khai đồng bộ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, nói không đi đôi với làm trong cán bộ, đảng viên.
Phải đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên./.
Sự thật