Sinh hoạt tư tưởng
Ý thức công dân và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Được đăng: Chủ nhật, 16 Tháng 5 2021 15:14
- Lượt xem: 1895
(TUAG)- Trong năm 2021, một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước sẽ diễn ra đó là bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thông thường giai đoạn trước, trong và sau cuộc bầu cử chính là thời điểm các thế lực phản động chống phá dữ dội nhất. Tình hình đó đòi hỏi mỗi người dân phải biết nâng cao ý thức công dân khi tham gia bầu cử để góp phần xây dựng nên một bộ máy Nhà nước hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nhân dân - với tư cách là chủ thể của quyền lực chính trị - cần nhận thức và hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa trọng đại của cuộc bầu cử để thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình. Trách nhiệm được hiểu là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Hiểu theo nghĩa đó, trách nhiệm công dân luôn gắn liền với ý thức công dân. Muốn đất nước phát triển văn minh, tiến bộ thì mỗi công dân cần phát huy ý thức công dân của mình, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà nước đề ra, phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Trong cuộc bầu cử, ý thức công dân thể hiện ra là sự hiểu biết về quyền dân chủ, là ý thức về trách nhiệm của người dân đối với vận mệnh tương lai của đất nước thông qua việc tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để cuộc bầu cử thật sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong ngày bầu cử. Về phía công dân phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình, phải suy tư, tìm hiểu, lựa chọn một cách cẩn thận những người có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để bầu họ đại diện cho mình thực thi quyền lực nhà nước.
Để thể hiện ý thức công dân và thực hiện tốt quyền công dân theo Hiến pháp quy định, trong đợt bầu cử sắp tới mỗi người dân yêu nước cần làm những việc sau:
Thứ nhất, phải nhận thức được tầm quan trọng của việc đi bầu cử là một quyền chính trị rất quan trọng mà những ai có tư cách công dân và đủ 18 tuổi trở lên mới có. Khi thực hiện quyền này, công dân còn thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước, không chỉ tham gia xây dựng chính quyền Nhà nước mà còn gián tiếp thiết lập hệ thống cơ quan bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình. Những ai thoái thác thực hiện hoặc nhờ người khác đi bầu thay mình thì đã bỏ lỡ cơ hội được thể hiện ý chí của mình đối với Nhà nước.
Thứ hai, công dân không bắt buộc phải hiểu biết hết tất cả các quy định của pháp luật về bầu cử nhưng phải nắm vững được nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” bởi vì nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Trong đó, phổ thông (phổ thông đầu phiếu) là nguyên tắc nhằm đảm bảo để công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, người đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; bình đẳng là nguyên tắc nhằm bảo đảm để tất cả công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử; trực tiếp là nguyên tắc bảo đảm cho cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua phiếu bầu, trực tiếp bầu ra đại biểu của mình mà không qua một người nào khác; bỏ phiếu kín là nguyên tắc nhằm đảm bảo khách quan trong việc lựa chọn của cử tri. Phiếu bầu của cử tri được bảo đảm bí mật, khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần kể cả cán bộ, nhân viên. Các tổ chức phụ trách bầu cử không ai được can thiệp, gợi ý hay tác động vào việc viết phiếu bầu của cử tri.
Thứ ba, công dân phải góp phần cùng với Nhà nước tuyên truyền về cuộc bầu cử và vận động những người thân trong gia đình mình tích cực tham gia đi bầu.
Tóm lại, việc đi bầu cử, lựa chọn và bầu ra những người có tâm, có tầm, có tài làm người đại biểu nhân dân chính là biến nhận thức, ý thức trách nhiệm thành hành vi cụ thể để thực hiện quyền công dân một cách trọn vẹn. Đây là hành vi chính trị của mỗi công dân nhằm thể hiện ý thức trách nhiệm của mình trong dịp sinh hoạt chính trị quan trọng của đất nước và là thước đo mức độ dân chủ của một xã hội dân chủ, văn minh.
Đi bầu cử chính là hành vi yêu nước./.
Nhân dân - với tư cách là chủ thể của quyền lực chính trị - cần nhận thức và hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa trọng đại của cuộc bầu cử để thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình. Trách nhiệm được hiểu là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Hiểu theo nghĩa đó, trách nhiệm công dân luôn gắn liền với ý thức công dân. Muốn đất nước phát triển văn minh, tiến bộ thì mỗi công dân cần phát huy ý thức công dân của mình, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà nước đề ra, phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Trong cuộc bầu cử, ý thức công dân thể hiện ra là sự hiểu biết về quyền dân chủ, là ý thức về trách nhiệm của người dân đối với vận mệnh tương lai của đất nước thông qua việc tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để cuộc bầu cử thật sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong ngày bầu cử. Về phía công dân phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình, phải suy tư, tìm hiểu, lựa chọn một cách cẩn thận những người có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để bầu họ đại diện cho mình thực thi quyền lực nhà nước.
Để thể hiện ý thức công dân và thực hiện tốt quyền công dân theo Hiến pháp quy định, trong đợt bầu cử sắp tới mỗi người dân yêu nước cần làm những việc sau:
Thứ nhất, phải nhận thức được tầm quan trọng của việc đi bầu cử là một quyền chính trị rất quan trọng mà những ai có tư cách công dân và đủ 18 tuổi trở lên mới có. Khi thực hiện quyền này, công dân còn thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước, không chỉ tham gia xây dựng chính quyền Nhà nước mà còn gián tiếp thiết lập hệ thống cơ quan bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình. Những ai thoái thác thực hiện hoặc nhờ người khác đi bầu thay mình thì đã bỏ lỡ cơ hội được thể hiện ý chí của mình đối với Nhà nước.
Thứ hai, công dân không bắt buộc phải hiểu biết hết tất cả các quy định của pháp luật về bầu cử nhưng phải nắm vững được nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” bởi vì nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Trong đó, phổ thông (phổ thông đầu phiếu) là nguyên tắc nhằm đảm bảo để công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, người đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; bình đẳng là nguyên tắc nhằm bảo đảm để tất cả công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử; trực tiếp là nguyên tắc bảo đảm cho cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua phiếu bầu, trực tiếp bầu ra đại biểu của mình mà không qua một người nào khác; bỏ phiếu kín là nguyên tắc nhằm đảm bảo khách quan trong việc lựa chọn của cử tri. Phiếu bầu của cử tri được bảo đảm bí mật, khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần kể cả cán bộ, nhân viên. Các tổ chức phụ trách bầu cử không ai được can thiệp, gợi ý hay tác động vào việc viết phiếu bầu của cử tri.
Thứ ba, công dân phải góp phần cùng với Nhà nước tuyên truyền về cuộc bầu cử và vận động những người thân trong gia đình mình tích cực tham gia đi bầu.
Tóm lại, việc đi bầu cử, lựa chọn và bầu ra những người có tâm, có tầm, có tài làm người đại biểu nhân dân chính là biến nhận thức, ý thức trách nhiệm thành hành vi cụ thể để thực hiện quyền công dân một cách trọn vẹn. Đây là hành vi chính trị của mỗi công dân nhằm thể hiện ý thức trách nhiệm của mình trong dịp sinh hoạt chính trị quan trọng của đất nước và là thước đo mức độ dân chủ của một xã hội dân chủ, văn minh.
Đi bầu cử chính là hành vi yêu nước./.
Sự thật