Xây dựng nông thôn mới
Kết quả triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang năm 2017, nhiệm vụ năm 2018
- Được đăng: Chủ nhật, 21 Tháng 1 2018 19:32
- Lượt xem: 3397
(TGAG)- Năm 2017, tỉnh An Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020.Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 3379/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 gồm 19 tiêu chí và 49 chỉ tiêu; phân công 16 sở ngành tỉnh phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu.
Công tác tuyên truyền, quán triệt về xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành triển khai thường xuyên, liên tục đến từng địa bàn dân cư. Nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng với phương châm giúp người dân “dễ hiểu, dễ thấy dễ làm và sẵn sàng đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất tham gia xây dựng nông thôn mới”. Nhờ đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên và đặc biệt là tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới, từng bước hoàn thiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Mặc dù, số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” và mức độ đạt tiêu chí ở nhiều xã ở An Giang đạt ở mức trung bình khá so với các địa phương khác, do điều kiện đặc thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định của Trung ương, không chạy theo thành tích, phong trào.
Tính đến tháng 10 năm 2017, toàn tỉnh có 21/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (tương đương 17,65% so tổng số xã), 15 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 49 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 34 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí, bình quân đạt 12,39 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí. Dự kiến trong năm 2017 tỉnh An Giang phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM (nâng tổng số 32 xã NTM theo NQ của HĐND tỉnh).
Những hạn chế, khó khăn
Là tỉnh có dân số đông, mật độ dân cư cao nên suất đầu tư cao cho một xã nông thôn mới tương đối cao (bình quân 90,2 tỷ đồng/xã, gấp ít nhất 2 lần bình quân cả nước) trong khi ngân sách luôn gặp khó khăn. Phần lớn các tiêu chí nông thôn mới cần vốn đạt thấp như trường học (chỉ có 21 xã đạt), môi trường (30 xã), y tế (33 xã), cơ sở vật chất văn hóa (48 xã), giao thông (52 xã). Tỷ lệ tham gia đóng góp của người dân và nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp thấp do đời sống người dân còn nhiều khó khăn trong khi doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình chưa nhiều. Các tiêu chí không cần vốn như thu nhập, hộ nghèo, bảo hiểm xã hội, an ninh trật tự... đã đạt nhưng chưa ổn định và bền vững. Nguồn nhân lực chuyên trách thực hiện chương trình không có, chưa bố trí biên chế cho Văn phòng Điều phối các cấp (tỉnh, huyện, xã), hầu hết là kiêm nhiệm.
Một số chỉ tiêu chủ yếu - Năm 2018
- Phấn đấu có thêm ít nhất 11 xã đạt 19/19 tiêu chí, nâng tổng số xã đạt tiêu chí NTM lên 43/119 xã (chiếm 36,13%);
- 15 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 12,61%);
- 51 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (chiếm 42,86%);
- 10 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí (chiếm 8,4%),
- Không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí.
- Bình quân toàn tỉnh đạt 14 tiêu chí/xã.
Một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động sâu rộng đến người dân. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tổ chức quán triệt cho cán bộ đảng viên, các tổ chức mặt trận đoàn thể các cấp, nhất là cán bộ phụ trách hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Tập trung chỉ đạo xã điểm và chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên diện rộng, để các xã, nhất là các xã nghèo đều được hỗ trợ và ra sức phấn đấu xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình các cấp theo hướng chuyên nghiệp, đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả Chương trình.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở về nghiệp vụ và kỹ năng xây dựng nông thôn mới; đổi mới phương thức và nội dung đào tạo theo hướng sát yêu cầu, người học dễ hiểu, dễ làm.
- Thường xuyên rà soát, tổng kết các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhất là các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng trong toàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, gắn kết với nông dân thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân.
- Điều chỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để phù hợp tình hình, nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới thông qua phát động phong trào thi đua; tăng cường công tác mời gọi đầu tư các doanh nghiệp về nông thôn; chủ động tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà mạnh thường quân và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò chủ thể của người dân và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện của các Ban ấp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
PHẠM THÁI BÌNH
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh
Công tác tuyên truyền, quán triệt về xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành triển khai thường xuyên, liên tục đến từng địa bàn dân cư. Nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng với phương châm giúp người dân “dễ hiểu, dễ thấy dễ làm và sẵn sàng đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất tham gia xây dựng nông thôn mới”. Nhờ đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên và đặc biệt là tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới, từng bước hoàn thiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Mặc dù, số xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” và mức độ đạt tiêu chí ở nhiều xã ở An Giang đạt ở mức trung bình khá so với các địa phương khác, do điều kiện đặc thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định của Trung ương, không chạy theo thành tích, phong trào.
Tính đến tháng 10 năm 2017, toàn tỉnh có 21/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (tương đương 17,65% so tổng số xã), 15 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 49 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 34 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí, bình quân đạt 12,39 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí. Dự kiến trong năm 2017 tỉnh An Giang phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM (nâng tổng số 32 xã NTM theo NQ của HĐND tỉnh).
Những hạn chế, khó khăn
Là tỉnh có dân số đông, mật độ dân cư cao nên suất đầu tư cao cho một xã nông thôn mới tương đối cao (bình quân 90,2 tỷ đồng/xã, gấp ít nhất 2 lần bình quân cả nước) trong khi ngân sách luôn gặp khó khăn. Phần lớn các tiêu chí nông thôn mới cần vốn đạt thấp như trường học (chỉ có 21 xã đạt), môi trường (30 xã), y tế (33 xã), cơ sở vật chất văn hóa (48 xã), giao thông (52 xã). Tỷ lệ tham gia đóng góp của người dân và nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp thấp do đời sống người dân còn nhiều khó khăn trong khi doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình chưa nhiều. Các tiêu chí không cần vốn như thu nhập, hộ nghèo, bảo hiểm xã hội, an ninh trật tự... đã đạt nhưng chưa ổn định và bền vững. Nguồn nhân lực chuyên trách thực hiện chương trình không có, chưa bố trí biên chế cho Văn phòng Điều phối các cấp (tỉnh, huyện, xã), hầu hết là kiêm nhiệm.
Một số chỉ tiêu chủ yếu - Năm 2018
- Phấn đấu có thêm ít nhất 11 xã đạt 19/19 tiêu chí, nâng tổng số xã đạt tiêu chí NTM lên 43/119 xã (chiếm 36,13%);
- 15 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 12,61%);
- 51 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (chiếm 42,86%);
- 10 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí (chiếm 8,4%),
- Không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí.
- Bình quân toàn tỉnh đạt 14 tiêu chí/xã.
Một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động sâu rộng đến người dân. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tổ chức quán triệt cho cán bộ đảng viên, các tổ chức mặt trận đoàn thể các cấp, nhất là cán bộ phụ trách hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Tập trung chỉ đạo xã điểm và chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên diện rộng, để các xã, nhất là các xã nghèo đều được hỗ trợ và ra sức phấn đấu xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình các cấp theo hướng chuyên nghiệp, đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả Chương trình.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở về nghiệp vụ và kỹ năng xây dựng nông thôn mới; đổi mới phương thức và nội dung đào tạo theo hướng sát yêu cầu, người học dễ hiểu, dễ làm.
- Thường xuyên rà soát, tổng kết các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhất là các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng trong toàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, gắn kết với nông dân thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân.
- Điều chỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để phù hợp tình hình, nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới thông qua phát động phong trào thi đua; tăng cường công tác mời gọi đầu tư các doanh nghiệp về nông thôn; chủ động tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà mạnh thường quân và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò chủ thể của người dân và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện của các Ban ấp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
PHẠM THÁI BÌNH
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh