Xây dựng nông thôn mới
Long Điền A - hành trình đến danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao
- Được đăng: Thứ hai, 29 Tháng 3 2021 13:12
- Lượt xem: 1195
(TUAG)- Vào năm 2016, xã Long Điền A vinh dự đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã nông thôn mới. Một trong 2 xã về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện Chợ Mới, cũng là một trong những xã nông thôn mới thuộc “tốp” về đầu của tỉnh. Sau thời gian phấn đấu của cả hệ thống chính trị, đến nay xã đã về đích nông thôn mới nâng cao.
Trở lại Long Điền A sau 5 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, không khó để nhận thấy diện mạo nông thôn ở địa phương đã có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở như điện - đường - trường - trạm đã được đầu tư, xây dựng ngày càng hoàn thiện, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Điền A chia sẻ: Sự “đồng tâm, đồng sức, đồng lòng” với quyết tâm chính trị, một tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã nhà. Trong đó, vai trò chủ thể của Nhân dân được phát huy mạnh mẽ, đã đồng hành cùng hệ thống chính trị trong suốt thời gian thực hiện. Sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã về vật chất, tinh thần, công sức để thực hiện đạt các chỉ tiêu, tiêu chí.
Xác định phát triển kinh tế là gốc, Long Điền A chú trọng, triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, quy hoạch gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu và vườn cây ăn trái. Nâng diện tích đất vườn của xã lên 222 ha, chủ yếu trồng xoài ba màu, bưởi, chanh, mít… thu về lợi nhuận từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 lần so với trồng lúa.
Nông dân Phạm Văn Thấy - ngụ ấp Long Thuận 1, xã Long Điền A cho biết: Tôi bắt đầu chuyển đổi lên vườn khoảng 15 tháng nay. Theo nhận thấy thì làm lúa thời điểm này không đem lại hiệu quả lắm, năng suất không cao, khó phát triển kinh tế. Một công lúa chỉ cho lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng một năm. Do đó, tui mới mạnh dạn chuyển lên vườn xoài và ổi. Theo tính toán, dù trong tình hình giá đang khá thấp, nhưng với gần 3 công đất ổi thu lợi mỗi tháng của gia đình cũng từ 4 - 5 triệu đồng.
Song hành cùng với nông nghiệp, thì tiểu thủ công nghiệp cũng là ngành chiến lược. Sản phẩm làng nghề mộc Chợ Thủ vươn xa, không chỉ trong tỉnh mà đến các thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, giá cả phải chăng, từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng tùy chất liệu gỗ, tạo nên thương hiệu sản phẩm làng nghề, đứng vững trên thị trường. Hiện làng nghề có trên 1.000 hộ làm nghề mộc, với 100 cơ sở lớn nhỏ tập trung dọc theo Tỉnh lộ 942, giải quyết hơn 2.000 lao động có việc làm ổn định. Mỗi năm làng nghề làm ra trên 50.000 sản phẩm, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng.
Chú Trần Minh Đoàn - chủ cơ sở mộc Ba Đoàn cho biết: Trước đây, mỗi cơ sở trong làng nghề phải tự tìm đầu ra, nhưng đến nay, chúng tôi đã liên kết được với các đầu mối tiêu thụ, phân phối sản phẩm ra các tỉnh bạn. Các sản phẩm làm ra, được đưa thẳng đến các đầu mối để phân phối, cơ bản ổn định, liên tục. Hiện sản phẩm làng nghề đã đi ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông Nam Bộ. Về chủng loại, tới nay, làng nghề sản xuất khá đa dạng, từ sản phẩm truyền thống như tủ thờ, đồ gia dụng, đến các sản phẩm trang trí nội thất trong gia đình.
Hiện toàn xã có 8.462 người trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động tại địa phương, đạt tỷ lệ 96,05%. Hầu hết người lao động được đào tạo, có việc làm ổn định, nên mức thu nhập của người dân được nâng lên không ngừng. Tính đến cuối năm 2020, bình quân người dân Long Điền A có thu nhập hơn 60 triệu 560 ngàn đồng (tăng 25,5 triệu đồng so với năm 2015). Toàn xã chỉ còn 29 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,67%.
Tất cả các tuyến đường trên địa bàn xã đều được bê-tông kiên cố; 99,98% hộ dân sử dụng điện an toàn, thường xuyên; 100% hộ sử dụng nước sạch; 98,11% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; 92,59% tỷ lệ hộ tham gia thu gom rác thải. Tính trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tổng nguồn vốn địa phương đã huy động đầu tư xây dựng cho nông thôn mới nâng cao là hơn 22,5 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp hơn 6,5 tỷ đồng.
Đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Điền A chia sẻ thêm: Trong thời gian tới, xác định việc xây dựng nông thôn mới là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, trước tiên chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung cao độ công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để đạt mục tiêu đề ra là giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới nâng cao, đồng hành với việc thực hiện tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường huy động nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới, thực hiện lồng ghép, có hiệu quả từ việc tranh thủ nguồn vốn các chương trình khác. Tích cực, chủ động huy động sự tham gia đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, người dân, doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới.
Hơn 90 năm trước, mảnh đất Long Điền - Chợ Thủ đã ghi vào lịch sử là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh An Giang; thì giờ đây, nhắc đến Long Điền A, mọi người sẽ còn biết đến là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Chợ Mới, nay đã bứt phá đạt danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao và trong tương lai tiếp tục trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu./.
Trở lại Long Điền A sau 5 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, không khó để nhận thấy diện mạo nông thôn ở địa phương đã có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở như điện - đường - trường - trạm đã được đầu tư, xây dựng ngày càng hoàn thiện, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Điền A chia sẻ: Sự “đồng tâm, đồng sức, đồng lòng” với quyết tâm chính trị, một tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã nhà. Trong đó, vai trò chủ thể của Nhân dân được phát huy mạnh mẽ, đã đồng hành cùng hệ thống chính trị trong suốt thời gian thực hiện. Sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã về vật chất, tinh thần, công sức để thực hiện đạt các chỉ tiêu, tiêu chí.
Xác định phát triển kinh tế là gốc, Long Điền A chú trọng, triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, quy hoạch gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu và vườn cây ăn trái. Nâng diện tích đất vườn của xã lên 222 ha, chủ yếu trồng xoài ba màu, bưởi, chanh, mít… thu về lợi nhuận từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 lần so với trồng lúa.
Nông dân Phạm Văn Thấy - ngụ ấp Long Thuận 1, xã Long Điền A cho biết: Tôi bắt đầu chuyển đổi lên vườn khoảng 15 tháng nay. Theo nhận thấy thì làm lúa thời điểm này không đem lại hiệu quả lắm, năng suất không cao, khó phát triển kinh tế. Một công lúa chỉ cho lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng một năm. Do đó, tui mới mạnh dạn chuyển lên vườn xoài và ổi. Theo tính toán, dù trong tình hình giá đang khá thấp, nhưng với gần 3 công đất ổi thu lợi mỗi tháng của gia đình cũng từ 4 - 5 triệu đồng.
Song hành cùng với nông nghiệp, thì tiểu thủ công nghiệp cũng là ngành chiến lược. Sản phẩm làng nghề mộc Chợ Thủ vươn xa, không chỉ trong tỉnh mà đến các thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, giá cả phải chăng, từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng tùy chất liệu gỗ, tạo nên thương hiệu sản phẩm làng nghề, đứng vững trên thị trường. Hiện làng nghề có trên 1.000 hộ làm nghề mộc, với 100 cơ sở lớn nhỏ tập trung dọc theo Tỉnh lộ 942, giải quyết hơn 2.000 lao động có việc làm ổn định. Mỗi năm làng nghề làm ra trên 50.000 sản phẩm, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng.
Chú Trần Minh Đoàn - chủ cơ sở mộc Ba Đoàn cho biết: Trước đây, mỗi cơ sở trong làng nghề phải tự tìm đầu ra, nhưng đến nay, chúng tôi đã liên kết được với các đầu mối tiêu thụ, phân phối sản phẩm ra các tỉnh bạn. Các sản phẩm làm ra, được đưa thẳng đến các đầu mối để phân phối, cơ bản ổn định, liên tục. Hiện sản phẩm làng nghề đã đi ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông Nam Bộ. Về chủng loại, tới nay, làng nghề sản xuất khá đa dạng, từ sản phẩm truyền thống như tủ thờ, đồ gia dụng, đến các sản phẩm trang trí nội thất trong gia đình.
Hiện toàn xã có 8.462 người trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động tại địa phương, đạt tỷ lệ 96,05%. Hầu hết người lao động được đào tạo, có việc làm ổn định, nên mức thu nhập của người dân được nâng lên không ngừng. Tính đến cuối năm 2020, bình quân người dân Long Điền A có thu nhập hơn 60 triệu 560 ngàn đồng (tăng 25,5 triệu đồng so với năm 2015). Toàn xã chỉ còn 29 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,67%.
Tất cả các tuyến đường trên địa bàn xã đều được bê-tông kiên cố; 99,98% hộ dân sử dụng điện an toàn, thường xuyên; 100% hộ sử dụng nước sạch; 98,11% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; 92,59% tỷ lệ hộ tham gia thu gom rác thải. Tính trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tổng nguồn vốn địa phương đã huy động đầu tư xây dựng cho nông thôn mới nâng cao là hơn 22,5 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp hơn 6,5 tỷ đồng.
Đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Điền A chia sẻ thêm: Trong thời gian tới, xác định việc xây dựng nông thôn mới là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, trước tiên chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung cao độ công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để đạt mục tiêu đề ra là giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới nâng cao, đồng hành với việc thực hiện tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường huy động nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới, thực hiện lồng ghép, có hiệu quả từ việc tranh thủ nguồn vốn các chương trình khác. Tích cực, chủ động huy động sự tham gia đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, người dân, doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới.
Hơn 90 năm trước, mảnh đất Long Điền - Chợ Thủ đã ghi vào lịch sử là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh An Giang; thì giờ đây, nhắc đến Long Điền A, mọi người sẽ còn biết đến là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Chợ Mới, nay đã bứt phá đạt danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao và trong tương lai tiếp tục trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu./.
Thanh Liên, Nhật Nam, Bảo Dinh