Xây dựng nông thôn mới
Phóng viên TTXVN giành giải A Cuộc thi viết về nông thôn mới tỉnh An Giang
- Được đăng: Thứ ba, 02 Tháng 6 2020 19:42
- Lượt xem: 1615
(TUAG)- Chiều 2/6, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức Lễ trao giải cuộc thi báo chí viết về nông thôn mới tỉnh An Giang năm 2019. Có 27 tác phẩm báo chí xuất sắc ở 3 loại hình gồm báo in, phát thanh và truyền hình được trao giải; trong đó phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã xuất sắc giành giải A ở thể loại báo in và nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho tác phẩm đoạt giải cao tại cuộc thi.
Cuộc thi báo chí viết về nông thôn mới tỉnh An Giang năm 2019 đã thu hút đông đảo hội viên Hội Nhà báo và những người làm báo không chuyên trong và ngoài tỉnh An Giang tham gia; sau gần 6 tháng phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 550 tác phẩm báo chí dự thi ở 3 loại hình báo in, phát thanh và truyền hình. Trong đó, báo in có 175 tác phẩm, phát thanh có 185 tác phẩm và truyền hình có 190 tác phẩm.
Ban tổ chức đã trao 3 giải A, 3 giải B, 6 giải C và 15 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc. Trong đó, chùm 4 bài viết về hành trình 10 năm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang của Nhà báo Võ Thanh Sang, phóng viên Cơ quan thường trú TTXVN tại tỉnh An Giang đạt giải A ở loại hình báo in; tác phẩm "Lương An Trà ngày trở về trọn niềm vui" của nhóm tác giả Nguyễn Tú, Khái Hưng, Bá Phúc, Văn Điền, đơn vị Đài Phát thanh -Truyền hình An Giang đạt giải A ở loại hình phát thanh và tác phẩm "Người Chăm Châu Phong chung tay xây dựng nông thôn mới" của nhóm tác giả Tuấn Khanh, Khương Duy, Ngọc Thiệu, đơn vị Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang đạt giải A ở loại hình Truyền hình.
Vượt qua 175 bài dự thi ở thể loại báo in, chùm 4 bài viết về hành trình 10 năm xây dựng nông thôn mới tại An Giang gồm: “Xây dựng nông thôn mới phù hợp với xuất phát điểm của địa phương”, “Một số chỉ tiêu đạt nhưng thiếu bền vững”, “Phát triển du lịch sinh thái gắn với sản xuất nông nghiệp” và “Đòn bẩy chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn” của Nhà báo Võ Thanh Sang - phóng viên Cơ quan thường trú TTXVN tại tỉnh An đã xuất sắc giành giải A tại cuộc thi. Ngoài ra, Nhà báo Thanh Sang còn được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng bằng khen cho tác phẩm đoạt giải cao tại cuộc thi.
Ông Trương Minh Thuần, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang cho biết, đây là lần đầu tiên tỉnh An Giang tổ chức cuộc thi viết về nông thôn mới nhưng đã nhận được sự quan tâm và tham gia của đông đảo phóng viên, nhà báo chuyên và không chuyên trong và ngoài tỉnh An Giang. Các tác phẩm dự thi đã tập trung phản ánh những tấm gương nông dân làm kinh tế giỏi, biểu dương nhân tố mới biết phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là phong trào Nhà nước và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới như phong trào kiên cố hóa cầu, đường giao thông nông, xóa nhà tạm,…
“Cuộc thi báo chí viết về xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang không chỉ là cơ hội để các cơ quan báo chí, các nhà báo tham gia tuyên truyền về công tác xây dựng nông thôn mới mà còn là dịp để tỉnh An Giang nhìn nhận, đánh giá lại những kết quả của phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn, cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, xã hội và toàn dân chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng nông thôn mới. Do đó, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang khẳng định công tác truyền thông là một giải pháp quan trọng để tỉnh chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới thành công trong thời gian vừa qua”- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang nhấn mạnh.
Khi mới bắt tay xây dựng nông thôn mới, tỉnh An Giang có 108/119 xã (chiếm 90,8%) xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, đến tháng 3/2020, An Giang đã có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó có 1 huyện nông thôn mới (huyện Thoại Sơn), 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên); đồng thời có 61/119 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (51,26%), tăng 48 xã so với giai đoạn (2011 - 2015) và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với lộ trình; 6 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 48 xã đạt 10 – 14 tiêu chí, 4 xã đạt 9 tiêu chí; không còn xã dưới 9 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt gần 42 triệu đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2010). Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, đến đầu năm 2020, An Giang còn 14.170 hộ nghèo, chiếm 2,63%; hộ cận nghèo có 29.414 hộ, chiếm 5,45%); hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 3.318 hộ, chiếm 12,21%/tổng số hộ dân tộc thiểu số.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn vốn tỉnh An Giang huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới là trên 11.820 tỷ đồng. Trong đó vốn người dân đóng góp hơn 991 tỷ đồng, chiếm 8,38% (gồm: 600 tỷ đồng tiền mặt; trên 82.659 ngày công lao động (quy đổi thành tiền khoảng trên 115 tỷ đồng); hiến trên 178.087 m2 đất ở, giá trị hiến đất (quy đổi thành tiền khoảng 164 tỷ đồng); vật tư quy đổi thành tiền 65 tỷ đồng)… Với số tiền đóng góp của người dân, An Giang đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới như cầu, đường giao thông nông thôn; hỗ trợ nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; cất nhà tình nghĩa...
Trong năm 2020, tỉnh An Giang phấn đấu có 14 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu có thêm 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 2 huyện (huyện Chợ Mới và Châu Thành) đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 3 xã/huyện phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao./.
Cuộc thi báo chí viết về nông thôn mới tỉnh An Giang năm 2019 đã thu hút đông đảo hội viên Hội Nhà báo và những người làm báo không chuyên trong và ngoài tỉnh An Giang tham gia; sau gần 6 tháng phát động cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 550 tác phẩm báo chí dự thi ở 3 loại hình báo in, phát thanh và truyền hình. Trong đó, báo in có 175 tác phẩm, phát thanh có 185 tác phẩm và truyền hình có 190 tác phẩm.
Ban tổ chức đã trao 3 giải A, 3 giải B, 6 giải C và 15 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc. Trong đó, chùm 4 bài viết về hành trình 10 năm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang của Nhà báo Võ Thanh Sang, phóng viên Cơ quan thường trú TTXVN tại tỉnh An Giang đạt giải A ở loại hình báo in; tác phẩm "Lương An Trà ngày trở về trọn niềm vui" của nhóm tác giả Nguyễn Tú, Khái Hưng, Bá Phúc, Văn Điền, đơn vị Đài Phát thanh -Truyền hình An Giang đạt giải A ở loại hình phát thanh và tác phẩm "Người Chăm Châu Phong chung tay xây dựng nông thôn mới" của nhóm tác giả Tuấn Khanh, Khương Duy, Ngọc Thiệu, đơn vị Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang đạt giải A ở loại hình Truyền hình.
Vượt qua 175 bài dự thi ở thể loại báo in, chùm 4 bài viết về hành trình 10 năm xây dựng nông thôn mới tại An Giang gồm: “Xây dựng nông thôn mới phù hợp với xuất phát điểm của địa phương”, “Một số chỉ tiêu đạt nhưng thiếu bền vững”, “Phát triển du lịch sinh thái gắn với sản xuất nông nghiệp” và “Đòn bẩy chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn” của Nhà báo Võ Thanh Sang - phóng viên Cơ quan thường trú TTXVN tại tỉnh An đã xuất sắc giành giải A tại cuộc thi. Ngoài ra, Nhà báo Thanh Sang còn được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng bằng khen cho tác phẩm đoạt giải cao tại cuộc thi.
Ông Trương Minh Thuần, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang cho biết, đây là lần đầu tiên tỉnh An Giang tổ chức cuộc thi viết về nông thôn mới nhưng đã nhận được sự quan tâm và tham gia của đông đảo phóng viên, nhà báo chuyên và không chuyên trong và ngoài tỉnh An Giang. Các tác phẩm dự thi đã tập trung phản ánh những tấm gương nông dân làm kinh tế giỏi, biểu dương nhân tố mới biết phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là phong trào Nhà nước và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới như phong trào kiên cố hóa cầu, đường giao thông nông, xóa nhà tạm,…
“Cuộc thi báo chí viết về xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang không chỉ là cơ hội để các cơ quan báo chí, các nhà báo tham gia tuyên truyền về công tác xây dựng nông thôn mới mà còn là dịp để tỉnh An Giang nhìn nhận, đánh giá lại những kết quả của phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo chuyển biến về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn, cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, xã hội và toàn dân chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng nông thôn mới. Do đó, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang khẳng định công tác truyền thông là một giải pháp quan trọng để tỉnh chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới thành công trong thời gian vừa qua”- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang nhấn mạnh.
Khi mới bắt tay xây dựng nông thôn mới, tỉnh An Giang có 108/119 xã (chiếm 90,8%) xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, đến tháng 3/2020, An Giang đã có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó có 1 huyện nông thôn mới (huyện Thoại Sơn), 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên); đồng thời có 61/119 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (51,26%), tăng 48 xã so với giai đoạn (2011 - 2015) và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với lộ trình; 6 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 48 xã đạt 10 – 14 tiêu chí, 4 xã đạt 9 tiêu chí; không còn xã dưới 9 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt gần 42 triệu đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2010). Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, đến đầu năm 2020, An Giang còn 14.170 hộ nghèo, chiếm 2,63%; hộ cận nghèo có 29.414 hộ, chiếm 5,45%); hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 3.318 hộ, chiếm 12,21%/tổng số hộ dân tộc thiểu số.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn vốn tỉnh An Giang huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới là trên 11.820 tỷ đồng. Trong đó vốn người dân đóng góp hơn 991 tỷ đồng, chiếm 8,38% (gồm: 600 tỷ đồng tiền mặt; trên 82.659 ngày công lao động (quy đổi thành tiền khoảng trên 115 tỷ đồng); hiến trên 178.087 m2 đất ở, giá trị hiến đất (quy đổi thành tiền khoảng 164 tỷ đồng); vật tư quy đổi thành tiền 65 tỷ đồng)… Với số tiền đóng góp của người dân, An Giang đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới như cầu, đường giao thông nông thôn; hỗ trợ nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; cất nhà tình nghĩa...
Trong năm 2020, tỉnh An Giang phấn đấu có 14 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu có thêm 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 2 huyện (huyện Chợ Mới và Châu Thành) đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 3 xã/huyện phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao./.
Công Mạo