Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang lại nhiều hiệu quả thiết thực
- Được đăng: Thứ năm, 17 Tháng 12 2020 15:44
- Lượt xem: 1252
(TUAG)- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn của Ðảng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, góp phần tích cực và thiết thực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.
Ngay từ đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo cuộc vận động (BCĐ CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các tổ chức thành viên của MTTQ và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về CVĐ; vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực vận động người thân trong gia đình hưởng ứng và tham gia thực hiện CVĐ, xem hàng Việt là sự lựa chọn và ưu tiên hàng đầu khi mua sản phẩm tiêu dùng cho gia đình và cá nhân; các tổ chức, đơn vị trong tỉnh sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công... góp phần làm cho sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương; đồng thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh chương trình bán hàng Việt qua điện thoại, Zalo, Facebook... nhằm phục vụ nhu cầu cho người dân, ở tại nhà mà vẫn mua được hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong cộng đồng. Qua đó, người dân có điều kiện ủng hộ hàng hóa chất lượng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Năm 2020, các sở, ngành, thành viên BCĐ CVĐ tỉnh và BCĐ CVĐ cấp huyện tổ chức tuyên truyền được 124 cuộc với 6.516 lượt người tham dự.
Phát hành “Sổ tay Người tiêu dùng” năm 2020 trong hệ thống MTTQ từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức thành viên để làm tài liệu tuyên truyền nhằm cung cấp những thông tin cần thiết đến người tiêu dùng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giới thiệu các doanh nghiệp của An Giang được người tiêu dùng bình chọn đạt nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020; các điểm bán hàng Việt Nam chất lượng trên địa bàn tỉnh An Giang; cách phân biệt hàng giả, hàng nhái được bày bán trên thị trường.
Song song đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã tiến hành khảo sát về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại huyện Tịnh Biên, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc (mỗi đơn vị chọn 01 xã). Tổng số phiếu khảo sát 300 phiếu (mỗi huyện 100 phiếu). Từ kết quả khảo sát cho thấy, tại các địa phương được khảo sát, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chiếm tỷ lệ rất thấp, việc chứa chấp hàng ngoại nhập lậu đã giảm đáng kể so với trước đây, nhận thức của người dân cũng ngày càng được nâng lên. Việc đai vác mướn cho đối tượng buôn lậu được người dân đánh giá giảm nhiều so với trước. Các cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng rất kiên quyết đối với công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Người dân đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia cùng các ngành chức năng tại địa phương phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, theo đánh giá của người dân được khảo sát cho rằng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn xảy ra ở một vài nơi và người dân còn e ngại trong việc tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh và thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả, cụ thể:
Sở Thông tin và Truyền thông: Đã xây dựng banner và chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” để tuyên truyền CVĐ trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang. Qua đó, đã tuyên truyền được 11 tin, bài về các hoạt động hưởng ứng CVĐ; chuyên mục “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang” nhằm cập nhật, đăng tải các văn bản của tỉnh cũng như các quyết định, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang, danh sách các đơn vị được trao quyền sử dụng “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang”,… để người tiêu dùng biết về nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên cơ sở áp dụng những quy trình, quy chuẩn theo hướng an toàn. Theo định hướng tuyên truyền của Sở, Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện tuyên truyền trên 754 tin, 406 bài, 73 chuyên mục, 15 câu chuyện truyền thanh, 12 phóng sự; Đài truyền thanh huyện Tịnh Biên và Tri Tôn còn thực hiện tuyên truyền bằng tiếng Khmer cho đồng bào dân tộc trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức, có cái nhìn đúng và ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa chất lượng, tránh mua hàng giả, hàng nhái.
Sở Công thương: Thường xuyên đăng tin, bài về tình hình thị trường hàng hóa, thông tin sản phẩm, các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng trên Cổng thông tinh điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương, Báo An Giang online, Trang web sanphamangiang.com, Zalo cá nhân và Facebook An Giang. Tuyên truyền cảnh báo đến người dân và doanh nghiệp những trường hợp kinh doanh trực tuyến gian lận, không hiệu quả; những chương trình hỗ trợ của Trung ương và địa phương dành cho doanh nghiệp để tăng cường quảng bá sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh trên môi trường mạng; thông tin về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Năm 2020, toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện đã lồng ghép tuyên truyền CVĐ vào công tác tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trung tâm Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện được 12.756 băng rol; 17.386 m2 pano; 45.644 cờ, phướn; 90 hộp đèn; 169 xe hoa, 293 lượt xe phóng thanh 690 tin bài đăng với các nội dung tuyên truyền, cổ động rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân...
Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang: Thực hiện gần 100 tin, trên 20 phóng sự, thực hiện Tiết mục “Người Việt dùng hàng Việt” mỗi tháng/1 kỳ, thời lượng 5 phút. Theo đó, tập trung tuyên truyền về các nội dung như: Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất tới thị trường tiêu thụ, thông qua các chuyến xe đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn; hội thảo về chương trình và giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng, quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ về văn hóa mua bán, tôn vinh những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao; các hàng hóa chủ lực của An Giang tham gia tất cả hội chợ trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm đối tác khu vực miền Trung; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Báo An Giang: Tiếp tục tuyên truyền trên báo in, báo điện tử An Giang về CVĐ như: Tuyên truyền những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng nội địa để người tiêu dùng tiếp cận và ủng hộ hàng Việt góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tỉnh nhà nói riêng, hàng Việt Nam nói chung. Năm 2020, đăng hơn 300 tin, ảnh về công tác tuyên truyền CVĐ của các ngành, các cấp trong tỉnh; 64 bài phản ánh giới thiệu những chuyến hàng Việt về nông thôn; nỗ lực của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hàng Việt Nam đạt chất lượng cao; giới thiệu các sản phẩm của An Giang được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao; các hoạt động tham gia bình ổn thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng.
Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao. Ngày hội diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa ẩm thực bao gồm 22 gian hàng ẩm thực phố hàng rong, gian hàng quần áo “0” đồng, gian hàng thư pháp câu đối Tết, thi hát karaoke, gian hàng tặng sách truyện, làm thẻ thư viện miễn phí cho con đoàn viên, gian hàng ưu đãi giảm giá các sản phẩm thiết yếu với mức giảm từ 5% - 30% dành cho đoàn viên…
Tỉnh Đoàn: Các cấp bộ Đoàn, Hội trong tỉnh thường xuyên phối hợp các ngành liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên tích cực hưởng ứng CVĐ với phương châm “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực”. Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang năm 2020”, hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, đoàn viên, thanh niên và Nhân dân về ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và phong trào của Hội; tiếp tục phối hợp với Công ty Ajnomoto tổ chức các buổi học nấu ăn cho hội viên, phụ nữ tại cộng đồng và tại Tỉnh Hội. Qua đó, phát động các cấp Hội hưởng ứng thực hiện CVĐ “Phụ nữ cả nước tích cực thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”, với thông điệp “Bữa cơm ngon, gia đình khỏe, hạnh phúc nhân đôi”.
Hội Cựu chiến binh tỉnh: Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện CVĐ năm 2020 trong hệ thống Hội. Qua đó, hướng dẫn Hội Cựu chiến binh cấp xã lồng ghép tuyên truyền trong hội viên và các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư, cao điểm vào dịp trước Tết Nguyên Đán 2020 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân trong thực hiện CVĐ.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đa số người dân. Đặc biệt, các doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược kinh doanh, phù hợp với thị trường từng vùng, tìm thị trường cho sản phẩm; xây dựng điểm bán hàng Việt Nam ở cấp huyện đã giúp người tiêu dùng có cơ hội được tiếp cận và sử dụng nguồn hàng hóa thuần Việt với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân.
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn được tiếp cận với các sản phẩm hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng, có giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; giúp người tiêu dùng nông thôn tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt. Doanh số bán hàng và số lượt khách tham quan và mua sắm mỗi năm ngày càng tăng cho thấy tín hiệu tích cực của chương trình, đặc biệt là tổ chức phiên chợ theo hình thức siêu thị di động được người dân nhiệt tình ủng hộ. Thiết nghĩ, trong thời gian tới để cuộc vận động ngày càng đạt hiệu quả, đòi hỏi các ngành chức năng phải không ngừng nỗ lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sự chung tay hưởng ứng của doanh nghiệp và người dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định giá cả thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm và từ đó giúp cho hàng hóa Việt Nam đứng vững trên thị trường nội địa.
Ngay từ đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo cuộc vận động (BCĐ CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các tổ chức thành viên của MTTQ và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về CVĐ; vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực vận động người thân trong gia đình hưởng ứng và tham gia thực hiện CVĐ, xem hàng Việt là sự lựa chọn và ưu tiên hàng đầu khi mua sản phẩm tiêu dùng cho gia đình và cá nhân; các tổ chức, đơn vị trong tỉnh sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công... góp phần làm cho sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương; đồng thời, giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh chương trình bán hàng Việt qua điện thoại, Zalo, Facebook... nhằm phục vụ nhu cầu cho người dân, ở tại nhà mà vẫn mua được hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong cộng đồng. Qua đó, người dân có điều kiện ủng hộ hàng hóa chất lượng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Năm 2020, các sở, ngành, thành viên BCĐ CVĐ tỉnh và BCĐ CVĐ cấp huyện tổ chức tuyên truyền được 124 cuộc với 6.516 lượt người tham dự.
Phát hành “Sổ tay Người tiêu dùng” năm 2020 trong hệ thống MTTQ từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức thành viên để làm tài liệu tuyên truyền nhằm cung cấp những thông tin cần thiết đến người tiêu dùng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giới thiệu các doanh nghiệp của An Giang được người tiêu dùng bình chọn đạt nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2020; các điểm bán hàng Việt Nam chất lượng trên địa bàn tỉnh An Giang; cách phân biệt hàng giả, hàng nhái được bày bán trên thị trường.
Song song đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã tiến hành khảo sát về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại huyện Tịnh Biên, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc (mỗi đơn vị chọn 01 xã). Tổng số phiếu khảo sát 300 phiếu (mỗi huyện 100 phiếu). Từ kết quả khảo sát cho thấy, tại các địa phương được khảo sát, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chiếm tỷ lệ rất thấp, việc chứa chấp hàng ngoại nhập lậu đã giảm đáng kể so với trước đây, nhận thức của người dân cũng ngày càng được nâng lên. Việc đai vác mướn cho đối tượng buôn lậu được người dân đánh giá giảm nhiều so với trước. Các cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng rất kiên quyết đối với công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Người dân đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia cùng các ngành chức năng tại địa phương phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, theo đánh giá của người dân được khảo sát cho rằng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn xảy ra ở một vài nơi và người dân còn e ngại trong việc tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh và thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả, cụ thể:
Sở Thông tin và Truyền thông: Đã xây dựng banner và chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” để tuyên truyền CVĐ trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang. Qua đó, đã tuyên truyền được 11 tin, bài về các hoạt động hưởng ứng CVĐ; chuyên mục “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang” nhằm cập nhật, đăng tải các văn bản của tỉnh cũng như các quyết định, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang, danh sách các đơn vị được trao quyền sử dụng “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang”,… để người tiêu dùng biết về nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên cơ sở áp dụng những quy trình, quy chuẩn theo hướng an toàn. Theo định hướng tuyên truyền của Sở, Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện tuyên truyền trên 754 tin, 406 bài, 73 chuyên mục, 15 câu chuyện truyền thanh, 12 phóng sự; Đài truyền thanh huyện Tịnh Biên và Tri Tôn còn thực hiện tuyên truyền bằng tiếng Khmer cho đồng bào dân tộc trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức, có cái nhìn đúng và ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa chất lượng, tránh mua hàng giả, hàng nhái.
Sở Công thương: Thường xuyên đăng tin, bài về tình hình thị trường hàng hóa, thông tin sản phẩm, các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng trên Cổng thông tinh điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương, Báo An Giang online, Trang web sanphamangiang.com, Zalo cá nhân và Facebook An Giang. Tuyên truyền cảnh báo đến người dân và doanh nghiệp những trường hợp kinh doanh trực tuyến gian lận, không hiệu quả; những chương trình hỗ trợ của Trung ương và địa phương dành cho doanh nghiệp để tăng cường quảng bá sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh trên môi trường mạng; thông tin về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Năm 2020, toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện đã lồng ghép tuyên truyền CVĐ vào công tác tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trung tâm Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện được 12.756 băng rol; 17.386 m2 pano; 45.644 cờ, phướn; 90 hộp đèn; 169 xe hoa, 293 lượt xe phóng thanh 690 tin bài đăng với các nội dung tuyên truyền, cổ động rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân...
Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang: Thực hiện gần 100 tin, trên 20 phóng sự, thực hiện Tiết mục “Người Việt dùng hàng Việt” mỗi tháng/1 kỳ, thời lượng 5 phút. Theo đó, tập trung tuyên truyền về các nội dung như: Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất tới thị trường tiêu thụ, thông qua các chuyến xe đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn; hội thảo về chương trình và giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng, quảng bá giới thiệu sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ về văn hóa mua bán, tôn vinh những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao; các hàng hóa chủ lực của An Giang tham gia tất cả hội chợ trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm đối tác khu vực miền Trung; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Báo An Giang: Tiếp tục tuyên truyền trên báo in, báo điện tử An Giang về CVĐ như: Tuyên truyền những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng nội địa để người tiêu dùng tiếp cận và ủng hộ hàng Việt góp phần quảng bá, xây dựng thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tỉnh nhà nói riêng, hàng Việt Nam nói chung. Năm 2020, đăng hơn 300 tin, ảnh về công tác tuyên truyền CVĐ của các ngành, các cấp trong tỉnh; 64 bài phản ánh giới thiệu những chuyến hàng Việt về nông thôn; nỗ lực của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hàng Việt Nam đạt chất lượng cao; giới thiệu các sản phẩm của An Giang được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao; các hoạt động tham gia bình ổn thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng.
Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao. Ngày hội diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa ẩm thực bao gồm 22 gian hàng ẩm thực phố hàng rong, gian hàng quần áo “0” đồng, gian hàng thư pháp câu đối Tết, thi hát karaoke, gian hàng tặng sách truyện, làm thẻ thư viện miễn phí cho con đoàn viên, gian hàng ưu đãi giảm giá các sản phẩm thiết yếu với mức giảm từ 5% - 30% dành cho đoàn viên…
Tỉnh Đoàn: Các cấp bộ Đoàn, Hội trong tỉnh thường xuyên phối hợp các ngành liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên tích cực hưởng ứng CVĐ với phương châm “Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực”. Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang năm 2020”, hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, đoàn viên, thanh niên và Nhân dân về ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và phong trào của Hội; tiếp tục phối hợp với Công ty Ajnomoto tổ chức các buổi học nấu ăn cho hội viên, phụ nữ tại cộng đồng và tại Tỉnh Hội. Qua đó, phát động các cấp Hội hưởng ứng thực hiện CVĐ “Phụ nữ cả nước tích cực thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”, với thông điệp “Bữa cơm ngon, gia đình khỏe, hạnh phúc nhân đôi”.
Hội Cựu chiến binh tỉnh: Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện CVĐ năm 2020 trong hệ thống Hội. Qua đó, hướng dẫn Hội Cựu chiến binh cấp xã lồng ghép tuyên truyền trong hội viên và các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư, cao điểm vào dịp trước Tết Nguyên Đán 2020 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân trong thực hiện CVĐ.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đa số người dân. Đặc biệt, các doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược kinh doanh, phù hợp với thị trường từng vùng, tìm thị trường cho sản phẩm; xây dựng điểm bán hàng Việt Nam ở cấp huyện đã giúp người tiêu dùng có cơ hội được tiếp cận và sử dụng nguồn hàng hóa thuần Việt với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân.
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn được tiếp cận với các sản phẩm hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng, có giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; giúp người tiêu dùng nông thôn tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt. Doanh số bán hàng và số lượt khách tham quan và mua sắm mỗi năm ngày càng tăng cho thấy tín hiệu tích cực của chương trình, đặc biệt là tổ chức phiên chợ theo hình thức siêu thị di động được người dân nhiệt tình ủng hộ. Thiết nghĩ, trong thời gian tới để cuộc vận động ngày càng đạt hiệu quả, đòi hỏi các ngành chức năng phải không ngừng nỗ lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sự chung tay hưởng ứng của doanh nghiệp và người dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định giá cả thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm và từ đó giúp cho hàng hóa Việt Nam đứng vững trên thị trường nội địa.
Văn Mãi