Châu Văn Liêm - Cuộc đời cách mạng chỉ dẫn những bài học về phong cách làm việc
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 6 2015 09:22
- Lượt xem: 3981
(TGAG)- Cuộc đời không dài của nhà cách mạng Châu Văn Liêm (1902-1930) chứng minh triết lý “Điều cốt yếu là biết sử dụng đời sống, chứ không phải là sự sống lâu” (Sénèque). Nhìn vào cuộc đời ông không hề thấy sự “lãng phí” cuộc sống. Ông đã sử dụng phần lớn thời gian của đời của mình để làm việc yêu nước, việc cách mạng. Sống để làm việc - đó là điều dễ thấy từ cuộc đời, sự nghiệp của ông. Từ ông toát lên một phong cách của nhà lãnh đạo mẫu mực, tài năng, một trong những biểu tượng kiệt xuất của phong cách người cộng sản Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
- Phong cách làm việc quần chúng, gần dân, tôn trọng dân, tin dân, yêu dân, dựa vào dân.
Toàn bộ lịch sử thế giới chứng minh chân lý: có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Trong “Lời thông cáo giải thích cho đồng chí vì sao phải tổ chức An Nam Cộng sản Đảng”, Châu Văn Liêm cùng các đồng chí của ông nêu rõ quan điểm: “Nếu người cộng sản không trực tiếp quần chúng để chỉ đạo cho quần chúng đấu tranh hàng ngày, chỉ suốt đời dùng “mệnh lệnh chủ nghĩa” mà làm việc thì sao gọi là “bôn-sê-vích”. Châu Văn Liêm không thể tồn tại và hoạt động được nếu tách rời với nhân dân. Trong nhiều thời điểm địch khủng bố ác liệt, những khi hoạt động bí mật, chính nhân dân đã tin yêu, che chở, bảo vệ, ủng hộ, bởi ông sâu sát, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân đóng góp; tự mình mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Sau ngày thành lập Đảng, ông đã bám sát quần chúng, dựa vào quần chúng để gây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, thể hiện được hình ảnh, lý tưởng tiên phong “vì nước, vì dân” của người đảng viên cộng sản. Ông hy sinh khi trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Sống từ dân, hoạt động vì dân, ngã xuống trong vòng tay nhân dân, Châu Văn Liêm thể hiện được hình ảnh người đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
- Làm việc tập thể, trách nhiệm, dĩ công vi thượng.
Chuyên quyền, độc đoán rất xa lạ với Châu Văn Liêm, dù là bậc đàn anh, người đứng đầu. Trái lại, ông rất trách nhiệm với công việc, thường xuyên trực tiếp đảm trách, trân trọng ý kiến của anh em, đồng chí trên cơ sở luôn nêu cao tinh thần dĩ công vi thượng. Khi lợi ích riêng, cục bộ không thuận với lợi ích công, toàn cục, thì phải biết đặt lợi ích chung lên trên hết, lấy đó là thước đo tinh thần, thái độ làm việc của mỗi cá nhân và tập thể mà ông là hạt nhân lãnh đạo. Với tinh thần ấy, trở về sau Hội nghị thành lập Đảng, với cương vị đại diện của phái viên Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc, Châu Văn Liêm có toàn quyền chỉ đạo việc thống nhất tổ chức của Đảng từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Ông thực hiện nhiệm vụ với ý thức trách nhiệm rất cao, nhiệt thành, gần gũi, dân chủ trong thảo luận. Đầu tháng 3 năm 1930, Châu Văn Liêm đề nghị Xứ ủy cho đi lao động ở xí nghiệp để tiếp tục “vô sản hóa”. Ngô Gia Tự không chấp nhận, tha thiết đề nghị hai anh phải tham gia vào Xứ ủy. Với đức tính khiêm tốn cộng sản của mình, cả hai tiếp tục xin nhận nhiệm vụ ở cấp thấp hơn. Sau cùng, Xứ ủy chấp thuận cử Châu Văn Liêm làm Bí thư Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định. Không tham quyền, gác lợi ích cá nhân vì đại cuộc, không bất mãn vì cương vị phụ trách chưa “ngang tầm”, Châu Văn Liêm đã nêu cao tinh thần dĩ công vi thượng cho đến tận khi hy sinh anh dũng.
- Kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt hành động.
Kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt hành động là nét nổi bật trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Châu Văn Liêm. Lấy nhân dân, tập thể, cách mạng làm đối tượng, phương châm của Châu Văn Liêm làm bất cứ điều gì ích nước, lợi dân. Mọi hành động đều hướng đến mục tiêu này - đó là nguyên tắc. Tuy nhiên, làm ích nước, lợi dân thể hiện qua hành động cụ thể ở mỗi thời điểm là khác nhau. Không vì kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc mà cứng nhắc hành động, đồng thời, không thiên hành động linh hoạt mà xa rời mục tiêu, vi phạm nguyên tắc. Điều này nói thì dễ nhưng hiện thực hóa là cả một quá trình dày công.
Kiên trì mục tiêu thành lập Đảng Cộng sản, ông tham gia đến cùng Đại hội lần thứ nhất của Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dù xảy ra những biểu hiện bất đồng. Việc tổ chức ra An Nam Cộng sản Đảng sau những nỗ lực thống nhất Đảng không thành, nhằm hình thành một tổ chức Đảng Cộng sản chính thức trong bàn bạc với Đông Dương Cộng sản Đảng để tiếp tục đi đến thống nhất cũng là một biểu hiện kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt hành động của ông. Việc ông không câu nệ tư cách đại diện của phái viên Quốc tế Cộng sản, xin đi vô sản hóa, sau đó đảm nhận cương vị Bí thư Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định cũng cho thấy điều này.
Sự nghiệp cách mạng hiện nay cần tiếp tục quán triệt sâu sắc bài học: “Đảng mạnh tức là Dân mạnh, Dân mạnh thì Đảng mạnh. Dân - Đảng mạnh thì chúng ta nhất định thắng lợi”. Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Dân hiện nay cần đặc biệt chú ý đến xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, sách nhiễu dân chưa được giải quyết hiệu quả nên vẫn diễn ra theo chiều hướng tăng. Tình trạng người đông nhưng việc không chạy vẫn tồn tại. Tất cả “nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ sự giáo dục những tấm gương như Châu Văn Liêm là một giải pháp hiệu quả khắc phục tiến đến triệt tiêu nguy cơ này./.
- Phong cách làm việc quần chúng, gần dân, tôn trọng dân, tin dân, yêu dân, dựa vào dân.
Toàn bộ lịch sử thế giới chứng minh chân lý: có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Trong “Lời thông cáo giải thích cho đồng chí vì sao phải tổ chức An Nam Cộng sản Đảng”, Châu Văn Liêm cùng các đồng chí của ông nêu rõ quan điểm: “Nếu người cộng sản không trực tiếp quần chúng để chỉ đạo cho quần chúng đấu tranh hàng ngày, chỉ suốt đời dùng “mệnh lệnh chủ nghĩa” mà làm việc thì sao gọi là “bôn-sê-vích”. Châu Văn Liêm không thể tồn tại và hoạt động được nếu tách rời với nhân dân. Trong nhiều thời điểm địch khủng bố ác liệt, những khi hoạt động bí mật, chính nhân dân đã tin yêu, che chở, bảo vệ, ủng hộ, bởi ông sâu sát, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân đóng góp; tự mình mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Sau ngày thành lập Đảng, ông đã bám sát quần chúng, dựa vào quần chúng để gây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, thể hiện được hình ảnh, lý tưởng tiên phong “vì nước, vì dân” của người đảng viên cộng sản. Ông hy sinh khi trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Sống từ dân, hoạt động vì dân, ngã xuống trong vòng tay nhân dân, Châu Văn Liêm thể hiện được hình ảnh người đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
- Làm việc tập thể, trách nhiệm, dĩ công vi thượng.
Chuyên quyền, độc đoán rất xa lạ với Châu Văn Liêm, dù là bậc đàn anh, người đứng đầu. Trái lại, ông rất trách nhiệm với công việc, thường xuyên trực tiếp đảm trách, trân trọng ý kiến của anh em, đồng chí trên cơ sở luôn nêu cao tinh thần dĩ công vi thượng. Khi lợi ích riêng, cục bộ không thuận với lợi ích công, toàn cục, thì phải biết đặt lợi ích chung lên trên hết, lấy đó là thước đo tinh thần, thái độ làm việc của mỗi cá nhân và tập thể mà ông là hạt nhân lãnh đạo. Với tinh thần ấy, trở về sau Hội nghị thành lập Đảng, với cương vị đại diện của phái viên Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc, Châu Văn Liêm có toàn quyền chỉ đạo việc thống nhất tổ chức của Đảng từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Ông thực hiện nhiệm vụ với ý thức trách nhiệm rất cao, nhiệt thành, gần gũi, dân chủ trong thảo luận. Đầu tháng 3 năm 1930, Châu Văn Liêm đề nghị Xứ ủy cho đi lao động ở xí nghiệp để tiếp tục “vô sản hóa”. Ngô Gia Tự không chấp nhận, tha thiết đề nghị hai anh phải tham gia vào Xứ ủy. Với đức tính khiêm tốn cộng sản của mình, cả hai tiếp tục xin nhận nhiệm vụ ở cấp thấp hơn. Sau cùng, Xứ ủy chấp thuận cử Châu Văn Liêm làm Bí thư Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định. Không tham quyền, gác lợi ích cá nhân vì đại cuộc, không bất mãn vì cương vị phụ trách chưa “ngang tầm”, Châu Văn Liêm đã nêu cao tinh thần dĩ công vi thượng cho đến tận khi hy sinh anh dũng.
- Kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt hành động.
Kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt hành động là nét nổi bật trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Châu Văn Liêm. Lấy nhân dân, tập thể, cách mạng làm đối tượng, phương châm của Châu Văn Liêm làm bất cứ điều gì ích nước, lợi dân. Mọi hành động đều hướng đến mục tiêu này - đó là nguyên tắc. Tuy nhiên, làm ích nước, lợi dân thể hiện qua hành động cụ thể ở mỗi thời điểm là khác nhau. Không vì kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc mà cứng nhắc hành động, đồng thời, không thiên hành động linh hoạt mà xa rời mục tiêu, vi phạm nguyên tắc. Điều này nói thì dễ nhưng hiện thực hóa là cả một quá trình dày công.
Kiên trì mục tiêu thành lập Đảng Cộng sản, ông tham gia đến cùng Đại hội lần thứ nhất của Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dù xảy ra những biểu hiện bất đồng. Việc tổ chức ra An Nam Cộng sản Đảng sau những nỗ lực thống nhất Đảng không thành, nhằm hình thành một tổ chức Đảng Cộng sản chính thức trong bàn bạc với Đông Dương Cộng sản Đảng để tiếp tục đi đến thống nhất cũng là một biểu hiện kiên định mục tiêu, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt hành động của ông. Việc ông không câu nệ tư cách đại diện của phái viên Quốc tế Cộng sản, xin đi vô sản hóa, sau đó đảm nhận cương vị Bí thư Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định cũng cho thấy điều này.
Sự nghiệp cách mạng hiện nay cần tiếp tục quán triệt sâu sắc bài học: “Đảng mạnh tức là Dân mạnh, Dân mạnh thì Đảng mạnh. Dân - Đảng mạnh thì chúng ta nhất định thắng lợi”. Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Dân hiện nay cần đặc biệt chú ý đến xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, sách nhiễu dân chưa được giải quyết hiệu quả nên vẫn diễn ra theo chiều hướng tăng. Tình trạng người đông nhưng việc không chạy vẫn tồn tại. Tất cả “nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ sự giáo dục những tấm gương như Châu Văn Liêm là một giải pháp hiệu quả khắc phục tiến đến triệt tiêu nguy cơ này./.
Th.S Nguyễn Thuận Thảo - Nguyễn Phương An