Vai trò của Ung Văn Khiêm với phong trào cách mạng ở An Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 10 Tháng 2 2017 09:37
- Lượt xem: 7078
(TGAG)- Kỷ niệm 107 năm ngày sinh Cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ung Văn Khiêm (13/2/1910 - 13/2/2017). Trong khi nhiều tổ chức cứu quốc đang hoạt động chưa thành hình trong và ngoài nước, thì sự ra đời của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (còn gọi Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên) ở Quảng Châu vào tháng 6/1925 do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã tạo ra một làn sóng trong việc định hướng tư tưởng và cách thức hoạt động cho các tri thức, nhân sĩ Việt Nam trong, ngoài nước thời bấy giờ.
Là một trí thức trẻ, nhưng Ung Văn Khiêm sớm nhận ra bối cảnh của dân tộc dưới chế độ thực dân-phong kiến từ chính cuộc sống cùng cực của nhân dân ở quê hương mình. Trước sức ép các phong trào yêu nước trên khắp mọi miền, nhất là hoạt động tự giác có tổ chức, mục đích chính trị rõ ràng đang diễn ra sôi động - đòi để tang cụ Phan Châu Trinh (1926), Ung Văn Khiêm bước đầu nhận thức được con đường chính trị bằng thực tiễn lịch sử. Khi gặp chí sĩ Châu Văn Liêm, Nguyễn Ngọc Ba... thì con đường cách mạng vừa mới nhen nhóm của Ung Văn Khiêm đã bùng phát thành hành động cụ thể, tiến tới gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội năm 1927; đặc biệt lễ kết nạp lại diễn ra tại nhà của ông (làng Tấn Đức, Chợ Mới). Đây là tư tưởng giác ngộ cách mạng chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”, vững vàng về lập trường hoạt động, tạo thành thế hệ cách mạng tiên phong, góp phần hoàn chỉnh tổ chức Hội, làm tiền đề quan trọng thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở An Giang (4/1930) tại Long Điền, Chợ Mới.
Việc sớm nhận thức được vai trò cũng như quá trình hình thành, giá trị, tương lai của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội dẫn đến quyết định tham gia tổ chức là sự khẳng định quyết tâm cách mạng, niềm tin vào tổ chức, vào sự nghiệp đấu tranh lâu dài. Dù giai đoạn này ông chưa qua đào tạo thực tiễn. Quan điểm cách mạng này sớm được chui rèn bằng thử thách, Ung Văn Khiêm hăng say hoạt động, tạo tiền đề cho sự ra đời các hình thức và nội dung đấu tranh khi chi bộ Đảng ở An Giang còn non kém.
Thực tế lịch sử giai đoạn này cho thấy, dù là “người đến sau” trong việc nhận thức, hoạt động cách mạng so với các bậc tiền bối ở An Giang (Nguyễn Ngọc Ba, Châu Văn Liêm…) nhưng Ung Văn Khiêm đã góp phần quan trọng tạo cho Hội Thanh niên - Chi bộ Đảng đứng vững, bám rễ sâu, lan tỏa trong lòng nhân dân Chợ Mới. Bởi, chẳng ai hiểu rõ về tính cách con người, nhu cầu của nhân dân nơi đó bằng chính người đã sinh ra, lớn lên cùng với họ.
Dù mới giác ngộ con đường đấu tranh, chưa từng tiếp cận một hệ tư tưởng cụ thể nào, nhưng Ung Văn Khiêm đã thấy rõ vấn đề dân tộc, giai cấp trong cuộc cách mạng ở chính quê hương mình: “Dân Việt Nam tám chín mươi phần trăm ở đồng quê... nên đi (vô sản hóa) nông thôn trước rồi sẽ ra thành thị”. Quá trình vận động lực lượng cho kháng chiến nên đi sâu vào tầng lớp nhân dân, vì đó là bộ phận có lịch sử bị áp bức lâu đời nhất, dễ gây dựng phát triển tổ chức, dễ khơi gợi làn sóng đấu tranh mạnh mẽ nhất. Từ nhận thức luận đúng đắn, thực tiễn rõ ràng trước bối cảnh lịch sử nên từ sau Chi bộ Đảng ra đời ở Chợ Mới, tuy không trực tiếp tham gia lãnh, chỉ đạo (từ giữa năm 1930 đến cuối 1935 ông bị bắt giam ở khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo) nhưng nhiều Đảng viên Cộng sản là đồng chí của Ung Văn Khiêm đã “tiếp lửa” quan điểm cách mạng cụ thể đó; đứng ra phát động cuộc đấu tranh, biểu tình (cuộc biểu tình ngày 9/5/1930 và 28/5/1930 ở Chợ Mới) có hàng ngàn người tham dự, tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ cho các địa phương hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và nhiều nơi ở Nam Bộ. Qua đó chứng tỏ sự lớn mạnh của Chi bộ Đảng, nhân dân An Giang trong giai đoạn đầu đấu tranh có Đảng lãnh đạo.
Một số đồng chí trong Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ
(từ trái qua: Ung Văn Khiêm, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Kỉnh, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ).
Thời gian trải qua khóa học tại “trường chính trị Côn Đảo” (1930 - 1935), Ung Văn Khiêm trang bị cho mình kinh nghiệm đấu tranh phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, khi ra tù, Ung Văn Khiêm xác định, vận dụng đúng đắn đường lối, phương pháp, chủ trương đấu tranh cụ thể vào từng giai đoạn cách mạng. Đây không phải là đường hướng hoàn toàn có cơ sở lịch sử cụ thể, bởi thấy rằng từ giữa năm 1930 đến cuối năm 1935, hoạt động của Chi bộ Đảng và phong trào nông dân ở An Giang bị Pháp đàn áp mạnh mẽ, tổ chức chưa đưa ra được hình thức, nội dung đấu tranh phù hợp, phong phú, có khi bị chìm lắng.
Ngày ra tù 1936, trở về Chợ Mới, đúng vào lúc Mặt trận Bình dân lên nắm quyền ở Pháp, Ung Văn Khiêm không ngồi yên chờ thời, ông đi ngay vào hoạt động. Tận dụng vấn đề tự do dân chủ, dân sinh, dân nguyện, ông móc nối lại cơ sở cách mạng đã bị đàn áp tan rã từ trước; đẩy mạnh tập hợp quần chúng, đấu tranh trực diện, tạo lòng tin trong nhân dân. Chỉ một thời gian ngắn, phong trào dân chủ, dân nguyện sôi nổi hẳn lên: “Tại Mỹ Luông hàng ngày có khoảng năm trăm đồng bào tới trụ sở trao thơ dân nguyện (tại quận Chợ Mới bấy giờ có hai trụ sở của Uỷ ban hành động là Mỹ Luông và Chợ Mới). Ba Khiêm làm việc không hở tay, hết ghi sổ lại giải thích ý nghĩa của Đông Dương Đại hội, giúp cho dân quê biết sử dụng quyền tự do dân chủ”.
Khi phong trào Đông Dương Đại hội với khí thế như “nước tràn bờ”, nhận rõ uy tín, vai trò lãnh đạo đấu tranh của tầng lớp tri thức, Ung Văn Khiêm tận dụng tình thế cách mạng - Đó là sự chín muồi của mâu thuẫn trong lòng nhân dân Chợ Mới và bộ máy cai trị tại địa phương, lồng ghép với cao trào dân chủ, ông mạnh dạn tập hợp quần chúng quy mô lớn, tổ chức míttinh tại làng Tấn Đức (trong năm 1936) để tuyên truyền phương thức đấu tranh. Với tài tổ chức, Ung Văn Khiêm vận động cả đồng bào họ đạo ở Cù lao Giêng góp sức vào làn sóng cách mạng. Sức mạnh quần chúng trở thành lực lượng quan trọng làm hậu thuẫn cho vấn đề “bạo lực cách mạng” giành chính quyền ở An Giang khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.
Có thể nói, với tầm ảnh hưởng của mình, Ung Văn Khiêm đưa cao trào cách mạng ở An Giang giai đoạn đấu tranh dân chủ lên tầm cao mới. Đây là giai đoạn nền tảng vững chắc thúc đẩy thời kỳ sau đấu tranh được thuận lợi. Khí thế cách mạng ở An Giang, mà điển hình là Chợ Mới là bài học quan trọng về cách tổ chức cho các địa phương khác. Cao trào dân chủ năm 1936 ở Chợ Mới do Ung Văn Khiêm trực tiếp lãnh đạo sớm lan rộng ra nhiều nơi trong, ngoài tỉnh.
Trên tinh thần nắm vững xu thế của dân tộc và quốc tế, Ung Văn Khiêm kết hợp nhiều phương pháp cách mạng khác nhau để hoạt động cùng một lúc, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế. Khi phong trào tự do, dân chủ đang đỉnh điểm, cũng là lúc thời cơ đấu tranh chính trị mới lại đến. Sự kiện Ung Văn Khiêm tiếp Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp Jean Paul tại “quán lá” thật sự gây một tiếng vang trong quần chúng nhân dân và bọn mật thám Pháp. “Nhân vật trung tâm” Ung Văn Khiêm mang sức hút đối với mọi hoạt động cách mạng, củng cố lòng tin trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. “Ba Khiêm nói những điều A B C về dân chủ tự do mà lần đầu tiên dân nông thôn được nghe nên mới thấy lạ và tất nhiên là hay, là hấp dẫn… Nghe trong các buổi nói chuyện chưa đã, bà con còn tìm tới nhà để bàn bạc cặn kẽ cho phỉ chí. Thành thử quán lá nghèo nàn trở thành quán tụ nghĩa đường, tập hợp nhiều người, không chỉ dân cù lao mà tận Long Điền, Chợ Mới, Tân Châu, Hồng Ngự…”.
Năm 1937, sự kiện HoNel là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đến Chợ Mới điều tra tình tình dân sinh, dân chủ, dân nguyện; với tư cách người đại diện trao đổi trực tiếp với HoNel, Ung Văn Khiêm tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng vừa “tiếp đón”, vừa “tố cáo” tội ác của thực dân Pháp tại Chợ Mới với Nghị sĩ Đảng Cộng sản Pháp. Nhân dịp này, ông thuyết phục, giáo dục quần chúng, thống nhất ý chí hành động trong nhân dân, hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đặt ra, làm cho phong trào cách mạng ở An Giang ngày một lớn mạnh.
Năm 1938, Chính phủ Pháp Daladier lên nắm quyền, thi hành chính sách khủng bố trắng, huỷ bỏ “lổ hỏng” chính trị tự do, dân chủ, dân nguyện; đẩy mạnh đàn áp phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Chi bộ Đảng ở An Giang nhận rõ trước sự thay đổi tình hình nên rút vào hoạt động bí mật, Ung Văn Khiêm chuyển sang vùng khác tránh cuộc “khủng bố trắng” của địch. Dù xa quê nhưng ông luôn theo dõi tình hình cách mạng ở quê nhà, đề xuất những ý kiến chấn chỉnh kịp thời thông qua cán bộ chủ chốt được luân chuyển về lãnh đạo tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc.
Ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp vào chiếm nước ta, chẳng được bao lâu Nhật đầu hàng đồng minh. Thừa cơ hội “ngàn năm có một” Đảng Cộng sản Việt Nam làm cuộc cách mạng Mười Chín tháng Tám giành thắng lợi. Nhật ở Đông Dương thất thế nhưng ngoan cố tử thủ. Bên ngoài Pháp lăm le đánh chiếm lại thuộc địa. Tháng 9, một trung đội lính Nhật về đóng tại trường dòng nhà thờ Cù lao Giêng, không chịu giao vũ khí cho chính quyền cách mạng ở Long Xuyên, quyết cố thủ chờ quân đồng minh đến “giải giáp”. Thay mặt Xứ ủy, Ung Văn Khiêm và Dương Quang Đông về Chợ Mới giải quyết. Sau những thương lượng bất thành với quân Nhật, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 trận đánh nổ ra, bằng chiến thuật bao vây gọi hàng không được, tiến tới dùng chiến thuật hỏa công “hun khói” buộc toàn bộ lính Nhật ra hàng; lực lượng cách mạng thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự trang bị cho lực lượng cách mạng địa phương.
Tổng thống Ai Cập A. Nasser tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm
(thứ 4 từ trái sang) tại Ai Cập (1957). Ảnh: T.L
An Giang là vùng đất tôn giáo, dân tộc nên sau khi giành được chính quyền về tay cách mạng, các lực lượng vũ trang giáo phái: Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), Hồ Tấn Khoa... âm mưu lập quân đội đòi “chia chát” với cách mạng... Nhận thức rõ tôn giáo, dân tộc là vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp, đôi lúc Xứ ủy Nam Bộ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, vội vàng giải quyết, đã đề ra nhiều quyết định sai lầm... Vì vậy, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo thời kỳ này ở An Giang nói riêng, vùng Tây Nam Bộ nói chung là việc hết sức quan trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác; đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt. Ung Văn Khiêm dù hoạt động xa quê hương nhưng ông đặc biệt quan tâm, khéo léo: “Chúng ta cố gắng đừng để xảy ra chuyện làm sứt mẻ, khối đại đoàn kết toàn dân rất cần thiết và quan trọng trong những ngày sắp tới”. Ung Văn Khiêm cùng Giáo sư Phạm Thiều - Uỷ trưởng Tuyên truyền Xứ uỷ đề ra những quyết sách đúng đắn, sáng suốt, kịp thời, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, quân sự trong cảnh “nồi da xáo thịt” của các tổ chức tôn giáo với lực lượng cách mạng tại An Giang; tạo khối đại đoàn kết dân tộc; bà con giáo dân cùng đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai. Giải quyết êm đẹp vấn đề dân tộc, tôn giáo, các lực lượng quân sự tôn giáo với lực lượng cách mạng là thắng lợi mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn sâu rộng, khoa học của Ung Văn Khiêm. Nhờ đó, tình hình ở Tây Nam Bộ và An Giang ổn định về quân sự và chính trị giữa buổi “thù trong, giặc ngoài”.
Dù chỉ một thời gian ngắn hoạt động, chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp với tình hình cách mạng ở An Giang, nhưng Ung Văn Khiêm đã có những đóng góp quan trọng trong việc đề ra đường lối, chủ trương đấu tranh làm cho tổ chức cách mạng An Giang lớn mạnh về qui mô, vững vàng về tư tưởng, tạo thế và lực cho công cuộc đấu tranh lâu dài về sau này.
Xin mượn lời của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về “Anh Ba Nội vụ” Ung Văn Khiêm để tạm kết bài viết: “Đồng chí Ung Văn Khiêm là một người cộng sản trung kiên và tiêu biểu, khiêm cung, đầy lòng nhân ái và tình thương yêu đoàn kết với đồng chí, đồng bào, cũng là một trong những người gieo mầm cách mạng vô sản trên mảnh đất này, ngay từ giữa những năm hai mươi của thế kỷ XX, là lứa đàn anh “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy chông gai của dân tộc Việt Nam” - trích Điếu văn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc tiễn biệt Ung Văn Khiêm.
____________
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1927 - 1954).
2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chợ Mới (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới (1927 - 2010).
3. Dật sĩ và Nguyễn Văn Hầu (1955/1972), Thất Sơn mầu nhiệm, Nxb. Từ Tâm, Sài Gòn.
4. Nguyên Hùng (1995), Đệ nhất cù lao, Nxb. Văn nghệ TP.HCM.
5. Nguyên Hùng (1999), Bảy Viễn thủ lĩnh Bình Xuyên, Nxb. Văn học.
6. Nguyên Hùng (2005), Ung Văn Khiêm – Anh Ba Nội vụ, NXB Văn nghệ Quân đội.
7. Nguyễn Đình Thống & Nguyễn Linh & Hồ Sĩ Hành (2010), Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975), Nxb. Tổng hợp TP.HCM.
8. Nhiều tác giả (1995), Mùa thu rồi ngày hăm ba (tập 1), Nxb. Chính trị Quốc gia.
9. Nhiều tác giả (1996), Mùa thu rồi ngày hăm ba (tập 2: Độc lập hay là chết), Nxb. Chính trị Quốc gia.
10. Hồ Sơn Diệp (2003), Trí thức Nam Bộ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM.
Việc sớm nhận thức được vai trò cũng như quá trình hình thành, giá trị, tương lai của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội dẫn đến quyết định tham gia tổ chức là sự khẳng định quyết tâm cách mạng, niềm tin vào tổ chức, vào sự nghiệp đấu tranh lâu dài. Dù giai đoạn này ông chưa qua đào tạo thực tiễn. Quan điểm cách mạng này sớm được chui rèn bằng thử thách, Ung Văn Khiêm hăng say hoạt động, tạo tiền đề cho sự ra đời các hình thức và nội dung đấu tranh khi chi bộ Đảng ở An Giang còn non kém.
Thực tế lịch sử giai đoạn này cho thấy, dù là “người đến sau” trong việc nhận thức, hoạt động cách mạng so với các bậc tiền bối ở An Giang (Nguyễn Ngọc Ba, Châu Văn Liêm…) nhưng Ung Văn Khiêm đã góp phần quan trọng tạo cho Hội Thanh niên - Chi bộ Đảng đứng vững, bám rễ sâu, lan tỏa trong lòng nhân dân Chợ Mới. Bởi, chẳng ai hiểu rõ về tính cách con người, nhu cầu của nhân dân nơi đó bằng chính người đã sinh ra, lớn lên cùng với họ.
Dù mới giác ngộ con đường đấu tranh, chưa từng tiếp cận một hệ tư tưởng cụ thể nào, nhưng Ung Văn Khiêm đã thấy rõ vấn đề dân tộc, giai cấp trong cuộc cách mạng ở chính quê hương mình: “Dân Việt Nam tám chín mươi phần trăm ở đồng quê... nên đi (vô sản hóa) nông thôn trước rồi sẽ ra thành thị”. Quá trình vận động lực lượng cho kháng chiến nên đi sâu vào tầng lớp nhân dân, vì đó là bộ phận có lịch sử bị áp bức lâu đời nhất, dễ gây dựng phát triển tổ chức, dễ khơi gợi làn sóng đấu tranh mạnh mẽ nhất. Từ nhận thức luận đúng đắn, thực tiễn rõ ràng trước bối cảnh lịch sử nên từ sau Chi bộ Đảng ra đời ở Chợ Mới, tuy không trực tiếp tham gia lãnh, chỉ đạo (từ giữa năm 1930 đến cuối 1935 ông bị bắt giam ở khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo) nhưng nhiều Đảng viên Cộng sản là đồng chí của Ung Văn Khiêm đã “tiếp lửa” quan điểm cách mạng cụ thể đó; đứng ra phát động cuộc đấu tranh, biểu tình (cuộc biểu tình ngày 9/5/1930 và 28/5/1930 ở Chợ Mới) có hàng ngàn người tham dự, tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ cho các địa phương hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và nhiều nơi ở Nam Bộ. Qua đó chứng tỏ sự lớn mạnh của Chi bộ Đảng, nhân dân An Giang trong giai đoạn đầu đấu tranh có Đảng lãnh đạo.
Một số đồng chí trong Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ
(từ trái qua: Ung Văn Khiêm, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Kỉnh, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ).
Ngày ra tù 1936, trở về Chợ Mới, đúng vào lúc Mặt trận Bình dân lên nắm quyền ở Pháp, Ung Văn Khiêm không ngồi yên chờ thời, ông đi ngay vào hoạt động. Tận dụng vấn đề tự do dân chủ, dân sinh, dân nguyện, ông móc nối lại cơ sở cách mạng đã bị đàn áp tan rã từ trước; đẩy mạnh tập hợp quần chúng, đấu tranh trực diện, tạo lòng tin trong nhân dân. Chỉ một thời gian ngắn, phong trào dân chủ, dân nguyện sôi nổi hẳn lên: “Tại Mỹ Luông hàng ngày có khoảng năm trăm đồng bào tới trụ sở trao thơ dân nguyện (tại quận Chợ Mới bấy giờ có hai trụ sở của Uỷ ban hành động là Mỹ Luông và Chợ Mới). Ba Khiêm làm việc không hở tay, hết ghi sổ lại giải thích ý nghĩa của Đông Dương Đại hội, giúp cho dân quê biết sử dụng quyền tự do dân chủ”.
Khi phong trào Đông Dương Đại hội với khí thế như “nước tràn bờ”, nhận rõ uy tín, vai trò lãnh đạo đấu tranh của tầng lớp tri thức, Ung Văn Khiêm tận dụng tình thế cách mạng - Đó là sự chín muồi của mâu thuẫn trong lòng nhân dân Chợ Mới và bộ máy cai trị tại địa phương, lồng ghép với cao trào dân chủ, ông mạnh dạn tập hợp quần chúng quy mô lớn, tổ chức míttinh tại làng Tấn Đức (trong năm 1936) để tuyên truyền phương thức đấu tranh. Với tài tổ chức, Ung Văn Khiêm vận động cả đồng bào họ đạo ở Cù lao Giêng góp sức vào làn sóng cách mạng. Sức mạnh quần chúng trở thành lực lượng quan trọng làm hậu thuẫn cho vấn đề “bạo lực cách mạng” giành chính quyền ở An Giang khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.
Có thể nói, với tầm ảnh hưởng của mình, Ung Văn Khiêm đưa cao trào cách mạng ở An Giang giai đoạn đấu tranh dân chủ lên tầm cao mới. Đây là giai đoạn nền tảng vững chắc thúc đẩy thời kỳ sau đấu tranh được thuận lợi. Khí thế cách mạng ở An Giang, mà điển hình là Chợ Mới là bài học quan trọng về cách tổ chức cho các địa phương khác. Cao trào dân chủ năm 1936 ở Chợ Mới do Ung Văn Khiêm trực tiếp lãnh đạo sớm lan rộng ra nhiều nơi trong, ngoài tỉnh.
Trên tinh thần nắm vững xu thế của dân tộc và quốc tế, Ung Văn Khiêm kết hợp nhiều phương pháp cách mạng khác nhau để hoạt động cùng một lúc, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế. Khi phong trào tự do, dân chủ đang đỉnh điểm, cũng là lúc thời cơ đấu tranh chính trị mới lại đến. Sự kiện Ung Văn Khiêm tiếp Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp Jean Paul tại “quán lá” thật sự gây một tiếng vang trong quần chúng nhân dân và bọn mật thám Pháp. “Nhân vật trung tâm” Ung Văn Khiêm mang sức hút đối với mọi hoạt động cách mạng, củng cố lòng tin trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. “Ba Khiêm nói những điều A B C về dân chủ tự do mà lần đầu tiên dân nông thôn được nghe nên mới thấy lạ và tất nhiên là hay, là hấp dẫn… Nghe trong các buổi nói chuyện chưa đã, bà con còn tìm tới nhà để bàn bạc cặn kẽ cho phỉ chí. Thành thử quán lá nghèo nàn trở thành quán tụ nghĩa đường, tập hợp nhiều người, không chỉ dân cù lao mà tận Long Điền, Chợ Mới, Tân Châu, Hồng Ngự…”.
Năm 1937, sự kiện HoNel là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đến Chợ Mới điều tra tình tình dân sinh, dân chủ, dân nguyện; với tư cách người đại diện trao đổi trực tiếp với HoNel, Ung Văn Khiêm tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng vừa “tiếp đón”, vừa “tố cáo” tội ác của thực dân Pháp tại Chợ Mới với Nghị sĩ Đảng Cộng sản Pháp. Nhân dịp này, ông thuyết phục, giáo dục quần chúng, thống nhất ý chí hành động trong nhân dân, hướng vào giải quyết những mục tiêu cách mạng đặt ra, làm cho phong trào cách mạng ở An Giang ngày một lớn mạnh.
Năm 1938, Chính phủ Pháp Daladier lên nắm quyền, thi hành chính sách khủng bố trắng, huỷ bỏ “lổ hỏng” chính trị tự do, dân chủ, dân nguyện; đẩy mạnh đàn áp phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Chi bộ Đảng ở An Giang nhận rõ trước sự thay đổi tình hình nên rút vào hoạt động bí mật, Ung Văn Khiêm chuyển sang vùng khác tránh cuộc “khủng bố trắng” của địch. Dù xa quê nhưng ông luôn theo dõi tình hình cách mạng ở quê nhà, đề xuất những ý kiến chấn chỉnh kịp thời thông qua cán bộ chủ chốt được luân chuyển về lãnh đạo tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc.
Ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp vào chiếm nước ta, chẳng được bao lâu Nhật đầu hàng đồng minh. Thừa cơ hội “ngàn năm có một” Đảng Cộng sản Việt Nam làm cuộc cách mạng Mười Chín tháng Tám giành thắng lợi. Nhật ở Đông Dương thất thế nhưng ngoan cố tử thủ. Bên ngoài Pháp lăm le đánh chiếm lại thuộc địa. Tháng 9, một trung đội lính Nhật về đóng tại trường dòng nhà thờ Cù lao Giêng, không chịu giao vũ khí cho chính quyền cách mạng ở Long Xuyên, quyết cố thủ chờ quân đồng minh đến “giải giáp”. Thay mặt Xứ ủy, Ung Văn Khiêm và Dương Quang Đông về Chợ Mới giải quyết. Sau những thương lượng bất thành với quân Nhật, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 trận đánh nổ ra, bằng chiến thuật bao vây gọi hàng không được, tiến tới dùng chiến thuật hỏa công “hun khói” buộc toàn bộ lính Nhật ra hàng; lực lượng cách mạng thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự trang bị cho lực lượng cách mạng địa phương.
Tổng thống Ai Cập A. Nasser tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm
(thứ 4 từ trái sang) tại Ai Cập (1957). Ảnh: T.L
An Giang là vùng đất tôn giáo, dân tộc nên sau khi giành được chính quyền về tay cách mạng, các lực lượng vũ trang giáo phái: Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), Hồ Tấn Khoa... âm mưu lập quân đội đòi “chia chát” với cách mạng... Nhận thức rõ tôn giáo, dân tộc là vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp, đôi lúc Xứ ủy Nam Bộ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, vội vàng giải quyết, đã đề ra nhiều quyết định sai lầm... Vì vậy, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo thời kỳ này ở An Giang nói riêng, vùng Tây Nam Bộ nói chung là việc hết sức quan trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác; đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt. Ung Văn Khiêm dù hoạt động xa quê hương nhưng ông đặc biệt quan tâm, khéo léo: “Chúng ta cố gắng đừng để xảy ra chuyện làm sứt mẻ, khối đại đoàn kết toàn dân rất cần thiết và quan trọng trong những ngày sắp tới”. Ung Văn Khiêm cùng Giáo sư Phạm Thiều - Uỷ trưởng Tuyên truyền Xứ uỷ đề ra những quyết sách đúng đắn, sáng suốt, kịp thời, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, quân sự trong cảnh “nồi da xáo thịt” của các tổ chức tôn giáo với lực lượng cách mạng tại An Giang; tạo khối đại đoàn kết dân tộc; bà con giáo dân cùng đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai. Giải quyết êm đẹp vấn đề dân tộc, tôn giáo, các lực lượng quân sự tôn giáo với lực lượng cách mạng là thắng lợi mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn sâu rộng, khoa học của Ung Văn Khiêm. Nhờ đó, tình hình ở Tây Nam Bộ và An Giang ổn định về quân sự và chính trị giữa buổi “thù trong, giặc ngoài”.
Dù chỉ một thời gian ngắn hoạt động, chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp với tình hình cách mạng ở An Giang, nhưng Ung Văn Khiêm đã có những đóng góp quan trọng trong việc đề ra đường lối, chủ trương đấu tranh làm cho tổ chức cách mạng An Giang lớn mạnh về qui mô, vững vàng về tư tưởng, tạo thế và lực cho công cuộc đấu tranh lâu dài về sau này.
Xin mượn lời của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về “Anh Ba Nội vụ” Ung Văn Khiêm để tạm kết bài viết: “Đồng chí Ung Văn Khiêm là một người cộng sản trung kiên và tiêu biểu, khiêm cung, đầy lòng nhân ái và tình thương yêu đoàn kết với đồng chí, đồng bào, cũng là một trong những người gieo mầm cách mạng vô sản trên mảnh đất này, ngay từ giữa những năm hai mươi của thế kỷ XX, là lứa đàn anh “khai sơn phá thạch” cho con đường cách mạng đầy chông gai của dân tộc Việt Nam” - trích Điếu văn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc tiễn biệt Ung Văn Khiêm.
Liêu Ngọc Ân
____________
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1927 - 1954).
2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chợ Mới (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới (1927 - 2010).
3. Dật sĩ và Nguyễn Văn Hầu (1955/1972), Thất Sơn mầu nhiệm, Nxb. Từ Tâm, Sài Gòn.
4. Nguyên Hùng (1995), Đệ nhất cù lao, Nxb. Văn nghệ TP.HCM.
5. Nguyên Hùng (1999), Bảy Viễn thủ lĩnh Bình Xuyên, Nxb. Văn học.
6. Nguyên Hùng (2005), Ung Văn Khiêm – Anh Ba Nội vụ, NXB Văn nghệ Quân đội.
7. Nguyễn Đình Thống & Nguyễn Linh & Hồ Sĩ Hành (2010), Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975), Nxb. Tổng hợp TP.HCM.
8. Nhiều tác giả (1995), Mùa thu rồi ngày hăm ba (tập 1), Nxb. Chính trị Quốc gia.
9. Nhiều tác giả (1996), Mùa thu rồi ngày hăm ba (tập 2: Độc lập hay là chết), Nxb. Chính trị Quốc gia.
10. Hồ Sơn Diệp (2003), Trí thức Nam Bộ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM.