Công tác Lịch sử Đảng
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở An Giang
- Được đăng: Thứ tư, 18 Tháng 11 2015 09:39
- Lượt xem: 7551
(TGAG)- Cũng như các tỉnh khác ở Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa ở hai tỉnh Long Xuyên-Châu Đốc (An Giang) nổ ra mạnh mẽ với khí thế ngất trời của những người Cộng sản và quần chúng yêu nước.
Tuy không giành được thắng lợi như kế hoạch đề ra, nhưng cuộc khởi nghĩa ở An Giang đã góp phần quan trọng để làm nên chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, ghi vào truyền thống đấu tranh cách mạng của cả nước trang sử vàng chói lọi đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi.
Một là, tư tưởng tiến công, tinh thần khởi nghĩa:
Khi Xứ ủy phát lệnh đồng loạt khởi nghĩa, chọn Sài Gòn - Gia Định làm trung tâm thì các nơi sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền, nhưng tình hình lại diễn ra khác. Địch phát hiện kế hoạch trước nên ngăn chặn cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh. Riêng Long Xuyên, Châu Đốc lại nhận được lệnh trễ nên lực lượng khởi nghĩa bị thiệt hại là lẽ tất nhiên. Tuy vậy, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc vẫn quyết tâm xây dựng kế hoạch, tiến hành cuộc khởi nghĩa. Đó không phải là sự chấp hành chủ trương một cách cứng nhắc mà là thể hiện sự thống nhất ý chí, tinh thần kiên cường của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh. Tinh thần tiến công cách mạng của cán bộ, đảng viên được bộc lộ rõ nét trong việc bàn bạc kế hoạch, phân công, chấp nhận nhiệm vụ. Ngay cả sau cuộc khởi nghĩa, lực lượng cách mạng vẫn duy trì cuộc chiến đấu tại giồng Bánh Lái và tích trữ vũ khí chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lần thứ hai.
Hai là, cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ và quần chúng cách mạng.
Quá trình đấu tranh cách mạng, ý chí xả thân hy sinh vì Đảng, vì Dân của cán bộ, chiến sỹ càng thể hiện rõ. Phẩm chất cao quý ấy được minh chứng trong những lúc gian nguy, ác liệt.
Trong khởi nghĩa, dù tình thế diễn ra bất lợi, nhưng cán bộ, chiến sỹ vẫn kiên cường chiến đấu. Khi bị địch bắt, đánh đập, tù đày, những người cộng sản tỏ rõ ý chí bất khuất, hiên ngang. Đồng chí Huỳnh Văn Hây bị địch tra tấn ghim đinh vào đầu các ngón tay mà không hề nao núng. Đồng chí Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên Lương Văn Cù, người lãnh đạo trực tiếp cuộc khởi nghĩa dõng dạc nói với bọn làng lính khi bị bắt: “Làm cộng sản thì bị tù đày, bắn giết là chuyện nhẹ như lông hồng!”. Nhiều đồng chí bị kết án tử hình vẫn biểu hiện tinh thần lạc quan, vững tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Còn rất nhiều những người cộng sản, những người yêu nước đã chịu đựng, đổ máu xương trong nhà tù của đế quốc chỉ với một ý chí, một tấm lòng hy sinh thân mình để giành lấy độc lập, tự do cho đất nước.
Hàng trăm, hàng nghìn những tấm gương chiến đấu anh dũng và kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng không sao kể xiết, là bài học cho thế hệ kế tiếp noi theo, vững vàng bước tiếp con đường đấu tranh cho đến ngày toàn thắng.
Ba là, quyết tâm khởi nghĩa nhưng kế hoạch chưa chu đáo, không bảo toàn được lực lượng.
Khi nhận được chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc khẩn trương, tích cực chuẩn bị mọi mặt dù nhận lệnh khởi nghĩa sau khi các nơi đã đồng loạt nổi dậy. Quyết tâm khởi nghĩa cùng các nơi, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc triệu tập hội nghị Tỉnh ủy. Thế nhưng trong cuộc họp, Đảng bộ chỉ bàn bạc, thảo luận sâu về việc nên hay không nên khởi nghĩa để đi đến thống nhất hành động, chứ không đề cập đến phương án giải quyết, đối phó thế nào sau cuộc khởi nghĩa.
Nhận biết cuộc khởi nghĩa ở địa phương rất khó khăn so với các nơi khác, nhưng Tỉnh ủy không có chủ trương bảo toàn lực lượng khi phong trào bị đàn áp. Thông tin liên lạc các nơi trong tỉnh cũng chưa chặt chẽ. Các quận gần như tự lực điều động lực lượng tiếp ứng nhưng khi không thành công cũng tự lực tìm cách, tìm địa điểm rút quân. Trọng điểm khởi nghĩa ở Chợ Mới, ngay đêm đó đã rút vào Giồng Bánh lái để tránh truy kích của địch, địa thế cù lao vô cùng bất lợi, cho nên cuộc chiến đấu nhanh chóng bị bao vây. Trong tình thế khó khăn đó, lực lượng địa phương không nhận được sự chỉ đạo nào của cấp trên, dù có đồng chí Bí thư Liên Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Do chưa có kinh nghiệm, trong khởi nghĩa Đảng bộ đã bộc lộ gần hết lực lượng cán bộ, đảng viên và cơ sở quần chúng trung kiên. Chính vì thế sau đó thực dân Pháp truy lùng, bắt bớ, lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng. Có nơi gần như mất trắng cơ sở, tổ chức. Những người cộng sản trung kiên sau khi ra tù phải cật lực mấy năm mới lần lượt gầy dựng lại cơ sở cách mạng, tổ chức Đảng... để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Bốn là, thiếu cảnh giác để kẻ địch chui vào hàng ngũ ta.
Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở địa phương thiếu yếu tố bất ngờ lại bị gián điệp chi phối nên khi khởi nghĩa, lực lượng cách mạng ở một số nơi bị động, lúng túng không hành động.
Để kẻ địch chui vào hàng ngũ là do thiếu sót ngay từ đầu trong công tác xây dựng Đảng. Một tên lính kín, từng làm cò cho thầy kiện, do giảo hoạt chui vào trong Đảng và leo dần lên vị trí lãnh đạo cao nhất. Đây là sự mất cảnh giác nghiêm trọng. Vì vậy, các kế hoạch khởi nghĩa địch đều nắm và có kế hoạch đối phó. Sở dĩ Long Xuyên, Châu Đốc nhận lệnh khởi nghĩa trễ cũng do tên này nhận và ém nhẹm. Đến khi khởi nghĩa nổ ra, ở tỉnh lỵ Long Xuyên tên này cũng không hành động nhằm tạo điều kiện cho Pháp tập trung lực lượng đàn áp quần chúng khởi nghĩa ở Chợ Mới.
Thế nhưng, tổ chức vẫn chưa phát hiện và hắn tiếp tục đánh phá lực lượng cách mạng lần nữa trong thời gian chuẩn bị cuộc khởi nghĩa lần thứ hai năm 1941. Mãi đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên này mới bị phát giác và xử lý.
Kết quả cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Long Xuyên - Châu Đốc mang lại nhiều bài học quý báu giúp cho Đảng bộ rút kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945./.
Tuy không giành được thắng lợi như kế hoạch đề ra, nhưng cuộc khởi nghĩa ở An Giang đã góp phần quan trọng để làm nên chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, ghi vào truyền thống đấu tranh cách mạng của cả nước trang sử vàng chói lọi đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi.
Một là, tư tưởng tiến công, tinh thần khởi nghĩa:
Khi Xứ ủy phát lệnh đồng loạt khởi nghĩa, chọn Sài Gòn - Gia Định làm trung tâm thì các nơi sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền, nhưng tình hình lại diễn ra khác. Địch phát hiện kế hoạch trước nên ngăn chặn cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh. Riêng Long Xuyên, Châu Đốc lại nhận được lệnh trễ nên lực lượng khởi nghĩa bị thiệt hại là lẽ tất nhiên. Tuy vậy, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc vẫn quyết tâm xây dựng kế hoạch, tiến hành cuộc khởi nghĩa. Đó không phải là sự chấp hành chủ trương một cách cứng nhắc mà là thể hiện sự thống nhất ý chí, tinh thần kiên cường của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh. Tinh thần tiến công cách mạng của cán bộ, đảng viên được bộc lộ rõ nét trong việc bàn bạc kế hoạch, phân công, chấp nhận nhiệm vụ. Ngay cả sau cuộc khởi nghĩa, lực lượng cách mạng vẫn duy trì cuộc chiến đấu tại giồng Bánh Lái và tích trữ vũ khí chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lần thứ hai.
Hai là, cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ và quần chúng cách mạng.
Quá trình đấu tranh cách mạng, ý chí xả thân hy sinh vì Đảng, vì Dân của cán bộ, chiến sỹ càng thể hiện rõ. Phẩm chất cao quý ấy được minh chứng trong những lúc gian nguy, ác liệt.
Trong khởi nghĩa, dù tình thế diễn ra bất lợi, nhưng cán bộ, chiến sỹ vẫn kiên cường chiến đấu. Khi bị địch bắt, đánh đập, tù đày, những người cộng sản tỏ rõ ý chí bất khuất, hiên ngang. Đồng chí Huỳnh Văn Hây bị địch tra tấn ghim đinh vào đầu các ngón tay mà không hề nao núng. Đồng chí Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên Lương Văn Cù, người lãnh đạo trực tiếp cuộc khởi nghĩa dõng dạc nói với bọn làng lính khi bị bắt: “Làm cộng sản thì bị tù đày, bắn giết là chuyện nhẹ như lông hồng!”. Nhiều đồng chí bị kết án tử hình vẫn biểu hiện tinh thần lạc quan, vững tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Còn rất nhiều những người cộng sản, những người yêu nước đã chịu đựng, đổ máu xương trong nhà tù của đế quốc chỉ với một ý chí, một tấm lòng hy sinh thân mình để giành lấy độc lập, tự do cho đất nước.
Hàng trăm, hàng nghìn những tấm gương chiến đấu anh dũng và kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng không sao kể xiết, là bài học cho thế hệ kế tiếp noi theo, vững vàng bước tiếp con đường đấu tranh cho đến ngày toàn thắng.
Ba là, quyết tâm khởi nghĩa nhưng kế hoạch chưa chu đáo, không bảo toàn được lực lượng.
Khi nhận được chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc khẩn trương, tích cực chuẩn bị mọi mặt dù nhận lệnh khởi nghĩa sau khi các nơi đã đồng loạt nổi dậy. Quyết tâm khởi nghĩa cùng các nơi, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc triệu tập hội nghị Tỉnh ủy. Thế nhưng trong cuộc họp, Đảng bộ chỉ bàn bạc, thảo luận sâu về việc nên hay không nên khởi nghĩa để đi đến thống nhất hành động, chứ không đề cập đến phương án giải quyết, đối phó thế nào sau cuộc khởi nghĩa.
Nhận biết cuộc khởi nghĩa ở địa phương rất khó khăn so với các nơi khác, nhưng Tỉnh ủy không có chủ trương bảo toàn lực lượng khi phong trào bị đàn áp. Thông tin liên lạc các nơi trong tỉnh cũng chưa chặt chẽ. Các quận gần như tự lực điều động lực lượng tiếp ứng nhưng khi không thành công cũng tự lực tìm cách, tìm địa điểm rút quân. Trọng điểm khởi nghĩa ở Chợ Mới, ngay đêm đó đã rút vào Giồng Bánh lái để tránh truy kích của địch, địa thế cù lao vô cùng bất lợi, cho nên cuộc chiến đấu nhanh chóng bị bao vây. Trong tình thế khó khăn đó, lực lượng địa phương không nhận được sự chỉ đạo nào của cấp trên, dù có đồng chí Bí thư Liên Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Do chưa có kinh nghiệm, trong khởi nghĩa Đảng bộ đã bộc lộ gần hết lực lượng cán bộ, đảng viên và cơ sở quần chúng trung kiên. Chính vì thế sau đó thực dân Pháp truy lùng, bắt bớ, lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng. Có nơi gần như mất trắng cơ sở, tổ chức. Những người cộng sản trung kiên sau khi ra tù phải cật lực mấy năm mới lần lượt gầy dựng lại cơ sở cách mạng, tổ chức Đảng... để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Bốn là, thiếu cảnh giác để kẻ địch chui vào hàng ngũ ta.
Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở địa phương thiếu yếu tố bất ngờ lại bị gián điệp chi phối nên khi khởi nghĩa, lực lượng cách mạng ở một số nơi bị động, lúng túng không hành động.
Để kẻ địch chui vào hàng ngũ là do thiếu sót ngay từ đầu trong công tác xây dựng Đảng. Một tên lính kín, từng làm cò cho thầy kiện, do giảo hoạt chui vào trong Đảng và leo dần lên vị trí lãnh đạo cao nhất. Đây là sự mất cảnh giác nghiêm trọng. Vì vậy, các kế hoạch khởi nghĩa địch đều nắm và có kế hoạch đối phó. Sở dĩ Long Xuyên, Châu Đốc nhận lệnh khởi nghĩa trễ cũng do tên này nhận và ém nhẹm. Đến khi khởi nghĩa nổ ra, ở tỉnh lỵ Long Xuyên tên này cũng không hành động nhằm tạo điều kiện cho Pháp tập trung lực lượng đàn áp quần chúng khởi nghĩa ở Chợ Mới.
Thế nhưng, tổ chức vẫn chưa phát hiện và hắn tiếp tục đánh phá lực lượng cách mạng lần nữa trong thời gian chuẩn bị cuộc khởi nghĩa lần thứ hai năm 1941. Mãi đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên này mới bị phát giác và xử lý.
Kết quả cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Long Xuyên - Châu Đốc mang lại nhiều bài học quý báu giúp cho Đảng bộ rút kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945./.
NGUYỄN THỊ KIM HUÊ
Trưởng phòng Lịch sử Đảng