Công tác Lịch sử Đảng
Mỹ Hiệp - Xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Chủ nhật, 03 Tháng 11 2019 16:38
- Lượt xem: 2145
(TGAG)- Xã Mỹ Hiệp là một trong ba xã Cù lao Giêng (Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân) thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp xã Bình Phước Xuân, phía Nam và phía Tây giáp xã Tấn Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chi bộ và Nhân dân Mỹ Hiệp luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, Mỹ Hiệp đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Trong phong trào Đồng khởi, đội du kích xã cùng cả trăm thanh niên chỉ với một khẩu súng thật và 2 quả lựu đạn, ngụy trang nhiều súng giả, xuất phát từ lò heo ấp Tây Thượng võ trang tuyên truyền khoảng 4 km qua ấp Trung Châu, Đông Châu. Đoàn đốt pháo giả tiếng súng, nghi trang bộ đội chính quy từ miền Bắc vào, đến từng nhà gỡ khẩu hiệu của địch, xé tờ khai gia đình, dán bích chương, truyền đơn, đào công sự, đắp mô, nghi trang bảng tử địa dọc lộ giao thông, phát loa tố cáo tội ác Mỹ - Diệm và kêu bà con một lòng tin tưởng cách mạng nhất định thắng lợi… khiến Trưởng ấp phải bỏ trốn.
Tháng 3/1961, nội tuyến ta tổ chức đặt truyền đơn cách mạng lên bàn làm việc ở trụ sở xã. Ngày 14/7/1961, tại Tây Thượng, du kích xã diệt tên Đạt - phụ tá an ninh ác ôn ấp Thị, dán bản án cảnh cáo Hiệu trưởng trường A Mỹ Hiệp về tội làm gián điệp, khiến hắn sợ hãy bỏ trốn. Đồng thời, cảnh cáo, nhắc nhở những ai lầm đường hợp tác với địch, làm phân hóa hàng ngũ địch…
Chi bộ nhiều lần tổ chức cho chị em đấu tranh trực diện với tề xã, mỗi nhóm có từ 20 đến 50 người, có cuộc lên cả trăm người. Các cuộc đấu tranh nêu yêu sách đòi dân sinh dân chủ, tố khổ, đòi cứu đói, chống bắn pháo bừa bãi… với các hình thức bãi thị, đi chợ nhồi, kéo đến trụ sở xã đưa yêu sách… làm cho tề xã hoang mang lúng túng đến nổi khi nào thấy chợ đông hoặc vắng hơn thường ngày là tìm cách trốn lên quận hoặc né vào quán cà phê xem động tĩnh rồi mới vào trụ sở làm việc.
Đêm 08/4/1961, để phá cuộc bầu cử Tổng thống ngụy, Chi ủy phân công phá 3 cầu: Mương Đình, Rạch Vọng, Cầu Mương; phá, đốt cầu: Cống Lở, ấp Thị, cầu Đình, Mương Ông Địa và tất cả cầu ván thuộc trục lộ giao thông. Kết quả đốt phá dứt điểm 6 cây cầu. Lính dân vệ đang chữa cháy cầu Đình bị du kích ném hai quả lựu đạn “ô ép”. Một quả nổ khiến cả bọn té nhào xuống sông.
Ta còn tổ chức đánh mõ lưu động ở 3 ấp: Tây Hạ, Trung, Thị làm hoang mang tinh thần địch. Bộ phận khác treo cờ Mặt trận trên ngọn cây Sao gần đình ấp Đông, dán khẩu hiệu để dân không đi bầu cử. Nhờ đó, từ sáng đến trưa ngày 9/4/1961, không ai đi bầu, địch buộc phải đưa lính quận xuống bắt dân đi bỏ phiếu.
Năm 1962, địch xây dựng 2 ấp chiến lược gom dân (ấp Trung và Tây Hạ), 5 ấp chiến lược khoanh dân (Tây Thượng, Trung Châu, Đông Châu, ấp Thị và ấp Đông). Chi bộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tìm cách tránh né không làm, làm chậm quá trình hoàn thành ấp chiến lược và phá ấp chiến lược đưa bà con về chỗ cũ. Năm 1963, Chi bộ tổ chức cho 300 quần chúng tập trung phá ấp chiến lược gom dân ở ấp Trung nằm trên lộ Tấn Mỹ đi Mỹ Hiệp. Địch không dám xuất quân bảo vệ ấp chiến lược.
Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, từ tháng 2 đến tháng 4, các chiến sĩ địa phương quân đã kết hợp với du kích tấn công đồn nghĩa quân và công sở xã làm địch hoang mang. Ngày 26 đến 28/8, Chi bộ vận động quần chúng ủng hộ tài chính cho cách mạng, kêu gọi thanh niên tòng quân, giải thích chính sách của cách mạng và lên án bọn bán nước, đế quốc Mỹ cướp nước… làm cho mọi người hiểu hơn về kháng chiến, động viên thanh niên tòng quân và tham gia hoạt động tại địa phương. Trước đây du kích chỉ về hoạt động ban đêm, sau Tết Mậu Thân có thể về từ chiều chạng vạng.
Tháng 5/1969, bộ đội đẩy mạnh tuyên truyền đường lối kháng chiến chống Mỹ của cách mạng ở những nơi đóng quân. Đồng bào chứng kiến tận mắt tinh thần chiến đấu, thái độ cư xử của bộ đội, bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái về cách mạng. Sau khi bộ đội rút đi, đồng bào tín đồ đã vận động tiền mua 20 chiếc hòm chôn cất chiến sĩ đã hy sinh, 20 thương binh được quần chúng che giấu, nuôi dưỡng và đưa về căn cứ.
Trong 2 năm 1971 – 1972, địch tăng cường đánh phá, cán bộ bám dân phải ở ngoài đồng, tối đến gia đình cơ sở mới dám đem cơm nước tiếp tế. Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Huyện ủy, cán bộ xây dựng cơ sở mới trong đồng bào tôn giáo, đẩy mạnh phong trào chống bắt lính… tranh thủ sự đồng tình của bà con. Nhờ linh hoạt trong chuyển hướng hoạt động và đề ra mục tiêu phù hợp, Chi bộ xã đã vận động được nhiều gia đình nuôi chứa và che giấu thanh niên trốn quân dịch được an toàn.
Hay tin Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chiều ngày 30/4/1975, giao liên mang chỉ thị về giao việc cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo chi bộ xã. Ta liên hệ với xã trưởng Liêm và được hứa hẹn hôm sau sẽ giao chính quyền. Sáng ngày 1/5/1975, ta nhận bàn giao từ Phó xã trưởng (Xã trưởng trốn lên xã Hòa Hảo, một tuần sau trở về trình diện với chính quyền cách mạng). Xã Mỹ Hiệp được giải phóng.
Với những chiến công đã lập nên, ngày 22/8/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Mỹ Hiệp vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước./.
Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Hiệp 1928 - 2005.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới 1927 - 2010.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chi bộ và Nhân dân Mỹ Hiệp luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, Mỹ Hiệp đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Trong phong trào Đồng khởi, đội du kích xã cùng cả trăm thanh niên chỉ với một khẩu súng thật và 2 quả lựu đạn, ngụy trang nhiều súng giả, xuất phát từ lò heo ấp Tây Thượng võ trang tuyên truyền khoảng 4 km qua ấp Trung Châu, Đông Châu. Đoàn đốt pháo giả tiếng súng, nghi trang bộ đội chính quy từ miền Bắc vào, đến từng nhà gỡ khẩu hiệu của địch, xé tờ khai gia đình, dán bích chương, truyền đơn, đào công sự, đắp mô, nghi trang bảng tử địa dọc lộ giao thông, phát loa tố cáo tội ác Mỹ - Diệm và kêu bà con một lòng tin tưởng cách mạng nhất định thắng lợi… khiến Trưởng ấp phải bỏ trốn.
Tháng 3/1961, nội tuyến ta tổ chức đặt truyền đơn cách mạng lên bàn làm việc ở trụ sở xã. Ngày 14/7/1961, tại Tây Thượng, du kích xã diệt tên Đạt - phụ tá an ninh ác ôn ấp Thị, dán bản án cảnh cáo Hiệu trưởng trường A Mỹ Hiệp về tội làm gián điệp, khiến hắn sợ hãy bỏ trốn. Đồng thời, cảnh cáo, nhắc nhở những ai lầm đường hợp tác với địch, làm phân hóa hàng ngũ địch…
Chi bộ nhiều lần tổ chức cho chị em đấu tranh trực diện với tề xã, mỗi nhóm có từ 20 đến 50 người, có cuộc lên cả trăm người. Các cuộc đấu tranh nêu yêu sách đòi dân sinh dân chủ, tố khổ, đòi cứu đói, chống bắn pháo bừa bãi… với các hình thức bãi thị, đi chợ nhồi, kéo đến trụ sở xã đưa yêu sách… làm cho tề xã hoang mang lúng túng đến nổi khi nào thấy chợ đông hoặc vắng hơn thường ngày là tìm cách trốn lên quận hoặc né vào quán cà phê xem động tĩnh rồi mới vào trụ sở làm việc.
Đêm 08/4/1961, để phá cuộc bầu cử Tổng thống ngụy, Chi ủy phân công phá 3 cầu: Mương Đình, Rạch Vọng, Cầu Mương; phá, đốt cầu: Cống Lở, ấp Thị, cầu Đình, Mương Ông Địa và tất cả cầu ván thuộc trục lộ giao thông. Kết quả đốt phá dứt điểm 6 cây cầu. Lính dân vệ đang chữa cháy cầu Đình bị du kích ném hai quả lựu đạn “ô ép”. Một quả nổ khiến cả bọn té nhào xuống sông.
Ta còn tổ chức đánh mõ lưu động ở 3 ấp: Tây Hạ, Trung, Thị làm hoang mang tinh thần địch. Bộ phận khác treo cờ Mặt trận trên ngọn cây Sao gần đình ấp Đông, dán khẩu hiệu để dân không đi bầu cử. Nhờ đó, từ sáng đến trưa ngày 9/4/1961, không ai đi bầu, địch buộc phải đưa lính quận xuống bắt dân đi bỏ phiếu.
Năm 1962, địch xây dựng 2 ấp chiến lược gom dân (ấp Trung và Tây Hạ), 5 ấp chiến lược khoanh dân (Tây Thượng, Trung Châu, Đông Châu, ấp Thị và ấp Đông). Chi bộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tìm cách tránh né không làm, làm chậm quá trình hoàn thành ấp chiến lược và phá ấp chiến lược đưa bà con về chỗ cũ. Năm 1963, Chi bộ tổ chức cho 300 quần chúng tập trung phá ấp chiến lược gom dân ở ấp Trung nằm trên lộ Tấn Mỹ đi Mỹ Hiệp. Địch không dám xuất quân bảo vệ ấp chiến lược.
Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, từ tháng 2 đến tháng 4, các chiến sĩ địa phương quân đã kết hợp với du kích tấn công đồn nghĩa quân và công sở xã làm địch hoang mang. Ngày 26 đến 28/8, Chi bộ vận động quần chúng ủng hộ tài chính cho cách mạng, kêu gọi thanh niên tòng quân, giải thích chính sách của cách mạng và lên án bọn bán nước, đế quốc Mỹ cướp nước… làm cho mọi người hiểu hơn về kháng chiến, động viên thanh niên tòng quân và tham gia hoạt động tại địa phương. Trước đây du kích chỉ về hoạt động ban đêm, sau Tết Mậu Thân có thể về từ chiều chạng vạng.
Tháng 5/1969, bộ đội đẩy mạnh tuyên truyền đường lối kháng chiến chống Mỹ của cách mạng ở những nơi đóng quân. Đồng bào chứng kiến tận mắt tinh thần chiến đấu, thái độ cư xử của bộ đội, bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái về cách mạng. Sau khi bộ đội rút đi, đồng bào tín đồ đã vận động tiền mua 20 chiếc hòm chôn cất chiến sĩ đã hy sinh, 20 thương binh được quần chúng che giấu, nuôi dưỡng và đưa về căn cứ.
Trong 2 năm 1971 – 1972, địch tăng cường đánh phá, cán bộ bám dân phải ở ngoài đồng, tối đến gia đình cơ sở mới dám đem cơm nước tiếp tế. Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Huyện ủy, cán bộ xây dựng cơ sở mới trong đồng bào tôn giáo, đẩy mạnh phong trào chống bắt lính… tranh thủ sự đồng tình của bà con. Nhờ linh hoạt trong chuyển hướng hoạt động và đề ra mục tiêu phù hợp, Chi bộ xã đã vận động được nhiều gia đình nuôi chứa và che giấu thanh niên trốn quân dịch được an toàn.
Hay tin Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chiều ngày 30/4/1975, giao liên mang chỉ thị về giao việc cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo chi bộ xã. Ta liên hệ với xã trưởng Liêm và được hứa hẹn hôm sau sẽ giao chính quyền. Sáng ngày 1/5/1975, ta nhận bàn giao từ Phó xã trưởng (Xã trưởng trốn lên xã Hòa Hảo, một tuần sau trở về trình diện với chính quyền cách mạng). Xã Mỹ Hiệp được giải phóng.
Với những chiến công đã lập nên, ngày 22/8/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Mỹ Hiệp vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước./.
Đặng Thị Kim Tuyến
Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Hiệp 1928 - 2005.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới 1927 - 2010.