Công tác Lịch sử Đảng
Hội thảo khoa học “Lịch sử 230 năm từ Thủ Đông Xuyên đến thành phố Long Xuyên”
- Được đăng: Thứ bảy, 20 Tháng 4 2019 10:43
- Lượt xem: 3952
(TGAG)- Khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử nhằm giới thiệu đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch giàu có của vùng đất Long Xuyên, tỉnh An Giang là nhận định chung của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra tại Hội thảo khoa học “Lịch sử 230 năm từ Thủ Đông Xuyên đến thành phố Long Xuyên” (1789-2019) do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang và Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên tổ chức ngày 19/4.
Theo PGS.TS Đào Ngọc Cảnh - Trường Đại học Cần Thơ, An Giang là tỉnh có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đồng thời cũng là vùng đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Địa bàn tỉnh An Giang đã từng là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam-một nền văn hóa cổ phát triển rực rở ở khu vực Đông Nam Á.
Vùng đất An Giang cũng đã từng là địa bàn chiến lược ở vùng biên cương Tây Nam nước ta dưới triều Nguyễn; trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vùng đất An Giang cũng xuất hiện nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vì vậy, địa bàn An Giang đã trở thành một “vùng di sản” hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh cho biết, theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch đến năm 2020 và tầm ngắm đến năm 2030, toàn tỉnh An Giang có 1.198 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 77 di tích được xếp hạng, gồm 29 di tích cấp quốc gia (2 di tích cấp quốc gia đặc biệt), 48 di tích cấp tỉnh. Tính trung bình, mật độ di tích của An Giang là 0,76 di tích/100 km2. Đây là mật độ cao nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong số các di tích được xếp hạng của tỉnh An Giang, có những di tích lịch sử -văn hóa đặc sắc, rất có giá trị để phát triển du lịch như: Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê (ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn); Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên); Khu di tích lịch sử - văn hóa Núi Sam (thành phố Châu Đốc),…
PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh khẳng định, trên địa bàn tỉnh An Giang nổi lên 3 trung tâm di sản hàng đầu là Thoại Sơn, Long Xuyên và Châu Đốc. Ba trung tâm này rất thuận lợi để kết nối thành một tuyến du lịch hấp dẫn gọi là “Con dường di sản An Giang”.
Theo PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh, trong tuyến du lịch “Con đường di sản An Giang”, thành phố Long Xuyên đóng vai trò là trung tâm trung chuyển, là trung tâm kết nối hai đầu tuyến là Thoại Sơn và Châu Đốc; đồng thời Long Xuyên còn đóng vai trò là trung tâm dịch vụ trong tuyến du lịch Con đường di sản An Giang”.
Khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ hoặc từ các trung tâm khác sẽ dừng chân ở Long Xuyên trước hoặc sau khi đến với các di sản văn hóa ở Thoại Sơn, sau đó, du khách tiếp tục hành trình đến với Châu Đốc để khám phá những di sản văn hóa đặc sắc ở đây. Nếu khách quốc tế đi theo đường bộ (Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, của khẩu Long Bình,.. ) và đường thủy (Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tân Châu) từ Campuchia qua thì có thể đến Châu Đốc trước sau đó đến Long Xuyên và đi Thoại Sơn…
Đồng thời, Long Xuyên có thể khai thác tuyến du lịch bằng đường thủy: từ chợ nổi Long Xuyên đi Thoại Sơn dọc theo kênh Thoại Hà và từ chợ nổi Long Xuyên đi Châu Đốc dọc theo sông Hậu. Ngoài ra, tuyến đường thủy Long Xuyên-Châu Đốc có thể kết nối với tuyến kênh Vĩnh Tế-một công trình lịch sử nổi tiếng, rất có tiềm năng thu hút khách du lịch.
Cùng quan điểm với PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh, tuy nhiên, Thạc sĩ Tài Lê Khanh-Đại học Trà Vinh cho rằng, với vị trí địa lý và tiềm năng của mình, thành phố Long Xuyên xứng đáng là trung tâm phát triển của tỉnh An Giang nói riêng cũng như vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.
Tứ giác Long Xuyên gồm 4 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ với tổng diện tích hơn 500.000ha, sản lượng lúa hơn 5 triệu tấn/năm. Trong 4 địa phương thuộc Tứ giác Long Xuyên thì An Giang có diện tích lớn nhất và cũng là tỉnh có nhiều lợi thế về kinh tế biên mậu với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia; có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa chất lượng cao và phát triển du lịch.
Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phát biểu.
Đặc biệt, với vai trò là thủ phủ của An Giang, trong những năm qua, cùng với các bước chuyển mình của tỉnh nhà, thành phố Long Xuyên cũng đã từng bước khẳng định vai trò “đầu tàu” phát triển của mình, xứng đáng với vai trò trung tâm phát triển của tỉnh An Giang nói riêng cũng như vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.
Theo Thạc sĩ Tài Lê Khanh, với Đề án “Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên” của Chính phủ đang được đẩy mạnh, thành phố Long Xuyên với vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh An Giang, đồng thời là một cạnh trong vùng Tứ giác Long Xuyên, thành phố Long Xuyên có nhiều điều kiện và thời cơ thuận lợi để phát triển trong tương lai.
“Trong quá trình đẩy mạnh liên kết vùng, thành phố Long Xuyên cần khai thác tối đa những lợi thế của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của vùng”- Thạc sĩ Tài Lê Khanh lưu ý thêm.
Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Long Xuyên là vùng đất có lịch sử 230 năm, với nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch như: chợ nổi Long Xuyên, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chùa Ông Bắc, Đình Mỹ Phước, Đình Bình Đức; Cùng với đó, Long Xuyên có là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp ở cù lao ông Hổ, Mỹ Khánh…
Tuy vậy, khả năng khai thác tiềm năng du lịch của thành phố Long Xuyên còn nhiều hạn chế, sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa có sự đầu tư lớn. Ngoài Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhận được sự quan tâm của du khách; các địa danh, di tích tiềm năng khác chưa được nhiều người biết tới; đặc biệt là các di tích cách mạng. Chất lượng dịch vụ phụ trợ nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch còn thấp, chưa quan tâm đến quảng bá du lịch…/.
Theo PGS.TS Đào Ngọc Cảnh - Trường Đại học Cần Thơ, An Giang là tỉnh có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đồng thời cũng là vùng đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Địa bàn tỉnh An Giang đã từng là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam-một nền văn hóa cổ phát triển rực rở ở khu vực Đông Nam Á.
Vùng đất An Giang cũng đã từng là địa bàn chiến lược ở vùng biên cương Tây Nam nước ta dưới triều Nguyễn; trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vùng đất An Giang cũng xuất hiện nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vì vậy, địa bàn An Giang đã trở thành một “vùng di sản” hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh cho biết, theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch đến năm 2020 và tầm ngắm đến năm 2030, toàn tỉnh An Giang có 1.198 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 77 di tích được xếp hạng, gồm 29 di tích cấp quốc gia (2 di tích cấp quốc gia đặc biệt), 48 di tích cấp tỉnh. Tính trung bình, mật độ di tích của An Giang là 0,76 di tích/100 km2. Đây là mật độ cao nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong số các di tích được xếp hạng của tỉnh An Giang, có những di tích lịch sử -văn hóa đặc sắc, rất có giá trị để phát triển du lịch như: Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê (ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn); Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên); Khu di tích lịch sử - văn hóa Núi Sam (thành phố Châu Đốc),…
PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh khẳng định, trên địa bàn tỉnh An Giang nổi lên 3 trung tâm di sản hàng đầu là Thoại Sơn, Long Xuyên và Châu Đốc. Ba trung tâm này rất thuận lợi để kết nối thành một tuyến du lịch hấp dẫn gọi là “Con dường di sản An Giang”.
Theo PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh, trong tuyến du lịch “Con đường di sản An Giang”, thành phố Long Xuyên đóng vai trò là trung tâm trung chuyển, là trung tâm kết nối hai đầu tuyến là Thoại Sơn và Châu Đốc; đồng thời Long Xuyên còn đóng vai trò là trung tâm dịch vụ trong tuyến du lịch Con đường di sản An Giang”.
Khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ hoặc từ các trung tâm khác sẽ dừng chân ở Long Xuyên trước hoặc sau khi đến với các di sản văn hóa ở Thoại Sơn, sau đó, du khách tiếp tục hành trình đến với Châu Đốc để khám phá những di sản văn hóa đặc sắc ở đây. Nếu khách quốc tế đi theo đường bộ (Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, của khẩu Long Bình,.. ) và đường thủy (Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tân Châu) từ Campuchia qua thì có thể đến Châu Đốc trước sau đó đến Long Xuyên và đi Thoại Sơn…
Đồng thời, Long Xuyên có thể khai thác tuyến du lịch bằng đường thủy: từ chợ nổi Long Xuyên đi Thoại Sơn dọc theo kênh Thoại Hà và từ chợ nổi Long Xuyên đi Châu Đốc dọc theo sông Hậu. Ngoài ra, tuyến đường thủy Long Xuyên-Châu Đốc có thể kết nối với tuyến kênh Vĩnh Tế-một công trình lịch sử nổi tiếng, rất có tiềm năng thu hút khách du lịch.
Cùng quan điểm với PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh, tuy nhiên, Thạc sĩ Tài Lê Khanh-Đại học Trà Vinh cho rằng, với vị trí địa lý và tiềm năng của mình, thành phố Long Xuyên xứng đáng là trung tâm phát triển của tỉnh An Giang nói riêng cũng như vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.
Tứ giác Long Xuyên gồm 4 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ với tổng diện tích hơn 500.000ha, sản lượng lúa hơn 5 triệu tấn/năm. Trong 4 địa phương thuộc Tứ giác Long Xuyên thì An Giang có diện tích lớn nhất và cũng là tỉnh có nhiều lợi thế về kinh tế biên mậu với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia; có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa chất lượng cao và phát triển du lịch.
Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phát biểu.
Đặc biệt, với vai trò là thủ phủ của An Giang, trong những năm qua, cùng với các bước chuyển mình của tỉnh nhà, thành phố Long Xuyên cũng đã từng bước khẳng định vai trò “đầu tàu” phát triển của mình, xứng đáng với vai trò trung tâm phát triển của tỉnh An Giang nói riêng cũng như vùng Tứ giác Long Xuyên nói chung.
Theo Thạc sĩ Tài Lê Khanh, với Đề án “Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên” của Chính phủ đang được đẩy mạnh, thành phố Long Xuyên với vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh An Giang, đồng thời là một cạnh trong vùng Tứ giác Long Xuyên, thành phố Long Xuyên có nhiều điều kiện và thời cơ thuận lợi để phát triển trong tương lai.
“Trong quá trình đẩy mạnh liên kết vùng, thành phố Long Xuyên cần khai thác tối đa những lợi thế của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của vùng”- Thạc sĩ Tài Lê Khanh lưu ý thêm.
Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Long Xuyên là vùng đất có lịch sử 230 năm, với nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch như: chợ nổi Long Xuyên, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chùa Ông Bắc, Đình Mỹ Phước, Đình Bình Đức; Cùng với đó, Long Xuyên có là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp ở cù lao ông Hổ, Mỹ Khánh…
Tuy vậy, khả năng khai thác tiềm năng du lịch của thành phố Long Xuyên còn nhiều hạn chế, sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa có sự đầu tư lớn. Ngoài Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhận được sự quan tâm của du khách; các địa danh, di tích tiềm năng khác chưa được nhiều người biết tới; đặc biệt là các di tích cách mạng. Chất lượng dịch vụ phụ trợ nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch còn thấp, chưa quan tâm đến quảng bá du lịch…/.
Công Mạo