Công tác Lịch sử Đảng
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của ĐCSVN
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 1 2018 17:31
- Lượt xem: 3304
(TGAG)- Cách đây tròn 50 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sau thất bại nặng nề trong 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965 – 1966 và 1966 – 1967, giới cầm quyền Mỹ bắt đầu dao động, lúng túng nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục tăng quân. Bộ Chính trị nhận định: địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật. Trên cơ sở nắm chắc diễn biến, nhận định chính xác khả năng phát triển của chiến tranh cách mạng ở miền Nam cũng như cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc; nhận rõ sự lúng túng tiến thoái lưỡng nan của chính quyền Mỹ và tình hình chiến sự, Trung ương quyết định “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định”, tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng lên bước phát triển cao nhất.
Điểm nổi bật trong chỉ đạo của Đảng là xác định phương pháp tiến công táo bạo với cách đánh hoàn toàn mới: “Tổng công kích và tổng khởi nghĩa” để giành thắng lợi quyết định; đồng thời lựa chọn đúng thời cơ vào đêm giao thừa là lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất để đạt hiệu quả cao; lựa chọn đúng hướng tiến công chủ yếu nhằm vào đô thị, nơi tập trung cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, gây bất ngờ cho chúng.
Trên trường quốc tế, uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không ngừng tăng lên. Mặt trận đã có cơ quan ở các nước Liên Xô, Cu ba, Hunggari, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Cộng hòa Ả Rập thống nhất, Angiêri, Inđônêxia... Cương lĩnh chính trị của Mặt trận đã được 41 chính phủ, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức khu vực ủng hộ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta nhận được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng rộng rãi của nhân dân thế giới và chính phủ các nước. Hội nghị nhân dân các nước Á – Phi – Mỹ Latinh họp vào năm 1966 tại Cuba đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược, coi đoàn kết với Việt Nam và “việc bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng các nước Á – Phi – Mỹ Latinh”. Trong khi đó, Mỹ và tay sai ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. Căn cứ vào tình hình đó, Trung ương Đảng quyết định mở thêm mặt trận về ngoại giao nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ sâu rộng và mạnh mẽ của thế giới, khoét sâu thêm mâu thuẫn nội bộ của kẻ thù; đồng thời phối hợp với đấu tranh quân sự, chính trị đang trên đà thắng lợi ngày càng to lớn ở cả hai miền đất nước. Bộ Chính trị đã khẳng định: “chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc” và chỉ rõ đấu tranh ngoại giao “phải trở thành một mặt trận và luôn luôn thể hiện tính tích cực, chủ động như đấu tranh quân sự, chính trị vậy”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo nên làng sóng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lan rộng khắp thế giới và dâng cao trong lòng nước Mỹ đúng như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “mặt trận số một chống đế quốc Mỹ là Việt Nam, mặt trận số hai ở ngay tại nước Mỹ”.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trên cơ sở nắm chắc tư tưởng cách mạng tiến công, vận dụng đúng đắn quy luật chiến tranh nhân dân, thắng từng bước, đẩy lùi và đánh bại địch từng bước; hạ quyết tâm chiến lược chính xác, táo bạo, chọn đúng phương hướng tiến công, sử dụng đúng lực lượng, làm tốt công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng đã góp phần tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước./.
Điểm nổi bật trong chỉ đạo của Đảng là xác định phương pháp tiến công táo bạo với cách đánh hoàn toàn mới: “Tổng công kích và tổng khởi nghĩa” để giành thắng lợi quyết định; đồng thời lựa chọn đúng thời cơ vào đêm giao thừa là lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất để đạt hiệu quả cao; lựa chọn đúng hướng tiến công chủ yếu nhằm vào đô thị, nơi tập trung cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, gây bất ngờ cho chúng.
Trên trường quốc tế, uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không ngừng tăng lên. Mặt trận đã có cơ quan ở các nước Liên Xô, Cu ba, Hunggari, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Cộng hòa Ả Rập thống nhất, Angiêri, Inđônêxia... Cương lĩnh chính trị của Mặt trận đã được 41 chính phủ, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức khu vực ủng hộ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta nhận được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng rộng rãi của nhân dân thế giới và chính phủ các nước. Hội nghị nhân dân các nước Á – Phi – Mỹ Latinh họp vào năm 1966 tại Cuba đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược, coi đoàn kết với Việt Nam và “việc bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng các nước Á – Phi – Mỹ Latinh”. Trong khi đó, Mỹ và tay sai ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. Căn cứ vào tình hình đó, Trung ương Đảng quyết định mở thêm mặt trận về ngoại giao nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ sâu rộng và mạnh mẽ của thế giới, khoét sâu thêm mâu thuẫn nội bộ của kẻ thù; đồng thời phối hợp với đấu tranh quân sự, chính trị đang trên đà thắng lợi ngày càng to lớn ở cả hai miền đất nước. Bộ Chính trị đã khẳng định: “chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc” và chỉ rõ đấu tranh ngoại giao “phải trở thành một mặt trận và luôn luôn thể hiện tính tích cực, chủ động như đấu tranh quân sự, chính trị vậy”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo nên làng sóng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lan rộng khắp thế giới và dâng cao trong lòng nước Mỹ đúng như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “mặt trận số một chống đế quốc Mỹ là Việt Nam, mặt trận số hai ở ngay tại nước Mỹ”.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trên cơ sở nắm chắc tư tưởng cách mạng tiến công, vận dụng đúng đắn quy luật chiến tranh nhân dân, thắng từng bước, đẩy lùi và đánh bại địch từng bước; hạ quyết tâm chiến lược chính xác, táo bạo, chọn đúng phương hướng tiến công, sử dụng đúng lực lượng, làm tốt công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng đã góp phần tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước./.
Đặng Thị Kim Tuyến