Công tác Lịch sử Đảng
Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1939 - 1945
- Được đăng: Chủ nhật, 21 Tháng 1 2018 20:08
- Lượt xem: 9056
(TGAG)- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Ở Đông Dương, thực dân Pháp từng bước thỏa hiệp và bán rẻ Đông Dương cho phát xít Nhật. Từ đây, nhân dân Đông Dương nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng chịu hai tầng xiềng xích Pháp và Nhật. Dự báo được tình hình thế giới và Đông Dương, đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra những chủ trương đúng đắn, sáng tạo lãnh đạo quân dân ta làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi vẻ vang.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1939 - 1945, cần thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày tình hình địa phương dưới sự áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật về: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội (đặc biệt cần so sánh về cường độ bóc lột của Pháp trước và sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra). Những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ.
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh trong những năm 1939 - 1945. Trong đó, cần thể hiện các nội dung chính sau:
Nội dung thứ nhất: trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng như: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939), lần thứ 7 (tháng 11/1940), lần thứ 8 (tháng 5/1941) đã phân tích tình hình chiến tranh thế giới, Đông Dương và Việt Nam; dự báo thời cơ; đề ra đường lối nhiệm vụ, phương pháp đấu tranh, thành lập Mặt trận phù hợp với từng thời điểm (Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt Minh) để tập hợp tất cả quần chúng... Qua 3 Hội nghị đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Ngày 22/12/1944, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tháng 3/1945, đề ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước...
Nội dung thứ hai: trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng như: Trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, Liên Tỉnh ủy Long Xuyên nhận được lệnh Xứ ủy trễ 7 ngày, nhưng vẫn quyết khởi nghĩa trong toàn tỉnh vào lúc 0 giờ ngày 02/12/1940 để kềm chân, căng kéo lực địch giảm sự tập trung đàn áp các tỉnh bạn; chọn điểm tấn công chính của tỉnh Long Xuyên là Chợ Mới, tỉnh Châu Đốc là Tân Châu. Năm 1941, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang được thành lập. Từ năm 1941 - 1943, Ban Cán sự Tỉnh ủy Châu Đốc, Long Xuyên được thành lập, chủ trương đẩy mạnh xây dựng, củng cố cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng. Ngày 26/8/1945, lực lượng Cộng hòa vệ binh tỉnh Châu Đốc được thành lập gồm 5 trung đội hơn 200 chiến sĩ do đồng chí Hùng Cẩm Hòa chỉ huy. Trong 7 ngày (từ ngày 22 đến ngày 28/8/1945), nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đánh đổ ách thống trị của bọn cướp nước và bán nước, giành chính quyền trong toàn tỉnh: đêm 23 rạng 24/8, đồng chí Lê Thiện Tứ chỉ huy lực lượng xung kích đến dinh quận Chợ Mới lấy áp lực của quần chúng buộc Quận trưởng giao chính quyền và nộp hết vũ khí. Ngày 25/8, nhân dân Long Xuyên đã tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Cùng ngày 25/8, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc, đông đảo quần chúng làm áp lực buộc chủ quận Tân Châu giao chính quyền và toàn bộ vũ khí. Được tin Tân Châu thắng lợi, đồng chí Nguyễn Văn Nữ, Trần Khôn đến buộc Tỉnh trưởng Châu Đốc là Hồ Tấn Khoa giao chính quyền nhưng hắn ngoan cố giằng co, Tỉnh ủy Châu Đốc họp bàn kế hoạch đánh chiếm các công sở, bắt bọn gian ác trong đêm 25/8 để sáng 26/8 giành chính quyền. Ngày 28/8, ở Tịnh Biên đồng chí Mã Sâm, Thòn, Võ Văn Đầy... dẫn đầu quần chúng kéo đến dinh quận, tên quận trưởng và đồng bọn hoảng sợ giao chính quyền cho cách mạng. Ngay sau đó, một bộ phận do đồng chí Vũ Hồng Đức dẫn đầu từ Tịnh Biên kéo về Tri Tôn giành chính quyền...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng.
Nội dung thứ nhất: chủ trương của chi, đảng bộ trong việc thực hiện chủ trương khởi nghĩa Nam kỳ như: xây dựng các tổ chức quần chúng, mở hoặc cử người đi học lớp huấn luyện cán bộ cốt cán, chuẩn bị kế hoạch khởi nghĩa (thời gian, địa điểm, mục tiêu chính, mục tiêu phụ, diện căn kéo, phân công người thực hiện (cụ thể họ tên, chức vụ, nhiệm vụ được phân công), cách đánh; thành lập Ban khởi nghĩa (ghi rõ số thành viên, chức vụ), đội du kích (bao nhiêu người, họ và tên)... Công tác vận động quần chúng. Các hoạt động chuẩn bị của quần chúng. Công tác vận động binh lính trong hàng ngũ địch. Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa...
Nội dung thứ hai: tình hình địa phương sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ như: sự đánh phá, khủng bố trắng của địch và tay sai; tổ chức cơ sở đảng (thể hiện cụ thể số lượng đảng viên bị bắt, tù đày, hy sinh), tổ chức quần chúng bị thiệt hại như thế nào và quá trình củng cố, xây dựng, phát triển ra sao.
Nội dung thứ ba: tình hình địa phương trong cao trào kháng Nhật, cứu nước 1944 - 1945 như: phân tích chính sách tàn bạo và lừa bịp của Nhật được thực hiện như thế nào; phong trào đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, công tác binh vận; bộ máy chính quyền địch, tâm trạng binh lính và tay sai ở địa phương sau ngày Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945). Quá trình chi, đảng bộ chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền (phân công chi, đảng bộ Đảng: ai, làm việc gì; tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ làm gì); diễn biến cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám tại địa phương, kết quả và ý nghĩa.
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1930 - 1945) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 7 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập (1930 - 1945) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; Lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1939 - 1945, cần thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày tình hình địa phương dưới sự áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật về: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội (đặc biệt cần so sánh về cường độ bóc lột của Pháp trước và sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra). Những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ.
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh trong những năm 1939 - 1945. Trong đó, cần thể hiện các nội dung chính sau:
Nội dung thứ nhất: trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng như: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 11/1939), lần thứ 7 (tháng 11/1940), lần thứ 8 (tháng 5/1941) đã phân tích tình hình chiến tranh thế giới, Đông Dương và Việt Nam; dự báo thời cơ; đề ra đường lối nhiệm vụ, phương pháp đấu tranh, thành lập Mặt trận phù hợp với từng thời điểm (Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt Minh) để tập hợp tất cả quần chúng... Qua 3 Hội nghị đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Ngày 22/12/1944, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tháng 3/1945, đề ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước...
Nội dung thứ hai: trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng như: Trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, Liên Tỉnh ủy Long Xuyên nhận được lệnh Xứ ủy trễ 7 ngày, nhưng vẫn quyết khởi nghĩa trong toàn tỉnh vào lúc 0 giờ ngày 02/12/1940 để kềm chân, căng kéo lực địch giảm sự tập trung đàn áp các tỉnh bạn; chọn điểm tấn công chính của tỉnh Long Xuyên là Chợ Mới, tỉnh Châu Đốc là Tân Châu. Năm 1941, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang được thành lập. Từ năm 1941 - 1943, Ban Cán sự Tỉnh ủy Châu Đốc, Long Xuyên được thành lập, chủ trương đẩy mạnh xây dựng, củng cố cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng. Ngày 26/8/1945, lực lượng Cộng hòa vệ binh tỉnh Châu Đốc được thành lập gồm 5 trung đội hơn 200 chiến sĩ do đồng chí Hùng Cẩm Hòa chỉ huy. Trong 7 ngày (từ ngày 22 đến ngày 28/8/1945), nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đánh đổ ách thống trị của bọn cướp nước và bán nước, giành chính quyền trong toàn tỉnh: đêm 23 rạng 24/8, đồng chí Lê Thiện Tứ chỉ huy lực lượng xung kích đến dinh quận Chợ Mới lấy áp lực của quần chúng buộc Quận trưởng giao chính quyền và nộp hết vũ khí. Ngày 25/8, nhân dân Long Xuyên đã tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Cùng ngày 25/8, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc, đông đảo quần chúng làm áp lực buộc chủ quận Tân Châu giao chính quyền và toàn bộ vũ khí. Được tin Tân Châu thắng lợi, đồng chí Nguyễn Văn Nữ, Trần Khôn đến buộc Tỉnh trưởng Châu Đốc là Hồ Tấn Khoa giao chính quyền nhưng hắn ngoan cố giằng co, Tỉnh ủy Châu Đốc họp bàn kế hoạch đánh chiếm các công sở, bắt bọn gian ác trong đêm 25/8 để sáng 26/8 giành chính quyền. Ngày 28/8, ở Tịnh Biên đồng chí Mã Sâm, Thòn, Võ Văn Đầy... dẫn đầu quần chúng kéo đến dinh quận, tên quận trưởng và đồng bọn hoảng sợ giao chính quyền cho cách mạng. Ngay sau đó, một bộ phận do đồng chí Vũ Hồng Đức dẫn đầu từ Tịnh Biên kéo về Tri Tôn giành chính quyền...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng.
Nội dung thứ nhất: chủ trương của chi, đảng bộ trong việc thực hiện chủ trương khởi nghĩa Nam kỳ như: xây dựng các tổ chức quần chúng, mở hoặc cử người đi học lớp huấn luyện cán bộ cốt cán, chuẩn bị kế hoạch khởi nghĩa (thời gian, địa điểm, mục tiêu chính, mục tiêu phụ, diện căn kéo, phân công người thực hiện (cụ thể họ tên, chức vụ, nhiệm vụ được phân công), cách đánh; thành lập Ban khởi nghĩa (ghi rõ số thành viên, chức vụ), đội du kích (bao nhiêu người, họ và tên)... Công tác vận động quần chúng. Các hoạt động chuẩn bị của quần chúng. Công tác vận động binh lính trong hàng ngũ địch. Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa...
Nội dung thứ hai: tình hình địa phương sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ như: sự đánh phá, khủng bố trắng của địch và tay sai; tổ chức cơ sở đảng (thể hiện cụ thể số lượng đảng viên bị bắt, tù đày, hy sinh), tổ chức quần chúng bị thiệt hại như thế nào và quá trình củng cố, xây dựng, phát triển ra sao.
Nội dung thứ ba: tình hình địa phương trong cao trào kháng Nhật, cứu nước 1944 - 1945 như: phân tích chính sách tàn bạo và lừa bịp của Nhật được thực hiện như thế nào; phong trào đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, công tác binh vận; bộ máy chính quyền địch, tâm trạng binh lính và tay sai ở địa phương sau ngày Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945). Quá trình chi, đảng bộ chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền (phân công chi, đảng bộ Đảng: ai, làm việc gì; tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ làm gì); diễn biến cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám tại địa phương, kết quả và ý nghĩa.
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1930 - 1945) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 7 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập (1930 - 1945) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; Lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
P.LLCT&LSĐ