Công tác Lịch sử Đảng
Đồng chí Phan Văn Khỏe với phong trào cách mạng Long Xuyên - Châu Đốc
- Được đăng: Thứ bảy, 27 Tháng 5 2017 15:23
- Lượt xem: 3629
(TGAG)- Ngày 01-9-1939, phát xít Đức đánh Ba Lan mở màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 03-9-1939, Anh, Pháp chính thức tuyên chiến với Đức. Ngày 25-9-1939, chính phủ phản động Pháp ra sắc lệnh giải tán Đảng Cộng sản Pháp, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và các nước thuộc địa.
Ở nước ta lúc bấy giờ, Pháp điên cuồng đánh phá Đảng Cộng sản; ra sức vơ vét của cải, bòn rút nhân lực phục vụ chiến tranh; các quyền tự do dân chủ giành được trong thời kỳ 1936 - 1939 bị thủ tiêu. Phát xít Nhật nhảy vào xâm chiếm, thực dân Pháp đầu hàng thỏa hiệp, nước ta lâm vào cảnh một cổ đôi tròng, dân ta chịu nhiều tầng áp bức, vô cùng khổ nhục. Hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc (tỉnh An Giang ngày nay) cũng trong tình cảnh chung đó, nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, tù đày. Các loại thuế, sưu dịch đều tăng, hàng hóa thiết yếu như vải, dầu lửa, đá lửa, thuốc trị bệnh… hết sức khan hiếm, giá cả tăng rất cao. Cảnh vây ráp, lùng sục, bắt xâu, bắt lính diễn ra liên miên. Mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh tột cùng. Ý chí đánh đuổi kẻ thù, cứu nước càng thêm sục sôi trong dân ta, đẩy tới cao trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Mộ liệt sĩ Phan Văn Khỏe tại Nghĩa trang tỉnh Tiền Giang
Từ thực tiễn hoạt động và phong trào cách mạng tại Nam kỳ, Trung ương Đảng ta nhận định “…tình hình đã thay đổi nhiều. Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng...”.
Tháng 11-1939, tại Bà Điểm - Gia Định (18 thôn vườn trầu), Trung ương Đảng hội nghị lần thứ 6, ra Nghị quyết lịch sử, khẳng định: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc’’ và chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Đảng ta đã nhạy bén, sáng tạo, hình thành nên sự chỉ đạo chiến lược cách mạng của nước ta: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”.
Có Nghị quyết Hội nghị tháng 11-1939 mở đường, tháng 3-1940, Xứ ủy Nam kỳ dự thảo “Đề cương khởi nghĩa”. Bản đề cương được phổ biến đến các tỉnh và tận cơ sở tạo nên sự phấn khởi trong cán bộ, đảng viên, là đòn bẩy cho tổ chức, cơ sở Đảng các nơi phục hồi và vươn lên hoạt động.
Chủ trương khởi nghĩa vũ trang được rõ nét qua Hội nghị Xứ ủy từ ngày 21 đến 27-7-1940 tại xã Tân Hương, quận Châu Thành (Mỹ Tho), với sự tham gia của 24 đại biểu. Hội nghị phân tích, đánh giá mọi mặt và yêu cầu các địa phương hết sức khẩn trương chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ nổi dậy khởi nghĩa. Đồng thời, Hội nghị đã bầu ra Xứ ủy mới gồm các đồng chí: Đồng chí Tạ Uyên làm Bí Thư Xứ ủy, Đồng chí Phan Văn Khỏe và Lê Văn Khương làm Thường vụ Xứ ủy, các đồng chí ủy viên gồm: Phan Văn Bảy, Quảng Trọng Hoàng, Phạm Thái Bường, Phạm Hồng Thám, Dương Công Nữ, Thái Văn Đẩu.
Thúc đẩy thêm quyết tâm khởi nghĩa, từ ngày 21 đến 23-9-1940, Xứ ủy Nam kỳ Hội nghị tại làng Xuân Thới Đông (xã Tân Xuân, quận Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị khẳng định: “giờ hành động đã đến” và quyết định “phát động toàn Nam kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền địch giành lấy chính quyền cách mạng về tay nhân dân”. Hội nghị trao quyền cho Ban Thường vụ Xứ ủy vạch ra kế hoạch cụ thể và ban hành lệnh khởi nghĩa.
Sau Hội nghị Xuân Thới Đông, Ban Thường vụ tiếp tục chuẩn bị cho khởi nghĩa. Ngày 03-10-1940, Hội nghị Ban Thường vụ Xứ ủy được triệu tập để uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng cũng như hành động xuất hiện trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa. Những ý kiến của Hội nghị được thể hiện trong Thông cáo của Thường vụ Xứ ủy.
Lúc bấy giờ, với trách nhiệm là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, đồng chí Phan Văn Khỏe đã thẳng thắng tranh luận ở trong Ban Thường vụ Xứ ủy, có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chủ trương của Xử ủy phát động, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ.
Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc ra sức xây dựng các tổ chức quần chúng và chỉ trong vài tháng, nhiều tổ chức Nông Hội, Thanh niên, Phụ nữ trong hai tỉnh được thành lập. Nhằm phổ biến chủ trương của Trung ương, của Xứ ủy, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về tình hình, nhiệm vụ mới, Liên Tỉnh ủy mở lớp huấn luyện 20 ngày cho cán bộ cốt cán ở cơ sở tại xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới). Tháng 8-1940, Tỉnh ủy họp tại xã Kiến An (Chợ Mới), đề ra kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng lực lượng võ trang, mở rộng và phát triển các đoàn thể phản đế và quyết định thành lập Ban Khởi nghĩa.
Sau hội nghị, việc chuẩn bị khởi nghĩa hết sức khẩn trương. Ban Cán sự tỉnh Châu Đốc họp đề ra kế hoạch chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa, thành lập Ban Khởi nghĩa và Ban Liên lạc giữa tỉnh Châu Đốc và Liên tỉnh Long Xuyên. Các chi bộ tăng cường sinh hoạt cho cán bộ, đảng viên nắm chắc chủ trương của Đảng. Các đội du kích được hình thành, tuyển chọn thanh niên từng nhóm 20-30 người để ngày đêm tuyên truyền, vận động, luyện tập võ nghệ. Các nơi sôi nổi may băng cờ, khẩu hiệu, xay lúa gạo, rèn sắm vũ khí. Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, mạnh nhất là quận Chợ Mới, Tân Châu, Tịnh Biên.
Ngày 17-10-1940, Liên Tỉnh ủy Long Xuyên đã họp chỉ đạo các nơi ráo riết chuẩn bị chuyển một số cấp ủy thành Ban khởi nghĩa; lập các ban cứu thương, ban hậu cần, ban liên lạc... và quyết định lạc quyên 6.000 đồng Đông Dương cho Xứ ủy chi tiêu cho chiến tranh.
Ngày 21-11-1940, Thường vụ Xứ ủy thông báo cho các cấp cuộc khởi nghĩa được bắt đầu vào lúc 24 giờ ngày 22-11-1940. Tuy nhiên, Ban khởi nghĩa tỉnh Long Xuyên nhận lệnh khởi nghĩa trễ 7 ngày (về sau ta mới phát hiện tên Nguyễn Văn Cự (còn gọi là Chà) là lính kín chui vào hàng ngũ ta, khi nhận được lệnh khởi nghĩa hắn đã ém lại, đồng thời bí mật báo cho địch biết). Mặc dù đã chậm nhưng Tỉnh ủy vẫn quyết định cấp tốc triệu tập ngay cuộc họp vào ngày 28 và 29-11-1940 tại xã Long Điền, quận Chợ Mới. Hội nghị đã tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề lực lượng và thời cơ khởi nghĩa. Cuối cùng, Hội nghị thống nhất tiến hành khởi nghĩa toàn tỉnh vào lúc 0 giờ ngày 02-12-1940 với tinh thần “chia lửa” với các tỉnh đang bị địch khủng bố ác liệt; Ban khởi nghĩa tỉnh Châu Đốc cũng hành động cùng giờ, cùng ngày.
Điểm tấn công chính của tỉnh Long Xuyên là Chợ Mới. Điểm tấn công chính của Châu Đốc là Tân Châu. Các nơi còn lại đồng loạt nổi dậy.
Đúng giờ pháo lệnh nổ, vùng điểm Chợ Mới, đội du kích tiến thẳng tới nhà dây thép (bưu điện), đốt phá máy móc, triển khai đội hình chuẩn bị đánh dinh quận thì bị địch bắn chặn dữ dội không thể tiến được, phải rút lui. Các cánh quân khác đánh vào quận lỵ Chợ Mới bị địch phục kích, không thể chiếm dinh quận.
Trong khi đó, cánh quân Long Xuyên lại hoàn toàn bất động do tên Nguyễn Văn Cự - một tên phản bội đã không hạ lệnh hành động.
Mũi đánh vào Tân Châu, địch phát hiện, đề phòng nên ta không thực hiện được kế hoạch. Riêng lực lượng xã Hòa Hảo dưới sự chỉ huy của Lê Minh Quang đã vận động hương sư Vàng giao nộp 1 súng lửa và 5 viên đạn, rồi tổ chức tuyên truyền khắp xóm làng... Chi bộ các xã Long Sơn, Phú Thuận lãnh đạo nhân dân hưởng ứng nổi dậy đốt pháo, treo băng, cờ rãi truyền đơn, đốn cây, phá lộ…
Hưởng ứng cuộc nổi dậy với các điểm chính, nhiều xã trong tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc phá cầu, phá lộ, treo băng cờ, nổi trống mõ, đốt pháo, rải truyền đơn làm cho bọn địch hoang mang, lo sợ. Có tên nằm im, tên chạy trốn, tên ra thú tội, một số xã ta đã làm chủ hoàn toàn như Kiến An, Hòa Hảo, An Phong... Thanh thế của Đảng và sức mạnh của nhân dân lao động được biểu dương mạnh mẽ.
Không đánh chiếm được mục tiêu đã định, lực lượng khởi nghĩa của ta ở Chợ Mới khoảng 100 người rút vào giồng Bánh Lái nằm giữa cánh đồng 3 xã Kiến An, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ. Bọn Pháp đã huy động lực lượng đến vây chặt cánh đồng ba ngày liền, dồn quân ta vào ngọn rạch Cây Sao. Nhiều đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Long Xuyên, Quận ủy Chợ Mới hy sinh và bị bắt.
Từ ngày 10 đến 14-12-1940, có thêm 1 đại đội lính chính quy từ Sài Gòn xuống tăng cường, địch huy động Khmer từ Nam Vang kết hợp với làng lính ở địa phương mở cuộc ruồng bố khắp các xã thuộc quận Chợ Mới, Tân Châu, An Phong do chính tên Tỉnh trưởng Long Xuyên chỉ huy. Trên 200 nhà bị chúng đốt phá, cướp giựt, hàng trăm người bị vây bắt... Hầu hết cơ sở Đảng của Long Xuyên, Châu Đốc bị tan rã. Nặng nhất là Chợ Mới, luôn có từ khoảng 500-700 người bị giam ở các trại giam.
Tuy Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ không thành công, Cuộc khởi nghĩa ở An Giang cũng bị địch đàn áp, tổn thất nặng nề, kẻ thù thẳng tay đàn áp dã man, nhiều đồng chí lãnh đạo trong Liên tỉnh Long Xuyên và Tỉnh ủy Châu Đốc bị địch kêu án tử hình, bị tù chung thân, đày đi Côn Đảo, nhưng Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 đã phất cao cờ đỏ sao vàng, làm rung chuyển hệ thống chính quyền thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai.
Sau khi đồng chí Tạ Uyên bị địch bắt, tháng 1 năm 1941, Xứ ủy triệu tập Hội nghị tại Cần Giuộc, bầu Xứ ủy mới. Đồng chí Phan Văn Khỏe được bầu làm Bí thư xứ ủy. Với đường lối cách mạng không ngừng, tháng 4-1941, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Bí thư Xứ ủy Phan Văn Khỏe ra Thông cáo các tỉnh phải tích cực đẩy mạnh công tác để khởi nghĩa vũ trang khi có thời cơ. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Xứ ủy, ở hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên đảng viên chuyển vùng tiếp tục móc nối hoạt động, gây cơ sở, số đảng viên còn lại ở địa phương liên lạc với nhau xây dựng chi bộ, củng cố tinh thần quần chúng, chuẩn bị lực lượng đón thời cơ khởi nghĩa. Tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng được khôi phục, phong trào được củng cố và phát triển, chuẩn bị bước vào giai đoạn cách mạng mới.
Tóm lại, mặc dù không trực tiếp hoạt động ở vùng Long Xuyên - Châu Đốc, nhưng những đóng góp quan trọng của đồng chí Phan Văn Khỏe, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ năm 1940, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ năm 1941 vào chủ trương, đường lối cách mạng của Xứ ủy đã trực tiếp lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân Long Xuyên – Châu Đốc xây dựng lực lượng cách mạng, tiến hành khởi nghĩa với khí thế mạnh mẽ, làm rung chuyển chính quyền thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, để lại những trang sử hào hùng, chói lọi trong lịch sử cách mạng, để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau truyền thống bất khuất, kiên cường của lòng yêu nước quả cảm vô song./.
Tài liệu tham khảo:
- Lịch sử khởi nghĩa Nam kỳ (công trình kỷ niệm 60 năm cuộc khởi nghĩa Nam kỳ), Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử khởi nghĩa Nam kỳ.
- Lịch sử Đảng bộ An Giang tập 1, 1927 - 1954, Tỉnh ủy An Giang.
- Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 ở An Giang, Tỉnh ủy An Giang.
- Nam kỳ khởi nghĩa (1940), Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Ở nước ta lúc bấy giờ, Pháp điên cuồng đánh phá Đảng Cộng sản; ra sức vơ vét của cải, bòn rút nhân lực phục vụ chiến tranh; các quyền tự do dân chủ giành được trong thời kỳ 1936 - 1939 bị thủ tiêu. Phát xít Nhật nhảy vào xâm chiếm, thực dân Pháp đầu hàng thỏa hiệp, nước ta lâm vào cảnh một cổ đôi tròng, dân ta chịu nhiều tầng áp bức, vô cùng khổ nhục. Hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc (tỉnh An Giang ngày nay) cũng trong tình cảnh chung đó, nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, tù đày. Các loại thuế, sưu dịch đều tăng, hàng hóa thiết yếu như vải, dầu lửa, đá lửa, thuốc trị bệnh… hết sức khan hiếm, giá cả tăng rất cao. Cảnh vây ráp, lùng sục, bắt xâu, bắt lính diễn ra liên miên. Mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh tột cùng. Ý chí đánh đuổi kẻ thù, cứu nước càng thêm sục sôi trong dân ta, đẩy tới cao trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Mộ liệt sĩ Phan Văn Khỏe tại Nghĩa trang tỉnh Tiền Giang
Tháng 11-1939, tại Bà Điểm - Gia Định (18 thôn vườn trầu), Trung ương Đảng hội nghị lần thứ 6, ra Nghị quyết lịch sử, khẳng định: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc’’ và chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Đảng ta đã nhạy bén, sáng tạo, hình thành nên sự chỉ đạo chiến lược cách mạng của nước ta: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”.
Có Nghị quyết Hội nghị tháng 11-1939 mở đường, tháng 3-1940, Xứ ủy Nam kỳ dự thảo “Đề cương khởi nghĩa”. Bản đề cương được phổ biến đến các tỉnh và tận cơ sở tạo nên sự phấn khởi trong cán bộ, đảng viên, là đòn bẩy cho tổ chức, cơ sở Đảng các nơi phục hồi và vươn lên hoạt động.
Chủ trương khởi nghĩa vũ trang được rõ nét qua Hội nghị Xứ ủy từ ngày 21 đến 27-7-1940 tại xã Tân Hương, quận Châu Thành (Mỹ Tho), với sự tham gia của 24 đại biểu. Hội nghị phân tích, đánh giá mọi mặt và yêu cầu các địa phương hết sức khẩn trương chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ nổi dậy khởi nghĩa. Đồng thời, Hội nghị đã bầu ra Xứ ủy mới gồm các đồng chí: Đồng chí Tạ Uyên làm Bí Thư Xứ ủy, Đồng chí Phan Văn Khỏe và Lê Văn Khương làm Thường vụ Xứ ủy, các đồng chí ủy viên gồm: Phan Văn Bảy, Quảng Trọng Hoàng, Phạm Thái Bường, Phạm Hồng Thám, Dương Công Nữ, Thái Văn Đẩu.
Thúc đẩy thêm quyết tâm khởi nghĩa, từ ngày 21 đến 23-9-1940, Xứ ủy Nam kỳ Hội nghị tại làng Xuân Thới Đông (xã Tân Xuân, quận Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị khẳng định: “giờ hành động đã đến” và quyết định “phát động toàn Nam kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền địch giành lấy chính quyền cách mạng về tay nhân dân”. Hội nghị trao quyền cho Ban Thường vụ Xứ ủy vạch ra kế hoạch cụ thể và ban hành lệnh khởi nghĩa.
Sau Hội nghị Xuân Thới Đông, Ban Thường vụ tiếp tục chuẩn bị cho khởi nghĩa. Ngày 03-10-1940, Hội nghị Ban Thường vụ Xứ ủy được triệu tập để uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng cũng như hành động xuất hiện trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa. Những ý kiến của Hội nghị được thể hiện trong Thông cáo của Thường vụ Xứ ủy.
Lúc bấy giờ, với trách nhiệm là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, đồng chí Phan Văn Khỏe đã thẳng thắng tranh luận ở trong Ban Thường vụ Xứ ủy, có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chủ trương của Xử ủy phát động, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ.
Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc ra sức xây dựng các tổ chức quần chúng và chỉ trong vài tháng, nhiều tổ chức Nông Hội, Thanh niên, Phụ nữ trong hai tỉnh được thành lập. Nhằm phổ biến chủ trương của Trung ương, của Xứ ủy, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về tình hình, nhiệm vụ mới, Liên Tỉnh ủy mở lớp huấn luyện 20 ngày cho cán bộ cốt cán ở cơ sở tại xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới). Tháng 8-1940, Tỉnh ủy họp tại xã Kiến An (Chợ Mới), đề ra kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng lực lượng võ trang, mở rộng và phát triển các đoàn thể phản đế và quyết định thành lập Ban Khởi nghĩa.
Sau hội nghị, việc chuẩn bị khởi nghĩa hết sức khẩn trương. Ban Cán sự tỉnh Châu Đốc họp đề ra kế hoạch chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa, thành lập Ban Khởi nghĩa và Ban Liên lạc giữa tỉnh Châu Đốc và Liên tỉnh Long Xuyên. Các chi bộ tăng cường sinh hoạt cho cán bộ, đảng viên nắm chắc chủ trương của Đảng. Các đội du kích được hình thành, tuyển chọn thanh niên từng nhóm 20-30 người để ngày đêm tuyên truyền, vận động, luyện tập võ nghệ. Các nơi sôi nổi may băng cờ, khẩu hiệu, xay lúa gạo, rèn sắm vũ khí. Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, mạnh nhất là quận Chợ Mới, Tân Châu, Tịnh Biên.
Ngày 17-10-1940, Liên Tỉnh ủy Long Xuyên đã họp chỉ đạo các nơi ráo riết chuẩn bị chuyển một số cấp ủy thành Ban khởi nghĩa; lập các ban cứu thương, ban hậu cần, ban liên lạc... và quyết định lạc quyên 6.000 đồng Đông Dương cho Xứ ủy chi tiêu cho chiến tranh.
Ngày 21-11-1940, Thường vụ Xứ ủy thông báo cho các cấp cuộc khởi nghĩa được bắt đầu vào lúc 24 giờ ngày 22-11-1940. Tuy nhiên, Ban khởi nghĩa tỉnh Long Xuyên nhận lệnh khởi nghĩa trễ 7 ngày (về sau ta mới phát hiện tên Nguyễn Văn Cự (còn gọi là Chà) là lính kín chui vào hàng ngũ ta, khi nhận được lệnh khởi nghĩa hắn đã ém lại, đồng thời bí mật báo cho địch biết). Mặc dù đã chậm nhưng Tỉnh ủy vẫn quyết định cấp tốc triệu tập ngay cuộc họp vào ngày 28 và 29-11-1940 tại xã Long Điền, quận Chợ Mới. Hội nghị đã tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề lực lượng và thời cơ khởi nghĩa. Cuối cùng, Hội nghị thống nhất tiến hành khởi nghĩa toàn tỉnh vào lúc 0 giờ ngày 02-12-1940 với tinh thần “chia lửa” với các tỉnh đang bị địch khủng bố ác liệt; Ban khởi nghĩa tỉnh Châu Đốc cũng hành động cùng giờ, cùng ngày.
Điểm tấn công chính của tỉnh Long Xuyên là Chợ Mới. Điểm tấn công chính của Châu Đốc là Tân Châu. Các nơi còn lại đồng loạt nổi dậy.
Đúng giờ pháo lệnh nổ, vùng điểm Chợ Mới, đội du kích tiến thẳng tới nhà dây thép (bưu điện), đốt phá máy móc, triển khai đội hình chuẩn bị đánh dinh quận thì bị địch bắn chặn dữ dội không thể tiến được, phải rút lui. Các cánh quân khác đánh vào quận lỵ Chợ Mới bị địch phục kích, không thể chiếm dinh quận.
Trong khi đó, cánh quân Long Xuyên lại hoàn toàn bất động do tên Nguyễn Văn Cự - một tên phản bội đã không hạ lệnh hành động.
Mũi đánh vào Tân Châu, địch phát hiện, đề phòng nên ta không thực hiện được kế hoạch. Riêng lực lượng xã Hòa Hảo dưới sự chỉ huy của Lê Minh Quang đã vận động hương sư Vàng giao nộp 1 súng lửa và 5 viên đạn, rồi tổ chức tuyên truyền khắp xóm làng... Chi bộ các xã Long Sơn, Phú Thuận lãnh đạo nhân dân hưởng ứng nổi dậy đốt pháo, treo băng, cờ rãi truyền đơn, đốn cây, phá lộ…
Hưởng ứng cuộc nổi dậy với các điểm chính, nhiều xã trong tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc phá cầu, phá lộ, treo băng cờ, nổi trống mõ, đốt pháo, rải truyền đơn làm cho bọn địch hoang mang, lo sợ. Có tên nằm im, tên chạy trốn, tên ra thú tội, một số xã ta đã làm chủ hoàn toàn như Kiến An, Hòa Hảo, An Phong... Thanh thế của Đảng và sức mạnh của nhân dân lao động được biểu dương mạnh mẽ.
Từ ngày 10 đến 14-12-1940, có thêm 1 đại đội lính chính quy từ Sài Gòn xuống tăng cường, địch huy động Khmer từ Nam Vang kết hợp với làng lính ở địa phương mở cuộc ruồng bố khắp các xã thuộc quận Chợ Mới, Tân Châu, An Phong do chính tên Tỉnh trưởng Long Xuyên chỉ huy. Trên 200 nhà bị chúng đốt phá, cướp giựt, hàng trăm người bị vây bắt... Hầu hết cơ sở Đảng của Long Xuyên, Châu Đốc bị tan rã. Nặng nhất là Chợ Mới, luôn có từ khoảng 500-700 người bị giam ở các trại giam.
Tuy Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ không thành công, Cuộc khởi nghĩa ở An Giang cũng bị địch đàn áp, tổn thất nặng nề, kẻ thù thẳng tay đàn áp dã man, nhiều đồng chí lãnh đạo trong Liên tỉnh Long Xuyên và Tỉnh ủy Châu Đốc bị địch kêu án tử hình, bị tù chung thân, đày đi Côn Đảo, nhưng Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 đã phất cao cờ đỏ sao vàng, làm rung chuyển hệ thống chính quyền thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai.
Sau khi đồng chí Tạ Uyên bị địch bắt, tháng 1 năm 1941, Xứ ủy triệu tập Hội nghị tại Cần Giuộc, bầu Xứ ủy mới. Đồng chí Phan Văn Khỏe được bầu làm Bí thư xứ ủy. Với đường lối cách mạng không ngừng, tháng 4-1941, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Bí thư Xứ ủy Phan Văn Khỏe ra Thông cáo các tỉnh phải tích cực đẩy mạnh công tác để khởi nghĩa vũ trang khi có thời cơ. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Xứ ủy, ở hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên đảng viên chuyển vùng tiếp tục móc nối hoạt động, gây cơ sở, số đảng viên còn lại ở địa phương liên lạc với nhau xây dựng chi bộ, củng cố tinh thần quần chúng, chuẩn bị lực lượng đón thời cơ khởi nghĩa. Tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng được khôi phục, phong trào được củng cố và phát triển, chuẩn bị bước vào giai đoạn cách mạng mới.
Tóm lại, mặc dù không trực tiếp hoạt động ở vùng Long Xuyên - Châu Đốc, nhưng những đóng góp quan trọng của đồng chí Phan Văn Khỏe, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ năm 1940, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ năm 1941 vào chủ trương, đường lối cách mạng của Xứ ủy đã trực tiếp lãnh đạo Đảng bộ, nhân dân Long Xuyên – Châu Đốc xây dựng lực lượng cách mạng, tiến hành khởi nghĩa với khí thế mạnh mẽ, làm rung chuyển chính quyền thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, để lại những trang sử hào hùng, chói lọi trong lịch sử cách mạng, để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau truyền thống bất khuất, kiên cường của lòng yêu nước quả cảm vô song./.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang
Tài liệu tham khảo:
- Lịch sử khởi nghĩa Nam kỳ (công trình kỷ niệm 60 năm cuộc khởi nghĩa Nam kỳ), Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử khởi nghĩa Nam kỳ.
- Lịch sử Đảng bộ An Giang tập 1, 1927 - 1954, Tỉnh ủy An Giang.
- Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 ở An Giang, Tỉnh ủy An Giang.
- Nam kỳ khởi nghĩa (1940), Nxb TP. Hồ Chí Minh.