Công tác Lịch sử Đảng
Trận phục kích đánh xe cơ giới tại Dốc Bà Đội
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 8 2016 21:57
- Lượt xem: 3615
(TGAG)- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường từ huyện lỵ Tri Tôn đi Châu Đốc là con đường giao thông huyết mạch nối liền chi khu Tri Tôn với tiểu khu Châu Đốc. Quãng đường từ Tri Tôn đi Nhà Bàng dài 27 km có nhiều đoạn dốc quanh co theo sườn núi, đoạn dốc Bà Đội thuộc xã Tú Tề, huyện Tri Tôn (nay thuộc huyện Tịnh Biên) cặp theo chân núi Bà Đội về phía Tây, mặt đường gập ghềnh với độ dốc gần 25 độ.
Xung quanh quãng đường dốc Bà Đội có nhiều đồn địch đóng giữ như đồn nghĩa quân, trung tâm huấn luyện Chi Lăng của vùng 4 chiến thuật, nhiều đồn bót dọc theo đường. Xe cơ giới của địch thường xuyên qua lại vận chuyển binh lính, lương thực, thực phẩm từ Châu Đốc về và từ Tri Tôn ra.
Bộ đội địa phương huyện Tri Tôn có một đại đội gồm 3 trung đội. Mỗi trung đội hoạt động và đóng quân ở một khu vực trong huyện. Trung đội 1 đóng tại Điện Rau Tần (núi Cấm) cùng đội đặc công của huyện. Trung đội 2 và 3 đóng ở núi Dài và núi Tô. Huyện có công xưởng riêng, có thể sản xuất được vũ khí thô sơ trang bị cho địa phương. Khi được công binh tỉnh giúp đỡ có thể sản xuất được mìn, lựu đạn... Qua nhiều năm chiến đấu, bộ đội địa phương huyện đã được nâng cao về trình độ kỹ thuật, chiến thuật với nhiều hình thức đánh địch.
Kế hoạch phục kích đánh xe cơ giới tại dốc Bà Đội được vạch ra cụ thể: Huyện đội lựa chọn những cán bộ, chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, biết cách bố trí trận địa phục kích và cử một chiến sĩ quân báo theo dõi tình hình địch trong khu vực bố trí trận địa. Bộ phận yểm trợ gồm một nửa tiểu đội bộ binh do đồng chí Le, Trung đội phó, chỉ huy và đồng chí Sun, quân báo, với nhiệm vụ vượt qua phía Đông lộ 48 trong đêm, trước khi bộ phận đặc công đặt mìn. Từng người lần theo vườn xoài về hướng Bắc, cách vị trí đặt mìn khoảng 100m, cách mé lộ từ 10 - 20m để chọn vị trí chiến đấu. Khi nghe mìn nổ, theo lệnh của chỉ huy xung phong chiếm lĩnh mặt lộ, tiêu diệt những tên địch còn sống sót, thu chiến lợi phẩm rồi nhanh chóng rút về căn cứ.
Trong đêm, bộ phận đánh mìn gồm 6 đồng chí đặc công do Đội trưởng đặc công Nguyễn Thành Công chỉ huy tiếp cận trận địa, đợi sau khi bộ binh qua lộ vào vị trí chiến đấu, khoảng 20 - 21 giờ, tiến hành chôn mìn, rải dây chôn xuống đất để ngụy trang. Sau đó, các đồng chí vào vị trí phục kích ở khu vực đồn Pha-Len. Một tổ bố trí hướng về phía Nam đề phòng địch từ đồn cầu Rầy-Đéc phản kích. Bí mật chờ đợi và quan sát địch từ hai phía. Khi xe đi vào vị trí đặt mìn, chỉ huy ra lệnh cho nổ mìn, xung phong chiếm lĩnh mặt lộ, tiêu diệt địch còn sống thu chiến lợi phẩm, nhanh chóng nghi binh rút khỏi trận địa.
Bộ phận kiềm chế địch gồm một tổ bộ binh. Trong đêm chiếm lĩnh vị trí thuận lợi cách đồn Rầy-Đéc 200m về phía Tây Tây Bắc. Khi nghe mìn nổ thì bắn vào đồn Rầy-Đéc không cho địch ra khỏi đồn cứu viện. Sau đó rút về núi Cấm.
Triển khai kế hoạch, 18 giờ 30 phút ngày 06/08/1966, toàn bộ lực lượng hành quân lần theo chân núi Cấm, vượt qua Ô Tức Khonol bám theo rẫy ở phía Tây lộ tiến vào đồn Pha-Len cách cầu Rầy-Đéc 500m về phía Bắc. Đến 20 giờ, lực lượng chiến đấu đã đến đồn Pha-Len. Lúc này, bộ phận yểm trợ bám ra lộ, vượt lộ về bờ sông. Đến 20 giờ 30 phút khi bộ binh triển khai xong, bộ phận đặc công phân công 3 đồng chí cảnh giới phía Nam, còn lại 3 đồng chí dưới sự chỉ huy của đồng chí Công tiến hành đặt mìn. Từ đồn Pha-len nhìn qua mé Đông lộ có một cây xoài được chọn làm mục tiêu chết nhằm hướng đặt mìn thẳng một đường từ đồn đến cây xoài. Ta chôn 2 quả mìn cùng một địa điểm ở một phần ba lộ về phía Đông. Sau đó đào rãnh chôn dây điện từ mìn đến nơi trú ẩn. Từ 2 quả mìn đến vị trí điểm hỏa cách nhau 50m nhưng công việc làm hết sức thận trọng nên đến 4 giờ ngày 07/8/1966 mới hoàn thành.
Sau thời gian chờ đợi, đến 9 giờ 30 phút có tiếng xe từ phía cầu Rầy-Đéc đi lên. Khi còn khoảng 300m, ta xác định đó là chiếc Dodge chở nhiều lính. Đồng chí Công liên tục báo cự ly ngắn dần cho đồng chí Thuận chuẩn bị. Đồng chí Thuận nhìn về phía cây xoài (mục tiêu chết) chờ khi xe vừa tới ngang cây xoài là điểm hỏa. Khi xe ở cự ly gần 200m thì đồng chí Thuận cũng nhìn thấy xe. Đầu xe vừa tới ngang gốc xoài, đồng chí Thuận điểm hỏa. Hai quả mìn nổ cùng một lúc, tiếng nổ long trời trong sự vui mừng của mọi người.
Ngay sau khi mìn nổ, cả bộ binh và đặc công đều xung phong ra mặt đường, tiêu diệt những tên địch còn sống, thu toàn bộ vũ khí và tổ chức rút lui. Tất cả đi cặp bờ Tây lộ hướng về Nhà Bàng khoảng 200m thì xuống lòng ô, quay trở ngược lại về chân núi Cấm và sau đó rút về căn cứ. Nghe tiếng mìn nổ, bộ phận kiềm chế bắn ít loạt trung liên vào đồn Rầy-Đéc rồi rút lui.
Kết quả trận đánh, quân ta đã phá hủy hoàn toàn chiếc xe Dodge, tiêu diệt 12 tên địch, trong đó có tên thiếu tá Long, quận trưởng Tri Tôn và tên quận phó Tịnh Biên đi nhờ xe, thu 8 súng Garant, Carbine.
Trận phục kích đánh xe cơ giới của địa phương quân huyện Tri Tôn là một trận đánh có hiệu suất cao, gây xôn xao dư luận trong tỉnh. Quần chúng nhân dân vô cùng phấn khởi vì đã tiêu diệt được tên thiếu tá ác ôn gây nhiều tội ác vùng Tri Tôn - Tịnh Biên. Qua trận đánh, quân ta đã tiêu diệt phương tiện và sinh lực địch, thu nhiều vũ khí trang bị cho lực lượng cách mạng tiếp tục đánh thắng địch ở các trận tiếp theo./.
Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập II do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, xuất bản 1993.
Xung quanh quãng đường dốc Bà Đội có nhiều đồn địch đóng giữ như đồn nghĩa quân, trung tâm huấn luyện Chi Lăng của vùng 4 chiến thuật, nhiều đồn bót dọc theo đường. Xe cơ giới của địch thường xuyên qua lại vận chuyển binh lính, lương thực, thực phẩm từ Châu Đốc về và từ Tri Tôn ra.
Bộ đội địa phương huyện Tri Tôn có một đại đội gồm 3 trung đội. Mỗi trung đội hoạt động và đóng quân ở một khu vực trong huyện. Trung đội 1 đóng tại Điện Rau Tần (núi Cấm) cùng đội đặc công của huyện. Trung đội 2 và 3 đóng ở núi Dài và núi Tô. Huyện có công xưởng riêng, có thể sản xuất được vũ khí thô sơ trang bị cho địa phương. Khi được công binh tỉnh giúp đỡ có thể sản xuất được mìn, lựu đạn... Qua nhiều năm chiến đấu, bộ đội địa phương huyện đã được nâng cao về trình độ kỹ thuật, chiến thuật với nhiều hình thức đánh địch.
Kế hoạch phục kích đánh xe cơ giới tại dốc Bà Đội được vạch ra cụ thể: Huyện đội lựa chọn những cán bộ, chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, biết cách bố trí trận địa phục kích và cử một chiến sĩ quân báo theo dõi tình hình địch trong khu vực bố trí trận địa. Bộ phận yểm trợ gồm một nửa tiểu đội bộ binh do đồng chí Le, Trung đội phó, chỉ huy và đồng chí Sun, quân báo, với nhiệm vụ vượt qua phía Đông lộ 48 trong đêm, trước khi bộ phận đặc công đặt mìn. Từng người lần theo vườn xoài về hướng Bắc, cách vị trí đặt mìn khoảng 100m, cách mé lộ từ 10 - 20m để chọn vị trí chiến đấu. Khi nghe mìn nổ, theo lệnh của chỉ huy xung phong chiếm lĩnh mặt lộ, tiêu diệt những tên địch còn sống sót, thu chiến lợi phẩm rồi nhanh chóng rút về căn cứ.
Trong đêm, bộ phận đánh mìn gồm 6 đồng chí đặc công do Đội trưởng đặc công Nguyễn Thành Công chỉ huy tiếp cận trận địa, đợi sau khi bộ binh qua lộ vào vị trí chiến đấu, khoảng 20 - 21 giờ, tiến hành chôn mìn, rải dây chôn xuống đất để ngụy trang. Sau đó, các đồng chí vào vị trí phục kích ở khu vực đồn Pha-Len. Một tổ bố trí hướng về phía Nam đề phòng địch từ đồn cầu Rầy-Đéc phản kích. Bí mật chờ đợi và quan sát địch từ hai phía. Khi xe đi vào vị trí đặt mìn, chỉ huy ra lệnh cho nổ mìn, xung phong chiếm lĩnh mặt lộ, tiêu diệt địch còn sống thu chiến lợi phẩm, nhanh chóng nghi binh rút khỏi trận địa.
Bộ phận kiềm chế địch gồm một tổ bộ binh. Trong đêm chiếm lĩnh vị trí thuận lợi cách đồn Rầy-Đéc 200m về phía Tây Tây Bắc. Khi nghe mìn nổ thì bắn vào đồn Rầy-Đéc không cho địch ra khỏi đồn cứu viện. Sau đó rút về núi Cấm.
Triển khai kế hoạch, 18 giờ 30 phút ngày 06/08/1966, toàn bộ lực lượng hành quân lần theo chân núi Cấm, vượt qua Ô Tức Khonol bám theo rẫy ở phía Tây lộ tiến vào đồn Pha-Len cách cầu Rầy-Đéc 500m về phía Bắc. Đến 20 giờ, lực lượng chiến đấu đã đến đồn Pha-Len. Lúc này, bộ phận yểm trợ bám ra lộ, vượt lộ về bờ sông. Đến 20 giờ 30 phút khi bộ binh triển khai xong, bộ phận đặc công phân công 3 đồng chí cảnh giới phía Nam, còn lại 3 đồng chí dưới sự chỉ huy của đồng chí Công tiến hành đặt mìn. Từ đồn Pha-len nhìn qua mé Đông lộ có một cây xoài được chọn làm mục tiêu chết nhằm hướng đặt mìn thẳng một đường từ đồn đến cây xoài. Ta chôn 2 quả mìn cùng một địa điểm ở một phần ba lộ về phía Đông. Sau đó đào rãnh chôn dây điện từ mìn đến nơi trú ẩn. Từ 2 quả mìn đến vị trí điểm hỏa cách nhau 50m nhưng công việc làm hết sức thận trọng nên đến 4 giờ ngày 07/8/1966 mới hoàn thành.
Sau thời gian chờ đợi, đến 9 giờ 30 phút có tiếng xe từ phía cầu Rầy-Đéc đi lên. Khi còn khoảng 300m, ta xác định đó là chiếc Dodge chở nhiều lính. Đồng chí Công liên tục báo cự ly ngắn dần cho đồng chí Thuận chuẩn bị. Đồng chí Thuận nhìn về phía cây xoài (mục tiêu chết) chờ khi xe vừa tới ngang cây xoài là điểm hỏa. Khi xe ở cự ly gần 200m thì đồng chí Thuận cũng nhìn thấy xe. Đầu xe vừa tới ngang gốc xoài, đồng chí Thuận điểm hỏa. Hai quả mìn nổ cùng một lúc, tiếng nổ long trời trong sự vui mừng của mọi người.
Ngay sau khi mìn nổ, cả bộ binh và đặc công đều xung phong ra mặt đường, tiêu diệt những tên địch còn sống, thu toàn bộ vũ khí và tổ chức rút lui. Tất cả đi cặp bờ Tây lộ hướng về Nhà Bàng khoảng 200m thì xuống lòng ô, quay trở ngược lại về chân núi Cấm và sau đó rút về căn cứ. Nghe tiếng mìn nổ, bộ phận kiềm chế bắn ít loạt trung liên vào đồn Rầy-Đéc rồi rút lui.
Kết quả trận đánh, quân ta đã phá hủy hoàn toàn chiếc xe Dodge, tiêu diệt 12 tên địch, trong đó có tên thiếu tá Long, quận trưởng Tri Tôn và tên quận phó Tịnh Biên đi nhờ xe, thu 8 súng Garant, Carbine.
Trận phục kích đánh xe cơ giới của địa phương quân huyện Tri Tôn là một trận đánh có hiệu suất cao, gây xôn xao dư luận trong tỉnh. Quần chúng nhân dân vô cùng phấn khởi vì đã tiêu diệt được tên thiếu tá ác ôn gây nhiều tội ác vùng Tri Tôn - Tịnh Biên. Qua trận đánh, quân ta đã tiêu diệt phương tiện và sinh lực địch, thu nhiều vũ khí trang bị cho lực lượng cách mạng tiếp tục đánh thắng địch ở các trận tiếp theo./.
TRÚC LINH
-------------Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập II do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, xuất bản 1993.