Công tác Lịch sử Đảng
Hội thảo khoa học: Tổng đốc Lê Đại Cương với An Giang
- Được đăng: Chủ nhật, 31 Tháng 7 2016 09:03
- Lượt xem: 4101
(TGAG)- Sáng ngày 29-7, tại thành phố Châu Đốc (An Giang), Viện Sử học - Viện KHXH Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học lịch sử An Giang phối hợp UBND tỉnh và Thành phố Châu Đốc tiến hành Hội thảo khoa học quốc gia về vai trò Tổng đốc Lê Đại Cương (hay Lê Đại Cang) với An Giang và vùng biên giới phía Tây Nam Việt Nam.
Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học còn làm rõ hơn vai trò Lê Đại Cang khi làm tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên (phía Bắc) và An Hà (phía Tây Nam) kiêm lĩnh ấn Bảo hộ Chân Lạp quốc.
Lê Đại Cương sinh năm 1771 tại thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định, là một trong những đại trung thần triều Nguyễn. Tại các địa phương mà đã kinh qua trong công tác đã có nhiều dấu ấn công tích như Hà Nội, các tỉnh từ Việt Bắc, Tây Bắc và các tỉnh Đông bằng sông Cửu Long, Quảng Nam... Theo Giáo sư Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc: sự nghiệp Lê Đại Cương trải dài 41 năm qua ba triều vua thời kỳ đầu triều Nguyễn. Trong suốt sự nghiệp, ông đã thực hiện tốt công việc khi làm quan cai trị những vùng đất hiểm yếu, lúc đánh giặc ngoại xâm và tham gia trong lục bộ, kinh tế, ngoại giao....
Trong đó, vai trò của Lê Đại Cang khi làm Tổng đốc An Hà kiêm bảo hộ Chân Lạp có vị thế đặc biệt quan trọng trong an dân, giữ vững bờ cõi, tạo thành trí... phía Tây Nam Tổ quốc.
Bên cạnh đó, khi làm Tổng đốc đầu tiên tỉnh An Hà, Lê Đại Cang còn có công lớn trong việc xây thành An Giang, khai đào tuyến đường thủy... Khu vực miền Trung ông đã đào hệ thống kênh Vĩnh Điện ở Quảng Nam và miền Bắc là quản lý đê chính ở Bắc Thành. Cũng tại hội thảo các giáo sư, nhà khoa học trong cả nước cũng đã làm rõ những công trạng cũng như sự thăng trầm trong suốt sự nghiệp của ông và giá trị lịch sử trong quản lý hành chính, ngoại giao, tập hợp đoàn kết dân tộc... trong thuở đầu khai phá vùng đất Nam bộ. Các đại biểu cũng đề xuất các địa phương có Lê Đại Cương từng kinh qua quản lý đặt tên đường, trường học... nhằm ghi nhớ công lao đóng góp của ông. /.
Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học còn làm rõ hơn vai trò Lê Đại Cang khi làm tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên (phía Bắc) và An Hà (phía Tây Nam) kiêm lĩnh ấn Bảo hộ Chân Lạp quốc.
Bên cạnh đó, khi làm Tổng đốc đầu tiên tỉnh An Hà, Lê Đại Cang còn có công lớn trong việc xây thành An Giang, khai đào tuyến đường thủy... Khu vực miền Trung ông đã đào hệ thống kênh Vĩnh Điện ở Quảng Nam và miền Bắc là quản lý đê chính ở Bắc Thành. Cũng tại hội thảo các giáo sư, nhà khoa học trong cả nước cũng đã làm rõ những công trạng cũng như sự thăng trầm trong suốt sự nghiệp của ông và giá trị lịch sử trong quản lý hành chính, ngoại giao, tập hợp đoàn kết dân tộc... trong thuở đầu khai phá vùng đất Nam bộ. Các đại biểu cũng đề xuất các địa phương có Lê Đại Cương từng kinh qua quản lý đặt tên đường, trường học... nhằm ghi nhớ công lao đóng góp của ông. /.
Tin, ảnh: Hải Anh