Công tác Lịch sử Đảng
Lữ đoàn 962 đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Thứ sáu, 10 Tháng 6 2016 15:24
- Lượt xem: 4811
(TGAG)- Đoàn 962 được thành lập vào ngày 19-9-1962, làm nhiệm vụ tổ chức các bến bãi, tiếp nhận, cất giữ, vận chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị luôn một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cùng với Đoàn 125 làm nên huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Từ khi thành lập đến ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, qua chặng đường 13 năm (1962-1975), với địa bàn hoạt động từ Cà Mau đến Bà Rịa, Đoàn 962 đã tổ chức nhiều chuyến tàu trực tiếp mở đường vượt biển ra Bắc nhận vũ khí trong điều kiện địch bao vây phong tỏa nghiêm ngặt và đánh phá ác liệt; tổ chức đưa, đón, vận chuyển vũ khí ra các mặt trận, xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu bảo vệ Bến, bãi, kho tàng. Cuộc sống đầy gian khổ, hy sinh, với muôn vàn khó khăn thiếu thốn, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua nổi, song nhờ có lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết gắn bó và khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ của đơn vị đã một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng với Đoàn 125 làm nên con đường huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”; xây dựng những bến cảng giữa rừng, những bến cảng không có trong tiền tệ lịch sử - “Bến cảng giữa lòng dân”, đón nhận và vận chuyển trên 7.000 tấn đạn dược, khí tài quân sự; trực tiếp chiến đấu 251 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 3.840 tên địch, bắt sống 285 tên, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên khác. Bắn chìm và cháy 306 tàu chiến các loại, trong đó có 11 tiểu pháo hạm, diệt 65 xe tăng, phá hủy 37 khẩu pháo; bắn rơi 18 máy bay, phá hủy tại sân bay 24 chiếc khác; tham gia giải phóng 11 đảo trên vùng biển Tây Nam. Ngoài ra còn đưa đón các đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt và nhiều cán bộ cao cấp khác của Đảng và Nhà nước vào Nam, ra Bắc an toàn. Trong những tháng năm lịch sử ấy, 162 đồng chí của Đoàn đã anh dũng hy sinh.
Với những hy sinh anh dũng và chiến công trong kháng chiến, Đoàn 962 đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (20/11/1976). 04 tập thể trực thuộc gồm: Đơn vị HN75 - Bến Cà Mau, Đơn vị B22 - Bến Trà Vinh, Đơn vị A101- Bến Bến Tre và Đoàn 1500 - Bến Bà Rịa được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (22/11/2011). Ngoài ra Đoàn 962 còn được tặng thưởng 167 Huân chương (03 Huân chương Quân công hạng Nhì, Ba; 161 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba). Đại đội 169 được tặng danh hiệu “Thành đồng”. Các đồng chí Phan Văn Nhờ, Bông Văn Dĩa, Nguyễn Đắc Thắng, Đinh Đức Dừa, Lê Văn Lòng, Chung Thành Châu, Nguyễn Văn Phối, Ngô Văn Tân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và hàng trăm cán bộ, chiến sỹ được tặng thưởng huân, huy chương các loại, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đoàn 962 được quyết định rút gọn thành Trung đoàn 962. Năm 1977, bọn phản động Pônpốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung đoàn tiếp tục nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và phục vụ vận chuyển cơ động cho Sư đoàn 339, Sư 8, các đơn vị pháo binh, thiết giáp cùng các tiểu đoàn bộ binh cơ động của các tỉnh chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ Quốc. Ngày 02/01/1979, Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Trung đoàn phối thuộc với Quân đoàn 4 và Trung đoàn Đặc công 113 của Bộ thành một mũi thọc sâu chiến dịch tiến vào giải phóng PhnômPênh. Tổng kết chiến dịch, Trung đoàn đã chiến đấu 40 trận, tiêu diệt 3 trận địa pháo, bắn cháy 5 tàu chiến, thu 27 tàu vận tải các loại, tiêu diệt 1 tiểu đoàn bộ binh và bắt sống 84 tên địch. Điểm nổi bật của Trung đoàn trong chiến dịch này là tiến công thần tốc, đập tan mọi sự kháng cự của địch, hiệu suất chiến đấu cao và thương vong ít, là một trong bốn đơn vị vào giải phóng PnômPênh sớm nhất. Trong 10 năm giúp nước bạn Campuchia, Trung đoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương quân công hạng Nhì; Huân chương chiến công hạng Nhì, Ba; Đại đội 273 được tặng danh hiệu “10 năm vẻ vang” và hàng trăm cán bộ, chiến sỹ được tặng thưởng huân, huy chương các loại.
Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, Trung đoàn tiếp tục gặt hái nhiều thành tích vẻ vang trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật và cải thiện đời sống bộ đội. Là đơn vị chủ công của Quân khu trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân giảm nhẹ thiên tai, được Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn xác định là “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có trình độ, kiến thức về luồng lạch, thể lực, kỹ thuật bơi lội tốt, bản lĩnh và kinh nghiệm điều khiển phương tiện… nên đã đề ra nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, cụ thể và đồng bộ, trong đó, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ là khâu then chốt, tận dụng triệt để các ngày kỹ thuật hàng tuần, các buổi nổ máy định kỳ, cho tàu rời cập bến, kể cả ban đêm, trong điều kiện thời tiết mưa giông, đặt ra các tình huống cứu hộ, cứu nạn giả định sát với thực tế để bộ đội xử lý, từ đó nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm cho cán bộ, chiến sỹ. Từ năm 2005 đến nay, Lữ đoàn (năm 2012 Trung đoàn 962 được phát triển thành Lữ đoàn 962) đã cứu hộ thành công trên 50 xuồng ghe các loại (trong đó có 06 xà lan từ 300 đến 850 tấn) bị chìm, lật và hàng trăm người dân gặp nạn trôi dạt trên sông; tham gia dập tắt 3 đám cháy lớn, kịp thời sơ tán hàng trăm người dân và nhiều tài sản có giá trị đến nơi an toàn; di dời hàng trăm hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở tại thành phố Long Xuyên; đắp hàng ngàn mét đê bao ngăn lũ tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; đã có trên 30 lượt cán bộ, chiến sĩ và 12 tập thể được Bộ Quốc phòng; Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương; Bộ tư lệnh Quân khu; UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng tặng bằng khen. Những thành tích trên khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, tinh thần chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn và lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh của cán bộ, chiến sĩ đơn vị, tô thắm phẩm chất cao đẹp “Bộ đội cụ Hồ”.
Những thành tích mà Lữ đoàn 962 đạt được trong hơn 54 năm qua là niềm vinh dự, tự hào, là động lực to lớn, để cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tô thắm thêm truyền thống anh hùng trong thời kỳ mới.
Từ khi thành lập đến ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, qua chặng đường 13 năm (1962-1975), với địa bàn hoạt động từ Cà Mau đến Bà Rịa, Đoàn 962 đã tổ chức nhiều chuyến tàu trực tiếp mở đường vượt biển ra Bắc nhận vũ khí trong điều kiện địch bao vây phong tỏa nghiêm ngặt và đánh phá ác liệt; tổ chức đưa, đón, vận chuyển vũ khí ra các mặt trận, xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu bảo vệ Bến, bãi, kho tàng. Cuộc sống đầy gian khổ, hy sinh, với muôn vàn khó khăn thiếu thốn, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua nổi, song nhờ có lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết gắn bó và khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ của đơn vị đã một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng với Đoàn 125 làm nên con đường huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”; xây dựng những bến cảng giữa rừng, những bến cảng không có trong tiền tệ lịch sử - “Bến cảng giữa lòng dân”, đón nhận và vận chuyển trên 7.000 tấn đạn dược, khí tài quân sự; trực tiếp chiến đấu 251 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 3.840 tên địch, bắt sống 285 tên, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên khác. Bắn chìm và cháy 306 tàu chiến các loại, trong đó có 11 tiểu pháo hạm, diệt 65 xe tăng, phá hủy 37 khẩu pháo; bắn rơi 18 máy bay, phá hủy tại sân bay 24 chiếc khác; tham gia giải phóng 11 đảo trên vùng biển Tây Nam. Ngoài ra còn đưa đón các đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt và nhiều cán bộ cao cấp khác của Đảng và Nhà nước vào Nam, ra Bắc an toàn. Trong những tháng năm lịch sử ấy, 162 đồng chí của Đoàn đã anh dũng hy sinh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đoàn 962 được quyết định rút gọn thành Trung đoàn 962. Năm 1977, bọn phản động Pônpốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung đoàn tiếp tục nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và phục vụ vận chuyển cơ động cho Sư đoàn 339, Sư 8, các đơn vị pháo binh, thiết giáp cùng các tiểu đoàn bộ binh cơ động của các tỉnh chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ Quốc. Ngày 02/01/1979, Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ cho Trung đoàn phối thuộc với Quân đoàn 4 và Trung đoàn Đặc công 113 của Bộ thành một mũi thọc sâu chiến dịch tiến vào giải phóng PhnômPênh. Tổng kết chiến dịch, Trung đoàn đã chiến đấu 40 trận, tiêu diệt 3 trận địa pháo, bắn cháy 5 tàu chiến, thu 27 tàu vận tải các loại, tiêu diệt 1 tiểu đoàn bộ binh và bắt sống 84 tên địch. Điểm nổi bật của Trung đoàn trong chiến dịch này là tiến công thần tốc, đập tan mọi sự kháng cự của địch, hiệu suất chiến đấu cao và thương vong ít, là một trong bốn đơn vị vào giải phóng PnômPênh sớm nhất. Trong 10 năm giúp nước bạn Campuchia, Trung đoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương quân công hạng Nhì; Huân chương chiến công hạng Nhì, Ba; Đại đội 273 được tặng danh hiệu “10 năm vẻ vang” và hàng trăm cán bộ, chiến sỹ được tặng thưởng huân, huy chương các loại.
Những thành tích mà Lữ đoàn 962 đạt được trong hơn 54 năm qua là niềm vinh dự, tự hào, là động lực to lớn, để cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tô thắm thêm truyền thống anh hùng trong thời kỳ mới.
Bài và ảnh: THÀNH TÂM