Công tác Lịch sử Đảng
Trận tập kích Chi khu Kiên Lương
- Được đăng: Thứ năm, 10 Tháng 3 2016 14:57
- Lượt xem: 3264
(TGAG)- Chi khu Kiên Lương được xây dựng từ năm 1962, nằm trên trục lộ 80 từ Rạch Giá đi Hà Tiên, diện tích khoảng 4km2. Đây là căn cứ quan trọng của địch nhằm ngăn chặn đường giao liên từ biên giới về U Minh Thượng, bảo vệ nhà máy xi măng Hà Tiên và là đầu mối quan trọng trong chiến lược khai hoang đồng tràm Hà Tiên của địch.
Lực lượng địch đóng quân gồm: 01 đại đội nghĩa quân, 03 liên toán phòng vệ, 150 cảnh sát và nhân viên hành chính, tổng số khoảng 250 tên, do Đại úy Trần Văn Khỏe, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Kiên Lương chỉ huy. Địch xây dựng các lô cốt, công sự chiến hào khá kiên cố, đồng thời bố trí hệ thống vật cản bên ngoài dày đặc mìn và hàng rào kẽm gai để phòng ngự.
Nhằm đánh bại âm mưu đánh phá lấn chiếm của địch vào vùng căn cứ, khai thông hành lang vận chuyển, tiếp tế của cách mạng từ biên giới Campuchia về căn cứ U Minh, Tỉnh ủy, Tỉnh đội giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 364 phải quyết tâm tiêu diệt cho được chi khu Kiên Lương.
Sau một thời gian điều nghiên, được cơ sở là đồng chí Trần Văn Chính cung cấp các nguồn tin, sơ đồ chi khu; Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm các đồng chí: Vũ Khắc Sương - Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Hơn - Chính trị viên, Lại Hữu Khai - Tham mưu trưởng, xây dựng kế hoạch tác chiến và được Tỉnh ủy, Tỉnh đội đồng ý. Lực lượng gồm: 03 đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 364, 01 đại đội hỏa lực, 02 đại đội đặc công, 01 trung đội công binh, 01 trung đội (thiếu) bộ đội địa phương huyện Hà Tiên. Ngoài ra, tỉnh còn huy động 200 dân công ở các xã Ba Chúc, Vĩnh Gia và Lương Phi phục vụ cho trận đánh.
Hướng tấn công chủ yếu: đại đội bộ binh 1 được tăng cường 01 trung đội đặc công và 02 khẩu ĐKZ 57 từ hướng Tây Nam chi khu đánh vào, tiêu diệt 3 lô cốt phía Tây; đánh chiếm dinh quận trưởng, nhà ở cảnh sát, viên chức và 2 trại lính ở hướng Tây và Tây Nam.
Hướng tấn công thứ yếu: đại đội bộ binh 2 với nhiệm vụ đánh chiếm 02 lô cốt phía Đông Nam chi khu, đánh chiếm trại lính, hiệp đồng với đại đội bộ binh 1 đánh thẳng vào dinh quận.
Đại đội bộ binh 3 chia làm 2 bộ phận: một bộ phận bố trí ở Lung Lớn phía Nam lộ 80 (Hà Tiên - Rạch Giá) chặn địch từ phía Đông lên chi viện. Một bộ phận bố trí cặp hai bên lộ 80 đoạn từ Cống Tre đến Lung Lớn chặn đánh địch từ trong chi khu chạy ra. Một trung đội do đồng chí Tài (Tổng) chỉ huy đánh đồn dân vệ ở đầu kinh xáng đối diện với chi khu.
Trung đội trinh sát đánh địch ở tua gác ngả ba Kiên Lương.
Trung đội công binh bố trí ở phía Đông lộ 80 trên đường Kiên Lương đi Ba Hòn, cách ngả ba Kiên Lương khoảng 1,5km nhận nhiệm vụ phục kích đại đội bảo an và chi đội xe thiết giáp từ núi Còm ra chi viện.
Chiều ngày 04/10/1964, toàn bộ lực lượng hành quân từ núi Dài vượt 34km đường đồng về tập kết tại hai khu vực rừng tràm, cách chi khu Kiên Lương 2,5km về phía Đông Nam và Đông Bắc.
10 giờ ngày 05/10/1964, tiểu đoàn được tin địch tăng cường cho chi khu 01 tiểu đội bộ binh và 01 tiểu đội xe nồi đồng. Theo nhận định của Ban chỉ huy thì chưa có dấu hiệu cho thấy địch phát hiện được lực lượng ta. Việc tăng cường này chỉ là công việc bình thường của chúng nên quyết tâm của tiểu đoàn là không thay đổi kế hoạch tác chiến.
Đúng 19 giờ ngày 05/10/1964, các đơn vị bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa. Lúc 01 giờ ngày 06/10/1964, toàn bộ lực lượng ta đã bám sát mục tiêu quy định. Sau khi nhận được báo cáo các mũi, các hướng, 01 giờ 40 phút đặc công được lệnh nổ súng tấn công trên các hướng chủ yếu. Sau tiếng bộc phá thay cho súng lệnh từ các mũi, các hướng khác của bộ đội dũng mãnh xung phong lần lượt đánh chiếm các mục tiêu đã được giao.
Sau 20 phút chiến đấu, tiểu đoàn chiếm gần hết các lô cốt, trại lính, diệt và bắt sống nhiều tên địch. Bọn còn lại co cụm về dinh quận lợi dụng nhà tường chống trả quyết liệt. Ban chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh cho đại đội trợ chiến tiêu diệt 2 xe nồi đồng và dùng ĐKZ bắn vào dinh quận tiêu diệt bọn lính cố thủ. Sau ít phút bắn phá bộ đội xung phong chiếm dinh quận và các mục tiêu còn lại. Đúng 03 giờ ngày 06/10/1964, tiểu đoàn làm chủ hoàn toàn chi khu và đánh tan bọn địch đến tiếp viện từ núi Còm xuống, diệt và làm bị thương 61 tên (chết 34 tên), bắt sống 150 tên ngụy quân, ngụy quyền2, thu 127 súng các loại và rất nhiều quân trang, quân dụng. Ta hy sinh 3 đồng chí, bị thương 8 đồng chí.
Chiến thắng chi khu Kiên Lương đánh dấu một bước phát triển mới về trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang An Giang. Lần đầu tiên lực lượng vũ trang An Giang di chuyển cự ly xa đánh tiêu diệt hoàn toàn một cứ điểm quân sự cấp chi khu; đánh nhanh, gọn, tiêu diệt nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí. Lực lượng ta thương vong ít. Trận này, đại đội 1 được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất.
Qua trận đánh lực lượng vũ trang rút bài học kinh nghiệm: đánh giá trận đánh không đúng thực tế nên vội rút sớm để địch chiếm lại chi khu một cách dễ dàng làm hạn chế việc phát huy chiến quả; bắt giữ tù binh không thanh lọc bọn ác ôn mà thả hết nên sau này nhiều tên tiếp tục theo địch đánh phá cách mạng.
* Nguồn: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập I, xuất bản 1991.
Lực lượng địch đóng quân gồm: 01 đại đội nghĩa quân, 03 liên toán phòng vệ, 150 cảnh sát và nhân viên hành chính, tổng số khoảng 250 tên, do Đại úy Trần Văn Khỏe, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Kiên Lương chỉ huy. Địch xây dựng các lô cốt, công sự chiến hào khá kiên cố, đồng thời bố trí hệ thống vật cản bên ngoài dày đặc mìn và hàng rào kẽm gai để phòng ngự.
Nhằm đánh bại âm mưu đánh phá lấn chiếm của địch vào vùng căn cứ, khai thông hành lang vận chuyển, tiếp tế của cách mạng từ biên giới Campuchia về căn cứ U Minh, Tỉnh ủy, Tỉnh đội giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 364 phải quyết tâm tiêu diệt cho được chi khu Kiên Lương.
Sau một thời gian điều nghiên, được cơ sở là đồng chí Trần Văn Chính cung cấp các nguồn tin, sơ đồ chi khu; Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm các đồng chí: Vũ Khắc Sương - Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Hơn - Chính trị viên, Lại Hữu Khai - Tham mưu trưởng, xây dựng kế hoạch tác chiến và được Tỉnh ủy, Tỉnh đội đồng ý. Lực lượng gồm: 03 đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 364, 01 đại đội hỏa lực, 02 đại đội đặc công, 01 trung đội công binh, 01 trung đội (thiếu) bộ đội địa phương huyện Hà Tiên. Ngoài ra, tỉnh còn huy động 200 dân công ở các xã Ba Chúc, Vĩnh Gia và Lương Phi phục vụ cho trận đánh.
Hướng tấn công chủ yếu: đại đội bộ binh 1 được tăng cường 01 trung đội đặc công và 02 khẩu ĐKZ 57 từ hướng Tây Nam chi khu đánh vào, tiêu diệt 3 lô cốt phía Tây; đánh chiếm dinh quận trưởng, nhà ở cảnh sát, viên chức và 2 trại lính ở hướng Tây và Tây Nam.
Hướng tấn công thứ yếu: đại đội bộ binh 2 với nhiệm vụ đánh chiếm 02 lô cốt phía Đông Nam chi khu, đánh chiếm trại lính, hiệp đồng với đại đội bộ binh 1 đánh thẳng vào dinh quận.
Đại đội bộ binh 3 chia làm 2 bộ phận: một bộ phận bố trí ở Lung Lớn phía Nam lộ 80 (Hà Tiên - Rạch Giá) chặn địch từ phía Đông lên chi viện. Một bộ phận bố trí cặp hai bên lộ 80 đoạn từ Cống Tre đến Lung Lớn chặn đánh địch từ trong chi khu chạy ra. Một trung đội do đồng chí Tài (Tổng) chỉ huy đánh đồn dân vệ ở đầu kinh xáng đối diện với chi khu.
Trung đội trinh sát đánh địch ở tua gác ngả ba Kiên Lương.
Trung đội công binh bố trí ở phía Đông lộ 80 trên đường Kiên Lương đi Ba Hòn, cách ngả ba Kiên Lương khoảng 1,5km nhận nhiệm vụ phục kích đại đội bảo an và chi đội xe thiết giáp từ núi Còm ra chi viện.
Chiều ngày 04/10/1964, toàn bộ lực lượng hành quân từ núi Dài vượt 34km đường đồng về tập kết tại hai khu vực rừng tràm, cách chi khu Kiên Lương 2,5km về phía Đông Nam và Đông Bắc.
10 giờ ngày 05/10/1964, tiểu đoàn được tin địch tăng cường cho chi khu 01 tiểu đội bộ binh và 01 tiểu đội xe nồi đồng. Theo nhận định của Ban chỉ huy thì chưa có dấu hiệu cho thấy địch phát hiện được lực lượng ta. Việc tăng cường này chỉ là công việc bình thường của chúng nên quyết tâm của tiểu đoàn là không thay đổi kế hoạch tác chiến.
Đúng 19 giờ ngày 05/10/1964, các đơn vị bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa. Lúc 01 giờ ngày 06/10/1964, toàn bộ lực lượng ta đã bám sát mục tiêu quy định. Sau khi nhận được báo cáo các mũi, các hướng, 01 giờ 40 phút đặc công được lệnh nổ súng tấn công trên các hướng chủ yếu. Sau tiếng bộc phá thay cho súng lệnh từ các mũi, các hướng khác của bộ đội dũng mãnh xung phong lần lượt đánh chiếm các mục tiêu đã được giao.
Sau 20 phút chiến đấu, tiểu đoàn chiếm gần hết các lô cốt, trại lính, diệt và bắt sống nhiều tên địch. Bọn còn lại co cụm về dinh quận lợi dụng nhà tường chống trả quyết liệt. Ban chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh cho đại đội trợ chiến tiêu diệt 2 xe nồi đồng và dùng ĐKZ bắn vào dinh quận tiêu diệt bọn lính cố thủ. Sau ít phút bắn phá bộ đội xung phong chiếm dinh quận và các mục tiêu còn lại. Đúng 03 giờ ngày 06/10/1964, tiểu đoàn làm chủ hoàn toàn chi khu và đánh tan bọn địch đến tiếp viện từ núi Còm xuống, diệt và làm bị thương 61 tên (chết 34 tên), bắt sống 150 tên ngụy quân, ngụy quyền2, thu 127 súng các loại và rất nhiều quân trang, quân dụng. Ta hy sinh 3 đồng chí, bị thương 8 đồng chí.
Chiến thắng chi khu Kiên Lương đánh dấu một bước phát triển mới về trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang An Giang. Lần đầu tiên lực lượng vũ trang An Giang di chuyển cự ly xa đánh tiêu diệt hoàn toàn một cứ điểm quân sự cấp chi khu; đánh nhanh, gọn, tiêu diệt nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí. Lực lượng ta thương vong ít. Trận này, đại đội 1 được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất.
Qua trận đánh lực lượng vũ trang rút bài học kinh nghiệm: đánh giá trận đánh không đúng thực tế nên vội rút sớm để địch chiếm lại chi khu một cách dễ dàng làm hạn chế việc phát huy chiến quả; bắt giữ tù binh không thanh lọc bọn ác ôn mà thả hết nên sau này nhiều tên tiếp tục theo địch đánh phá cách mạng.
* Nguồn: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập I, xuất bản 1991.
PHÒNG LỊCH SỬ ĐẢNG