Công tác Lịch sử Đảng
Đảng bộ An Giang và 40 Bí thư Tỉnh ủy
- Được đăng: Thứ hai, 01 Tháng 2 2016 14:02
- Lượt xem: 7781
(TGAG)- Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước, mỗi thời kỳ cách mạng đều ghi đậm dấu ấn những người đứng đầu Đảng bộ - các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
Từ năm 1928 đến năm 2010, An Giang có 40 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Trong 40 đồng chí Bí thư, có 16 đồng chí hoạt động thời kỳ bí mật (1928 – 8/1945), 9 đồng chí hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), 8 đồng chí hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); trong đó có 7 đồng chí tái nhiệm ở thời kỳ kháng chiến ( trong số đó có 4 đồng chí giữ nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy trong giai đoạn chống Pháp và 3 đồng chí giữ nhiệm vụ Bí thư trong chống Mỹ) và 8 đồng chí gánh vác trọng trách trong thời kỳ xây dựng đất nước (1975 – 2010). Có 3 đồng chí đã bị địch tử hình sau Nam kỳ khởi nghĩa, 6 đồng chí đã hy sinh trong kháng chiến, 23 đồng chí từ trần. 21 đồng chí sinh quán ở An Giang, còn lại sinh quán ở miền Bắc, miền Trung hoặc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều rất đáng khâm phục, trân trọng và tự hào là trong số 40 đồng chí Bí thư, nhiều đồng chí trong quá trình hoạt động cách mạng gian khổ đã bị bắt tù đày nhiều lần, bị giam cầm nhiều năm, bị đày đi khắp các nhà tù nổi tiếng là khắc nghiệt, tàn bạo từ Bắc chí Nam: Hỏa Lò - Côn Đảo - Bà Rá ... nhưng họ vẫn giữ vững được khí tiết của người cộng sản, làm cho kẻ thù khiếp sợ và nể trọng. Đặc biệt nhất là người tổ chức và lãnh đạo Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Long Xuyên: đồng chí Châu Văn Liêm - là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là người chỉ huy cuộc biểu tình lớn ở Đức Hòa- Long An đã ngã xuống dưới làn đạn của kẻ thù trong những ngày tháng đầu thành lập Đảng.
Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy An Giang là hình ảnh tiêu biểu của đội ngũ chiến sĩ cộng sản ưu tú, họ thể hiện được:
- Tấm lòng yêu nước nồng nàn của các tầng lớp nông dân, công nhân, thanh niên trí thức yêu nước với khát vọng độc lập, tự do muốn dân mình hết khổ, hết nhục của kiếp người nô lệ nên khi được Đảng giáo dục, rèn luyện họ sẵn sàng cống hiến cho lý tưởng cao cả; ở bất cứ nơi đâu trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ đều trung thành với lý tưởng cách mạng, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Phần nhiều các đồng chí đều nhà nghèo, ít được đi học, khi làm cách mạng họ tận dụng mọi nơi, mọi lúc để học văn hóa, học chính trị, học từ thực tiễn và học thầy, học bạn, học điều hay lẽ phải ở nhân dân. Chính tinh thần tự lực học tập, học nữa, học mãi là bài học vô cùng quý giá cho mỗi người nếu muốn được tiến bộ, muốn làm người có ích cho xã hội.
- Đặc biệt mối quan hệ với dân, với đồng chí, đồng đội luôn gắn kết, bền chặt trong tình huống kẻ thù rình rập, tiêu diệt tổ chức cách mạng, người cách mạng. Người cán bộ dù có chết vẫn phải bảo vệ cơ sở, bảo vệ người nuôi chứa mình; bảo đảm của cải và tính mạng của nhân dân. Vì thế, nhân dân hết lòng tin tưởng nuôi chứa cách mạng. Trong kháng chiến, người cách mạng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích với nhân dân. Chính quyền lợi độc lập dân tộc, cơm no áo ấm, ruộng đất cho dân cày đã gắn kết sâu chuỗi Dân - Đảng là một. Trong chiến đấu, họ giành khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Trong cuộc sống đời thường, luôn chia sẻ giúp đỡ nhau, chí tình, chí nghĩa “hạt muối cắn đôi, chén cơm sẻ nửa”. Đó là một lối sống có tấm lòng cao đẹp, hiếm có ở xã hội đời thường, được gọi là “đạo đức cách mạng”.
- Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, của Đảng, không so đo, tính toán. Ở cương vị càng cao, trọng trách càng lớn, uy tín càng nhiều, các đồng chí Bí thư càng hết lòng xả thân vì nhiệm vụ, càng thể hiện tấm gương sáng ngời cho người đời noi theo. Dù chẳng may bị bắt, bất chấp mọi cám dỗ tiền tài, địa vị họ vẫn một lòng, một dạ với lý tưởng cách mạng, vẫn một lòng “trung với nước, hiếu với dân”. Vì thế mà uy tín càng nhiều, càng được cấp dưới và nhân dân nể phục. Đó là nhân tố làm nên sức mạnh của tổ chức Đảng tồn tại được trong máu lửa và chiến thắng kẻ thù.
- Sau giải phóng, còn nhiều bộn bề lo toan, thiếu thốn nhưng nhờ nắm vững lý luận, sâu sát thực tế, các đồng chí là những người đi đầu, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có nhiều đóng góp, tạo nên đột phá, khơi luồng cho dòng chảy đổi mới đi vào cuộc sống của cả nước… là điều đáng tự hào của Đảng bộ An Giang.
Tất cả những vấn đề trên đều là bài học cho chúng ta, đặc biệt là lớp trẻ và lớp kế thừa cần học tập và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trên bước đường xây dựng quê hương. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay toàn Đảng bộ và toàn thể Nhân dân An Giang đang tiếp tục làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta tự hào được thừa hưởng lớp cách mạng tiền bối, họ chính là những tấm gương xuất sắc học tập và làm theo lời Bác. Chúng ta noi gương họ để học tập và làm theo Bác, để phát triển An Giang giàu mạnh, sánh vai cùng bè bạn khu vực và cả nước, góp phần phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh.
Công lao đánh giặc trong chiến tranh cũng như xây dựng tỉnh nhà trong hòa bình là của quân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong đó những cống hiến của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy- người đứng đầu lãnh đạo hoàn thành từng giai đoạn lịch sử vẻ vang của địa phương cần được ghi nhận lại để thế hệ mai sau suy ngẫm, học tập và thấy trách nhiệm của mình trước công lao của bao thế hệ tạo dựng nên phải được kế thừa, phát triển một cách xứng đáng hơn.
Việc phân định dấu ấn chủ trương chỉ đạo trong từng giai đoạn cách mạng của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là tương đối, vì công việc lịch sử đó có khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Đảng bộ nhiệm kỳ trước đã nêu ra rồi, nhưng thực hiện dang dở thì đến nhiệm kỳ sau, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Đảng bộ mới sẽ tiếp tục đặt ra, nhấn mạnh và tổ chức thực hiện chủ trương đó một cách xuất sắc. Cũng như trong quá trình thảo luận ra Nghị quyết mới là trí tuệ của tập thể Tỉnh ủy nhưng điều quan trọng là người đứng bên cạnh đồng chí Bí thư Tỉnh ủy: đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh có vai trò rất lớn trong quá trình thảo luận, đề ra chủ trương, nghị quyết cũng như lãnh đạo việc thực hiện nghị quyết. Đó là vai trò tập thể Tỉnh ủy- Đảng bộ và quân dân An Giang, trong đó có vai trò cá nhân của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy với nhiệm vụ là người đứng đầu tập thể Tỉnh ủy đã biết tập hợp, phát huy sức mạnh của trí tuệ tập thể làm nên thắng lợi. Vì vậy, việc nêu tiểu sử các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng là nêu lịch sử tóm tắt của Đảng bộ và phong trào cách mạng An giang.
Lịch sử vàng son của Đảng bộ An Giang mãi mãi ghi nhận những cống hiến, hy sinh rất đáng trân trọng của những đồng chí Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Từ năm 1928 đến năm 2010, An Giang có 40 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Trong 40 đồng chí Bí thư, có 16 đồng chí hoạt động thời kỳ bí mật (1928 – 8/1945), 9 đồng chí hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), 8 đồng chí hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); trong đó có 7 đồng chí tái nhiệm ở thời kỳ kháng chiến ( trong số đó có 4 đồng chí giữ nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy trong giai đoạn chống Pháp và 3 đồng chí giữ nhiệm vụ Bí thư trong chống Mỹ) và 8 đồng chí gánh vác trọng trách trong thời kỳ xây dựng đất nước (1975 – 2010). Có 3 đồng chí đã bị địch tử hình sau Nam kỳ khởi nghĩa, 6 đồng chí đã hy sinh trong kháng chiến, 23 đồng chí từ trần. 21 đồng chí sinh quán ở An Giang, còn lại sinh quán ở miền Bắc, miền Trung hoặc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều rất đáng khâm phục, trân trọng và tự hào là trong số 40 đồng chí Bí thư, nhiều đồng chí trong quá trình hoạt động cách mạng gian khổ đã bị bắt tù đày nhiều lần, bị giam cầm nhiều năm, bị đày đi khắp các nhà tù nổi tiếng là khắc nghiệt, tàn bạo từ Bắc chí Nam: Hỏa Lò - Côn Đảo - Bà Rá ... nhưng họ vẫn giữ vững được khí tiết của người cộng sản, làm cho kẻ thù khiếp sợ và nể trọng. Đặc biệt nhất là người tổ chức và lãnh đạo Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Long Xuyên: đồng chí Châu Văn Liêm - là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là người chỉ huy cuộc biểu tình lớn ở Đức Hòa- Long An đã ngã xuống dưới làn đạn của kẻ thù trong những ngày tháng đầu thành lập Đảng.
Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy An Giang là hình ảnh tiêu biểu của đội ngũ chiến sĩ cộng sản ưu tú, họ thể hiện được:
- Tấm lòng yêu nước nồng nàn của các tầng lớp nông dân, công nhân, thanh niên trí thức yêu nước với khát vọng độc lập, tự do muốn dân mình hết khổ, hết nhục của kiếp người nô lệ nên khi được Đảng giáo dục, rèn luyện họ sẵn sàng cống hiến cho lý tưởng cao cả; ở bất cứ nơi đâu trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ đều trung thành với lý tưởng cách mạng, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Phần nhiều các đồng chí đều nhà nghèo, ít được đi học, khi làm cách mạng họ tận dụng mọi nơi, mọi lúc để học văn hóa, học chính trị, học từ thực tiễn và học thầy, học bạn, học điều hay lẽ phải ở nhân dân. Chính tinh thần tự lực học tập, học nữa, học mãi là bài học vô cùng quý giá cho mỗi người nếu muốn được tiến bộ, muốn làm người có ích cho xã hội.
- Đặc biệt mối quan hệ với dân, với đồng chí, đồng đội luôn gắn kết, bền chặt trong tình huống kẻ thù rình rập, tiêu diệt tổ chức cách mạng, người cách mạng. Người cán bộ dù có chết vẫn phải bảo vệ cơ sở, bảo vệ người nuôi chứa mình; bảo đảm của cải và tính mạng của nhân dân. Vì thế, nhân dân hết lòng tin tưởng nuôi chứa cách mạng. Trong kháng chiến, người cách mạng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích với nhân dân. Chính quyền lợi độc lập dân tộc, cơm no áo ấm, ruộng đất cho dân cày đã gắn kết sâu chuỗi Dân - Đảng là một. Trong chiến đấu, họ giành khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Trong cuộc sống đời thường, luôn chia sẻ giúp đỡ nhau, chí tình, chí nghĩa “hạt muối cắn đôi, chén cơm sẻ nửa”. Đó là một lối sống có tấm lòng cao đẹp, hiếm có ở xã hội đời thường, được gọi là “đạo đức cách mạng”.
- Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, của Đảng, không so đo, tính toán. Ở cương vị càng cao, trọng trách càng lớn, uy tín càng nhiều, các đồng chí Bí thư càng hết lòng xả thân vì nhiệm vụ, càng thể hiện tấm gương sáng ngời cho người đời noi theo. Dù chẳng may bị bắt, bất chấp mọi cám dỗ tiền tài, địa vị họ vẫn một lòng, một dạ với lý tưởng cách mạng, vẫn một lòng “trung với nước, hiếu với dân”. Vì thế mà uy tín càng nhiều, càng được cấp dưới và nhân dân nể phục. Đó là nhân tố làm nên sức mạnh của tổ chức Đảng tồn tại được trong máu lửa và chiến thắng kẻ thù.
- Sau giải phóng, còn nhiều bộn bề lo toan, thiếu thốn nhưng nhờ nắm vững lý luận, sâu sát thực tế, các đồng chí là những người đi đầu, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có nhiều đóng góp, tạo nên đột phá, khơi luồng cho dòng chảy đổi mới đi vào cuộc sống của cả nước… là điều đáng tự hào của Đảng bộ An Giang.
Tất cả những vấn đề trên đều là bài học cho chúng ta, đặc biệt là lớp trẻ và lớp kế thừa cần học tập và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trên bước đường xây dựng quê hương. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay toàn Đảng bộ và toàn thể Nhân dân An Giang đang tiếp tục làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta tự hào được thừa hưởng lớp cách mạng tiền bối, họ chính là những tấm gương xuất sắc học tập và làm theo lời Bác. Chúng ta noi gương họ để học tập và làm theo Bác, để phát triển An Giang giàu mạnh, sánh vai cùng bè bạn khu vực và cả nước, góp phần phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh.
Công lao đánh giặc trong chiến tranh cũng như xây dựng tỉnh nhà trong hòa bình là của quân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong đó những cống hiến của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy- người đứng đầu lãnh đạo hoàn thành từng giai đoạn lịch sử vẻ vang của địa phương cần được ghi nhận lại để thế hệ mai sau suy ngẫm, học tập và thấy trách nhiệm của mình trước công lao của bao thế hệ tạo dựng nên phải được kế thừa, phát triển một cách xứng đáng hơn.
Việc phân định dấu ấn chủ trương chỉ đạo trong từng giai đoạn cách mạng của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là tương đối, vì công việc lịch sử đó có khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Đảng bộ nhiệm kỳ trước đã nêu ra rồi, nhưng thực hiện dang dở thì đến nhiệm kỳ sau, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Đảng bộ mới sẽ tiếp tục đặt ra, nhấn mạnh và tổ chức thực hiện chủ trương đó một cách xuất sắc. Cũng như trong quá trình thảo luận ra Nghị quyết mới là trí tuệ của tập thể Tỉnh ủy nhưng điều quan trọng là người đứng bên cạnh đồng chí Bí thư Tỉnh ủy: đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh có vai trò rất lớn trong quá trình thảo luận, đề ra chủ trương, nghị quyết cũng như lãnh đạo việc thực hiện nghị quyết. Đó là vai trò tập thể Tỉnh ủy- Đảng bộ và quân dân An Giang, trong đó có vai trò cá nhân của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy với nhiệm vụ là người đứng đầu tập thể Tỉnh ủy đã biết tập hợp, phát huy sức mạnh của trí tuệ tập thể làm nên thắng lợi. Vì vậy, việc nêu tiểu sử các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng là nêu lịch sử tóm tắt của Đảng bộ và phong trào cách mạng An giang.
Lịch sử vàng son của Đảng bộ An Giang mãi mãi ghi nhận những cống hiến, hy sinh rất đáng trân trọng của những đồng chí Bí thư Tỉnh ủy An Giang.
Nguyễn Thị Trà Thôn