Công tác Lịch sử Đảng
Tự hào Châu Phú anh hùng
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 3 2024 10:18
- Lượt xem: 1507
(TUAG)- Vùng đất Châu Phú được biết vào thời vua Gia Long (1802 - 1820) thuộc huyện Vĩnh Định của trấn Vĩnh Thanh; thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) Châu Phú là một tổng của huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang; Phủ trị và huyện trị đặt tại thôn Mỹ Đức. Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, hiện tại huyện Châu Phú đã định hình với diện tích hơn 45.000 ha; tiếp giáp phía Bắc là thành phố Châu Đốc, phía Nam huyện Châu Thành, phía Đông sông Hậu (huyện Phú Tân), phía Tây huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên; dân số 206.676 người với 4 dân tộc: Kinh, Chăm, Khmer và Hoa; có 11 xã (Mỹ Đức, Khánh Hòa, Mỹ Phú, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Chánh, Bình Phú, Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh và Ô Long Vĩ) và 2 thị trấn (Cái Dầu và Vĩnh Thạnh Trung).
Logo huyện Châu Phú
Trong những ngày đầu khai hoang mở đất Châu Phú đầy gian khổ, hiểm nguy. Những người về định cư ở Châu Phú là sự tập hợp nhiều tầng lớp nhân dân, ở nhiều địa phương trong cả nước, họ đã theo các Chúa Nguyễn để khai hoang mở rộng vùng đất phương Nam. Với hoàn cảnh khác nhau, họ đến đây cùng một mục đích là mưu cầu cuộc sống, sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất mới. Lúc đầu họ ở rải rác dọc theo bờ Tây sông Hậu. Năm 1851, họ theo hướng dẫn của đức Phật Thầy Tây An và đức Quản cơ Trần Văn Thành vào vùng đất Láng Linh – Bảy Thưa dựng trại ruộng để khai hoang, mở đất lập làng. Họ đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để đối phó với thiên tai khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thú dữ và giặc ngoại xâm để xây dựng nên những thành quả rất đáng tự hào, để có một Châu Phú sung túc, giàu đẹp như hôm nay.
Công việc đầu tiên là họ dựng trại, dựng nhà để an cư khai khẩn đất hoang làm nông nghiệp, họ đã sống gắn chặt với cộng đồng dân cư và gắn chặt với thiên nhiên; họ đã chiến thắng tất cả nỗi sợ “Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”; họ đã biến tất cả những gì có sẵn trên mảnh đất “Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” này trở thành những thứ ngọt lành để phục vụ cho chính nhu cầu trong đời sống thường ngày. Từ cuộc sống cộng đồng xóm ấp vui khổ bên nhau, đã tạo nên trong mỗi con người những tình cảm thiêng liêng cao quý gắn bó với đời sống vật chất như thửa ruộng, mảnh vườn, ao cá.
Công việc tiếp theo của họ là xây dựng đời sống văn hóa tâm linh, để nương tựa tinh thần, họ đã xây dựng “Đình và Chùa” để tụ họp sau mùa vụ, ngày lễ, ngày tết, ngày hội dần dần hình thành nếp sống văn hóa tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần mỗi khi tiếng chuông chùa vang lên ngân nga mỗi lúc chiều tà làm cho họ vơi nỗi cực khổ, mong được bình yên, an lạc và ngôi đình là nơi tôn thờ thành hoàng bổn cảnh, che chở, phù hộ cho họ được an cư, lạc nghiệp.
Hiện tại, Châu Phú có 50 cơ sở thờ tự. Trong đó, có 10 ngôi chùa, như: Long Khánh, Châu Khánh, Phật Ân, Đức Lâm, Long Thới, Phước Ân, Phú Đà Châu, Bình Phước, Kỳ Lâm và Tịnh xá An lạc; có 07 ngôi đình thần bao gồm: đình Mỹ Đức, Khánh Hòa, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thủy, Vĩnh Thạnh Trung và đình Bình An - Thạnh Lợi. Ngoài ra, còn có đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Cốc Đạo Cậy, Nhà thờ Cái Dầu, Thánh thất Cao Đài, Thánh đường Hồi Giáo, chùa Phật giáo Hòa Hảo, chùa Tứ ân Hiếu Nghĩa và nhiều Dinh, Miếu. Hầu hết các di tích lịch sử Đình, Đền, Dinh, Miếu trên địa bàn huyện Châu Phú thờ nhân thần vì nơi đây là vùng đất gắn liền với các sự kiện lịch sử - văn hóa một thời đi khai hoang mở cõi và chống giặc ngoại xâm. Các di tích ở Châu Phú là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, ẩn chứa trong đó những cốt cách, phẩm chất tâm hồn của người dân đất Việt.
Từ lâu trong tâm thức của người dân Châu Phú các di tích lịch sử - văn hoá chính là một phần tâm hồn, nét đẹp văn hoá đặc sắc của quê hương. Do vậy, nơi đây đã lưu giữ được nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hoá, kiến trúc. Trong đó, có 2 cơ sở được Nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cấp quốc gia là: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành và đình Bình Mỹ; có 5 cơ sở được công nhận di tích lịch sử cách mạng, văn hóa cấp tỉnh là: Cốc Đạo Cậy, chùa Long Khánh, đình Mỹ Đức, đình Bình Long và đình Bình Thủy. Những cơ sở văn hóa tâm linh đó đã hun đúc tinh thần dân tộc Việt Nam cho cư dân Châu Phú, truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, qua hơn bốn nghìn năm dâng hiến.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nhân dân Châu Phú đã trỗi dậy lòng yêu nước thiết tha như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dạy: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tiêu biểu ở Châu Phú là cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa binh Gia Nghị, tại căn cứ Bảy Thưa - Láng Linh do đức Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo suốt 7 năm, từ năm 1867 đến năm 1873. Đây là cuộc khởi nghĩa chống Pháp có tính chất quyết liệt, quy mô lớn và ý nghĩa lịch sử sâu sắc của Nhân dân Châu Phú, An Giang.
Từ năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo, Nhân dân Châu Phú sớm giác ngộ cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Châu Phú, lực lượng cách mạng đã tổ chức nhiều trận đánh thắng vang dội, làm cho địch hoang mang khiếp sợ, tiêu biểu như trận đánh táo bạo vào sáng sớm ngày 8/9/1946, do đồng chí Lâm Sơn và Phạm Thành Sang chỉ huy phục kích tại chợ Mỹ Đức đâm chết 6 tên lính Pháp, thu được 9 súng và 2 lựu đạn; đánh địch táo bạo hơn là trận đánh lúc hai giờ chiều ngày 21/5/1962, do đồng chí Đào Hữu Cảnh-Huyện đội trưởng chỉ huy, đã hoá trang tập kích đánh địch lấy súng trong kho vũ khí ở đình Bình Long được trên 20 khẩu súng tiểu liên, 14 Carbine, một khẩu trung liên với 33 băng đạn và một số súng đạn khác. Đặc biệt trận đánh địch vào lúc 10 giờ trưa, ngày 16/3/1969, bộ đội huyện do đồng chí Nguyễn Văn Trinh-Phó Bí thư Huyện ủy-Huyện đội trưởng chỉ huy kết hợp với đại 1, tiểu đoàn 512 của tỉnh xây dựng trận địa tại xã Khánh Hòa. Địch đưa một tiểu đoàn biệt động quân chia 2 mũi, một mũi đi cặp theo rạch Cây Sung tiến vào đội hình của bộ đội huyện, một mũi đi theo đường đất tiến vào đội hình của bộ đội tỉnh; yểm trợ cho địch có 52 xe thiết giáp M.113, M.118, 4 khẩu pháo, 6 giang thuyền của Mỹ di chuyển trên sông Hậu, 5 trực thăng võ trang, 3 phản lực ném bom. Địch đã tổ chức 6 đợt đánh vào trận địa, pháo từ sân bay Châu Đốc bắn tới tấp, máy bay bắn rốc két làm cháy nhà dân, làm sụp vài công sự; bộ đội huyện, tỉnh giữ vững trận địa và phản kích đẩy lui địch. Đến 7 giờ tối, bộ đội huyện, tỉnh rút về căn cứ. Kết quả diệt 200 tên địch, bắn cháy 13 xe thiết giáp M.113.
Ngày 3/5/1975, huyện Châu Phú được hoàn toàn giải phóng. Kết thúc chiến tranh, Đảng bộ, chính quyền Châu Phú tập trung lãnh đạo nhân dân nhanh chóng bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khôi phục đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội, từng bước ổn định nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Qua năm 1976, Đảng bộ, chính quyền Châu Phú xác định nhiệm vụ số một là đẩy nhanh sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải quyết cái ăn và thiếu lương thực lúc giáp hạt. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ sản xuất lúa mùa nổi 1 vụ/năm sang trồng lúa 2 vụ/năm có năng suất cao hơn. Tuy nhiên việc chuyển đổi mô hình sản xuất gặp khó khăn do nông dân đã quen với tập quán canh tác truyền thống, chỉ có một số ít địa phương thực hiện.
Năm 1978, nước lũ lớn dâng cao làm lúa mùa nổi thất thu, diện tích mất trắng gần 50%, sau khi lũ rút nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật canh tác nên nông dân được mùa bội thu, bước đầu hình thành được vùng sản xuất lúa 2 vụ/năm ở các xã Mỹ Đức, Khánh Hòa, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thủy.
Đến năm 1990, hầu hết đất sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Phú đã chuyển sang trồng 2 vụ lúa/năm, nhờ nông dân biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và sử dụng nhiều loại giống lúa mới kháng sâu bệnh và chất lượng tốt, đã đưa năng suất lúa từ 4-5 tấn/ha/vụ tăng lên 6-7 tấn/ha/vụ. Lúc này, nông dân đã chuyển dần diện tích đất vùng cao ven sông Hậu sang trồng các loại rau màu ở xã Khánh Hòa, Mỹ Phú, Bình Long và Bình Thủy.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, hầu hết nông dân đã đưa các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa trong nông nghiệp được sử dụng triệt để như: máy cày, máy xới, máy suốt, xe vận chuyển, lò sấy lúa và hiện tại cơ giới hóa công nghệ cao được ứng dụng trong nông nghiệp như: máy gặt đập liên hợp, máy bay sạ giống, phun thuốc và bón phân.
Đồng chí Nguyễn Phú Tân - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Châu Phú phát biểu
Đến cuối năm 2023, tổng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 9.016 tỷ đồng; sản lượng lương thực đạt 570 ngàn tấn; giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 216 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người 70 triệu đồng/năm; hệ thống giao thông đường, cầu, cống xây dựng hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu đi lại thông suốt; mạng lưới chợ phủ khắp địa bàn, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa; cơ sở giáo dục từ trường mẫu giáo đến trường trung học phổ thông được xây dựng mới đạt tiêu chí giáo dục; cơ sở khám, điều trị bệnh được xây dựng đạt tiêu chuẩn y tế phủ khắp địa bàn; trụ sở làm việc từ huyện đến cơ sở được xây dựng mới khang trang với trang thiết bị vi tính hiện đại, phục vụ tốt cho Nhân dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đạt 0,5%, giải quyết việc làm cho 4.326 người, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,9%, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 93%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 94%; duy trì được 2 thị trấn văn minh, 7 xã nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới nâng cao.
Những kết quả đạt được nêu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Đồng thời Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận ủng hộ của Nhân dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ huyện.
Trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng bộ, Nhân dân Châu Phú đã đấu tranh quyết liệt với kẻ thù; trong hòa bình Đảng bộ, Nhân dân Châu Phú quyết tâm xây dựng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đã và đang chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng vùng đất Châu Phú ngày càng giàu đẹp văn minh, rất xứng đáng được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Châu Phú vào ngày 28/5/2010 và phong tặng cho 4 xã danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”: xã Mỹ Đức (ngày 29/01/1996), xã Khánh Hòa (ngày 28/5/2010), xã Thạnh Mỹ Tây (ngày 28/5/2010) và xã Bình Mỹ (ngày 28/5/2010); truy tặng, phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng cho 44 bà mẹ; phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho 3 đồng chí Trương Khánh Châu - Trung tướng, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng không quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng giám đốc Trung tâm khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng; đồng chí Đào Hữu Cảnh - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện; đồng chí Lê Văn Cường - nguyên Chỉ Huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện.
Tự hào với những thành tích nói trên cho chúng ta thấy Châu Phú là một vùng đất thiêng, đã hun đúc tạo nên những con người anh hùng từ thời khai hoang mở đất, từ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc và cho đến ngày nay trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phát triển quê hương.
Qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hiện tại và tương lai nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tuyệt đối tin tưởng vào đường lối của Đảng, chấp hành pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Châu Phú ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng./.
Đoàn Văn Hiển
Logo huyện Châu Phú
Công việc đầu tiên là họ dựng trại, dựng nhà để an cư khai khẩn đất hoang làm nông nghiệp, họ đã sống gắn chặt với cộng đồng dân cư và gắn chặt với thiên nhiên; họ đã chiến thắng tất cả nỗi sợ “Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”; họ đã biến tất cả những gì có sẵn trên mảnh đất “Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” này trở thành những thứ ngọt lành để phục vụ cho chính nhu cầu trong đời sống thường ngày. Từ cuộc sống cộng đồng xóm ấp vui khổ bên nhau, đã tạo nên trong mỗi con người những tình cảm thiêng liêng cao quý gắn bó với đời sống vật chất như thửa ruộng, mảnh vườn, ao cá.
Công việc tiếp theo của họ là xây dựng đời sống văn hóa tâm linh, để nương tựa tinh thần, họ đã xây dựng “Đình và Chùa” để tụ họp sau mùa vụ, ngày lễ, ngày tết, ngày hội dần dần hình thành nếp sống văn hóa tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần mỗi khi tiếng chuông chùa vang lên ngân nga mỗi lúc chiều tà làm cho họ vơi nỗi cực khổ, mong được bình yên, an lạc và ngôi đình là nơi tôn thờ thành hoàng bổn cảnh, che chở, phù hộ cho họ được an cư, lạc nghiệp.
Hiện tại, Châu Phú có 50 cơ sở thờ tự. Trong đó, có 10 ngôi chùa, như: Long Khánh, Châu Khánh, Phật Ân, Đức Lâm, Long Thới, Phước Ân, Phú Đà Châu, Bình Phước, Kỳ Lâm và Tịnh xá An lạc; có 07 ngôi đình thần bao gồm: đình Mỹ Đức, Khánh Hòa, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thủy, Vĩnh Thạnh Trung và đình Bình An - Thạnh Lợi. Ngoài ra, còn có đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Cốc Đạo Cậy, Nhà thờ Cái Dầu, Thánh thất Cao Đài, Thánh đường Hồi Giáo, chùa Phật giáo Hòa Hảo, chùa Tứ ân Hiếu Nghĩa và nhiều Dinh, Miếu. Hầu hết các di tích lịch sử Đình, Đền, Dinh, Miếu trên địa bàn huyện Châu Phú thờ nhân thần vì nơi đây là vùng đất gắn liền với các sự kiện lịch sử - văn hóa một thời đi khai hoang mở cõi và chống giặc ngoại xâm. Các di tích ở Châu Phú là biểu tượng cho cộng đồng làng xã Việt Nam, ẩn chứa trong đó những cốt cách, phẩm chất tâm hồn của người dân đất Việt.
Từ lâu trong tâm thức của người dân Châu Phú các di tích lịch sử - văn hoá chính là một phần tâm hồn, nét đẹp văn hoá đặc sắc của quê hương. Do vậy, nơi đây đã lưu giữ được nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hoá, kiến trúc. Trong đó, có 2 cơ sở được Nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cấp quốc gia là: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành và đình Bình Mỹ; có 5 cơ sở được công nhận di tích lịch sử cách mạng, văn hóa cấp tỉnh là: Cốc Đạo Cậy, chùa Long Khánh, đình Mỹ Đức, đình Bình Long và đình Bình Thủy. Những cơ sở văn hóa tâm linh đó đã hun đúc tinh thần dân tộc Việt Nam cho cư dân Châu Phú, truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, qua hơn bốn nghìn năm dâng hiến.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nhân dân Châu Phú đã trỗi dậy lòng yêu nước thiết tha như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dạy: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tiêu biểu ở Châu Phú là cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa binh Gia Nghị, tại căn cứ Bảy Thưa - Láng Linh do đức Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo suốt 7 năm, từ năm 1867 đến năm 1873. Đây là cuộc khởi nghĩa chống Pháp có tính chất quyết liệt, quy mô lớn và ý nghĩa lịch sử sâu sắc của Nhân dân Châu Phú, An Giang.
Từ năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo, Nhân dân Châu Phú sớm giác ngộ cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Châu Phú, lực lượng cách mạng đã tổ chức nhiều trận đánh thắng vang dội, làm cho địch hoang mang khiếp sợ, tiêu biểu như trận đánh táo bạo vào sáng sớm ngày 8/9/1946, do đồng chí Lâm Sơn và Phạm Thành Sang chỉ huy phục kích tại chợ Mỹ Đức đâm chết 6 tên lính Pháp, thu được 9 súng và 2 lựu đạn; đánh địch táo bạo hơn là trận đánh lúc hai giờ chiều ngày 21/5/1962, do đồng chí Đào Hữu Cảnh-Huyện đội trưởng chỉ huy, đã hoá trang tập kích đánh địch lấy súng trong kho vũ khí ở đình Bình Long được trên 20 khẩu súng tiểu liên, 14 Carbine, một khẩu trung liên với 33 băng đạn và một số súng đạn khác. Đặc biệt trận đánh địch vào lúc 10 giờ trưa, ngày 16/3/1969, bộ đội huyện do đồng chí Nguyễn Văn Trinh-Phó Bí thư Huyện ủy-Huyện đội trưởng chỉ huy kết hợp với đại 1, tiểu đoàn 512 của tỉnh xây dựng trận địa tại xã Khánh Hòa. Địch đưa một tiểu đoàn biệt động quân chia 2 mũi, một mũi đi cặp theo rạch Cây Sung tiến vào đội hình của bộ đội huyện, một mũi đi theo đường đất tiến vào đội hình của bộ đội tỉnh; yểm trợ cho địch có 52 xe thiết giáp M.113, M.118, 4 khẩu pháo, 6 giang thuyền của Mỹ di chuyển trên sông Hậu, 5 trực thăng võ trang, 3 phản lực ném bom. Địch đã tổ chức 6 đợt đánh vào trận địa, pháo từ sân bay Châu Đốc bắn tới tấp, máy bay bắn rốc két làm cháy nhà dân, làm sụp vài công sự; bộ đội huyện, tỉnh giữ vững trận địa và phản kích đẩy lui địch. Đến 7 giờ tối, bộ đội huyện, tỉnh rút về căn cứ. Kết quả diệt 200 tên địch, bắn cháy 13 xe thiết giáp M.113.
Ngày 3/5/1975, huyện Châu Phú được hoàn toàn giải phóng. Kết thúc chiến tranh, Đảng bộ, chính quyền Châu Phú tập trung lãnh đạo nhân dân nhanh chóng bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khôi phục đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội, từng bước ổn định nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Qua năm 1976, Đảng bộ, chính quyền Châu Phú xác định nhiệm vụ số một là đẩy nhanh sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải quyết cái ăn và thiếu lương thực lúc giáp hạt. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ sản xuất lúa mùa nổi 1 vụ/năm sang trồng lúa 2 vụ/năm có năng suất cao hơn. Tuy nhiên việc chuyển đổi mô hình sản xuất gặp khó khăn do nông dân đã quen với tập quán canh tác truyền thống, chỉ có một số ít địa phương thực hiện.
Năm 1978, nước lũ lớn dâng cao làm lúa mùa nổi thất thu, diện tích mất trắng gần 50%, sau khi lũ rút nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật canh tác nên nông dân được mùa bội thu, bước đầu hình thành được vùng sản xuất lúa 2 vụ/năm ở các xã Mỹ Đức, Khánh Hòa, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thủy.
Đến năm 1990, hầu hết đất sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Phú đã chuyển sang trồng 2 vụ lúa/năm, nhờ nông dân biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và sử dụng nhiều loại giống lúa mới kháng sâu bệnh và chất lượng tốt, đã đưa năng suất lúa từ 4-5 tấn/ha/vụ tăng lên 6-7 tấn/ha/vụ. Lúc này, nông dân đã chuyển dần diện tích đất vùng cao ven sông Hậu sang trồng các loại rau màu ở xã Khánh Hòa, Mỹ Phú, Bình Long và Bình Thủy.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, hầu hết nông dân đã đưa các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa trong nông nghiệp được sử dụng triệt để như: máy cày, máy xới, máy suốt, xe vận chuyển, lò sấy lúa và hiện tại cơ giới hóa công nghệ cao được ứng dụng trong nông nghiệp như: máy gặt đập liên hợp, máy bay sạ giống, phun thuốc và bón phân.
Đồng chí Nguyễn Phú Tân - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Châu Phú phát biểu
Đến cuối năm 2023, tổng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 9.016 tỷ đồng; sản lượng lương thực đạt 570 ngàn tấn; giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 216 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người 70 triệu đồng/năm; hệ thống giao thông đường, cầu, cống xây dựng hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu đi lại thông suốt; mạng lưới chợ phủ khắp địa bàn, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa; cơ sở giáo dục từ trường mẫu giáo đến trường trung học phổ thông được xây dựng mới đạt tiêu chí giáo dục; cơ sở khám, điều trị bệnh được xây dựng đạt tiêu chuẩn y tế phủ khắp địa bàn; trụ sở làm việc từ huyện đến cơ sở được xây dựng mới khang trang với trang thiết bị vi tính hiện đại, phục vụ tốt cho Nhân dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đạt 0,5%, giải quyết việc làm cho 4.326 người, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,9%, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 93%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 94%; duy trì được 2 thị trấn văn minh, 7 xã nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới nâng cao.
Những kết quả đạt được nêu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Đồng thời Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận ủng hộ của Nhân dân, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ huyện.
Trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng bộ, Nhân dân Châu Phú đã đấu tranh quyết liệt với kẻ thù; trong hòa bình Đảng bộ, Nhân dân Châu Phú quyết tâm xây dựng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đã và đang chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng vùng đất Châu Phú ngày càng giàu đẹp văn minh, rất xứng đáng được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Châu Phú vào ngày 28/5/2010 và phong tặng cho 4 xã danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”: xã Mỹ Đức (ngày 29/01/1996), xã Khánh Hòa (ngày 28/5/2010), xã Thạnh Mỹ Tây (ngày 28/5/2010) và xã Bình Mỹ (ngày 28/5/2010); truy tặng, phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng cho 44 bà mẹ; phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho 3 đồng chí Trương Khánh Châu - Trung tướng, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng không quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng giám đốc Trung tâm khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng; đồng chí Đào Hữu Cảnh - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện; đồng chí Lê Văn Cường - nguyên Chỉ Huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện.
Tự hào với những thành tích nói trên cho chúng ta thấy Châu Phú là một vùng đất thiêng, đã hun đúc tạo nên những con người anh hùng từ thời khai hoang mở đất, từ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc và cho đến ngày nay trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phát triển quê hương.
Qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hiện tại và tương lai nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tuyệt đối tin tưởng vào đường lối của Đảng, chấp hành pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Châu Phú ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng./.
Đoàn Văn Hiển
Chi hội phó, Chi Hội Khoa học Lịch sử huyện Châu Phú