Công tác Lịch sử Đảng
Hội thảo khoa học Căn cứ Ô Tà Sóc của Tỉnh ủy An Giang trong kháng chiến chống Mỹ
- Được đăng: Thứ sáu, 23 Tháng 6 2023 14:03
- Lượt xem: 755
(TUAG)- Sáng 23/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang phối hợp Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn tổ chức Hội thảo khoa học “Căn cứ Ô Tà Sóc của Tỉnh ủy An Giang trong kháng chiến chống Mỹ”. TS Ngô Quang Láng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tri Tôn Phan Văn Sương; Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Tri Tôn Huỳnh Văn Hòa đồng chủ tọa hội thảo.
Với đặc thù có nhiều hang động (lò ảng) liên thông, bố trí lực lượng an toàn, dễ phòng thủ của lối đánh du kích, từ năm 1962 - 1967, Tỉnh ủy An Giang đã chọn Ô Tà Sóc làm căn cứ kháng chiến, chỉ đạo chiến lược cho toàn tỉnh. Sang năm 1968, do điều kiện khó khăn, Tinh ủy chuyển căn cứ qua đồi Tức Dụp (núi Cô Tô) rồi đồng tràm Hà Tiên hoạt động. Tuy nhiên, phân ban Tỉnh ủy An Giang, sau đó là Tỉnh ủy Châu Hà rồi Long Châu Hà, các đơn vị tiền phương của tỉnh vẫn đóng căn cứ tại Ô Tà Sóc. Từ năm 1969, các đơn vị bộ đội chính quy về đóng quân ở núi Dài và Ô Tà Sóc, đặc biệt là Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền tăng viện cho Long Châu Hà, gắn với những chiến công oai hùng và nhiều hy sinh, gian khổ.
Cuộc chiến đấu để bảo vệ căn cứ, bảo vệ Tỉnh ủy giữa các lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội chủ lực với các đạo quân hỗn hợp của Mỹ - Ngụy diễn ra ở đây và các điểm vệ tinh xung quanh núi Dài và Ô Tà Sóc càng ngày càng ác liệt. Cho nên, có người còn gọi Ô Tà Sóc là “Ô Tàn Khốc”. Tuy nhiên, quân – dân An Giang vẫn chiến đấu kiên cường, bảo vệ vững chắc căn cứ, góp phần vào đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hội thảo nhận được 61 bài tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tác giả trong và ngoài tỉnh An Giang, trong đó có 44 bài phù hợp với các nội dung hội thảo nên được chọn đưa vào tập tài liệu hội thảo. Qua trao đổi tại hội thảo, các tác giả đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của căn cứ Ô Tà Sóc. Đề xuất cần có giải pháp tôn vinh, bảo tồn, phát huy xứng tầm giá trị của căn cứ này. Trong đó, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh Đào (người trực tiếp phối hợp chiến đấu cùng Sư đoàn 1 tại Ô Tà Sóc) đề xuất huy động nguồn vốn xã hội hóa xây dựng “Khu du lịch tâm linh Ô Tà Sóc”, gồm đền thờ liệt sĩ cùng các công trình phụ trợ tại chân đồi Ô Tà Sóc; đón nhận đồng bào, đồng chí cả nước về đây viếng liệt sĩ, tìm hiểu lịch sử cách mạng.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tri Tôn Phan Văn Sương cho rằng, Ô Tà Sóc trong kháng chiến là trái tim, là biểu tượng của ý chí kiên cường và chiến thắng. Ngày nay, nơi đây có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng và đam mê du lịch sinh thái, nhờ cảnh núi non hùng vĩ, nên thơ. Với tầm nhìn và định hướng phát triển, huyện Tri Tôn sẽ kêu gọi, huy động các nguồn lực xây dựng Ô Tà Sóc trở thành một khu du lịch hấp dẫn, là sự kết hợp hài hòa, tổng thể giữa các di tích lịch sử cách mạng, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những mô hình kinh tế sinh thái hiệu quả, hòa quyện với nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Với đặc thù có nhiều hang động (lò ảng) liên thông, bố trí lực lượng an toàn, dễ phòng thủ của lối đánh du kích, từ năm 1962 - 1967, Tỉnh ủy An Giang đã chọn Ô Tà Sóc làm căn cứ kháng chiến, chỉ đạo chiến lược cho toàn tỉnh. Sang năm 1968, do điều kiện khó khăn, Tinh ủy chuyển căn cứ qua đồi Tức Dụp (núi Cô Tô) rồi đồng tràm Hà Tiên hoạt động. Tuy nhiên, phân ban Tỉnh ủy An Giang, sau đó là Tỉnh ủy Châu Hà rồi Long Châu Hà, các đơn vị tiền phương của tỉnh vẫn đóng căn cứ tại Ô Tà Sóc. Từ năm 1969, các đơn vị bộ đội chính quy về đóng quân ở núi Dài và Ô Tà Sóc, đặc biệt là Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền tăng viện cho Long Châu Hà, gắn với những chiến công oai hùng và nhiều hy sinh, gian khổ.
Cuộc chiến đấu để bảo vệ căn cứ, bảo vệ Tỉnh ủy giữa các lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội chủ lực với các đạo quân hỗn hợp của Mỹ - Ngụy diễn ra ở đây và các điểm vệ tinh xung quanh núi Dài và Ô Tà Sóc càng ngày càng ác liệt. Cho nên, có người còn gọi Ô Tà Sóc là “Ô Tàn Khốc”. Tuy nhiên, quân – dân An Giang vẫn chiến đấu kiên cường, bảo vệ vững chắc căn cứ, góp phần vào đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hội thảo nhận được 61 bài tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tác giả trong và ngoài tỉnh An Giang, trong đó có 44 bài phù hợp với các nội dung hội thảo nên được chọn đưa vào tập tài liệu hội thảo. Qua trao đổi tại hội thảo, các tác giả đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của căn cứ Ô Tà Sóc. Đề xuất cần có giải pháp tôn vinh, bảo tồn, phát huy xứng tầm giá trị của căn cứ này. Trong đó, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh Đào (người trực tiếp phối hợp chiến đấu cùng Sư đoàn 1 tại Ô Tà Sóc) đề xuất huy động nguồn vốn xã hội hóa xây dựng “Khu du lịch tâm linh Ô Tà Sóc”, gồm đền thờ liệt sĩ cùng các công trình phụ trợ tại chân đồi Ô Tà Sóc; đón nhận đồng bào, đồng chí cả nước về đây viếng liệt sĩ, tìm hiểu lịch sử cách mạng.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tri Tôn Phan Văn Sương cho rằng, Ô Tà Sóc trong kháng chiến là trái tim, là biểu tượng của ý chí kiên cường và chiến thắng. Ngày nay, nơi đây có tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng và đam mê du lịch sinh thái, nhờ cảnh núi non hùng vĩ, nên thơ. Với tầm nhìn và định hướng phát triển, huyện Tri Tôn sẽ kêu gọi, huy động các nguồn lực xây dựng Ô Tà Sóc trở thành một khu du lịch hấp dẫn, là sự kết hợp hài hòa, tổng thể giữa các di tích lịch sử cách mạng, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những mô hình kinh tế sinh thái hiệu quả, hòa quyện với nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Châu Phong