Làm theo gương Bác Hồ
Di chúc của Bác Hồ trước hết nói về Đảng
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 5 2015 15:47
- Lượt xem: 3416
(TGAG)- Trước khi ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta bản Di chúc thiêng liêng với điều trước tiên Người nói đến là về Đảng. Bởi lẽ, không ai khác, chính Đảng Cộng sản Việt Nam mới đủ tư cách gánh vác sứ mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam, là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình và cũng từ đó vạch rõ con đường cứu nước là con đường giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam mới 15 tuổi lãnh đạo nhân dân đánh bật thực dân Pháp, phát xít Nhật, giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, phục hồi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Chín năm sau, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm chấn động địa cầu bởi chiến thắng Điện Biên Phủ, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lãnh đạo nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ và chính quyền ta sai, đấu tranh thống nhất đất nước. Cho nên, trong Di chúc, điều đầu tiên Bác Hồ xác định: “Trước hết nói về Đảng”, bởi vì là người sáng lập Đảng, lãnh đạo Đảng, Bác hiểu rõ Đảng hơn ai hết với những ưu khuyết điểm gắn với bao tin yêu lẫn lo toan.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”(1). Mục tiêu lý tưởng của Đảng là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc; sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của một Đảng chân chính nên nhân dân tin yêu, hăng hái đi theo, góp phần tạo nên thắng lợi này đến thắng lợi khác là điều tất yếu. Và để lãnh đạo được nhân dân, Đảng phải biết đoàn kết thống nhất. Người đã nhấn mạnh trong Di chúc: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(2).
Đoàn kết là một tư tưởng lớn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại trong nhiều bài viết, bài nói với sự khẳng định đây là truyền thống của dân tộc. Rõ ràng, chính nhờ đoàn kết thống nhất mà trong lịch sử dân tộc, đất nước ta đã bao lần đánh bại quân giặc xâm lược, giữ yên bờ cõi. Bác mong muốn truyền thống quý báu đó cũng được giữ vững và phát huy trong tổ chức Đảng. Và, mọi đảng viên phải có trách nhiệm “giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Tầm quan trọng của sự đoàn kết được Bác ví von như thế thật dễ hiểu, dễ nhớ… nhưng không phải dễ làm. Đâu đó có một tập thể đảng bộ bị kỷ luật, đảng viên bị khai trừ mà nguyên nhân ít nhiều cũng do chia rẽ, mất đoàn kết. Vì tranh giành quyền lực để phục vụ cho lợi ích riêng tư, vì tư tưởng công thần, địa vị, kích động phe phái chống đối nhau và âm thầm sử dụng thủ đoạn triệt hạ nhau, tự làm suy giảm sức mạnh tổ chức cơ sở Đảng.
Muốn xây dựng, củng cố và phát triển đoàn kết trong Đảng, Di chúc Bác đã chỉ rõ cách thực hiện cụ thể: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(3). Rõ ràng, trong các nguyên tắc hoạt động của Đảng, nguyên tắc dân chủ tập trung là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo, Đảng ta có mạnh hay không tùy thuộc rất lớn vào sự vận dụng nguyên tắc này. Trong Đảng phải thật sự dân chủ, mọi đảng viên đều được tôn trọng quyền tự do suy nghĩ sáng tạo, khuyến khích nêu lên ý kiến của mình để tích cực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, lý luận và tổ chức. Và đó cũng là phương thuốc đặc trị căn bệnh chủ quan, duy ý chí, độc tài… Khi mọi ý kiến đã được đem ra phân tích và tập thể quyết định thì mọi đảng viên phải có trách nhiệm chấp hành. Kiên quyết, không để vì những ý nghĩ khác nhau mà phát sinh chia rẽ, mất đoàn kết, tự làm suy giảm sức mạnh của tập thể. Bác đã nhấn mạnh trong Di chúc: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” nghĩa là phê bình để giúp nhau nhận ra khuyết điểm, để sửa chữa khắc phục chớ không phải để hạ uy tín nhau, triệt hạ nhau.
Học tập Di chúc của Bác Hồ, chúng ta không thể xem nhẹ lời dạy chân tình của Người về giải pháp để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng chính là sử dụng công cụ tự phê bình và phê bình.
Không chỉ dạy cán bộ đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình, Bác Hồ cũng đã từng nhấn mạnh thực hiện công cụ này trong tổ chức Đảng: “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng mạnh dạn, chắc chắn và chân chính…”(4). Nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác trong Di chúc nên Đảng ta đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm của mình trong vai trò lãnh đạo đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những năm mới thống nhất đất nước, căn bệnh chủ quan duy ý chí đã khiến chúng ta có những bước đi chệch choạc; căn bệnh quan liêu, bảo thủ, trì trệ, rập khuôn máy móc đã kềm hãm bước phát triển của đất nước. Đảng ta kiên quyết sửa sai, phân tích nguyên nhân, nhận ra những yếu tố sai lầm và toàn Đảng đoàn kết thống nhất thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ Đại hội VI. Chính nhờ vậy mà Đảng ta đã lãnh đạo đất nước thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng, phá thế bao vây cô lập của những thế lực thù địch trong hoàn cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thực hiện cải tổ chính trị dẫn đến sụp đổ, tan rã… nhưng Đảng ta vẫn vững vàng lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao sóng to bão lớn cũng từ hiệu quả của việc thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ trong Di chúc thiêng liêng.
Bác nhắc nhở chúng ta: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân…”(5). Điều này, Bác viết trong Di chúc, lúc đất nước còn tập trung chống đế quốc Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước, những dấu hiệu suy thoái về đạo đức cách mạng chưa biểu hiện rõ nhưng khi giặc xâm lược cút khỏi đất nước, Đảng ta tiến hành xây dựng chính quyền, xây dựng đất nước thì những gì Bác dạy trong Di chúc vô cùng thiết thực. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vì lợi ích riêng tư, vì chủ quan, tự mãn đã nảy sinh tư tưởng công thần, địa vị, đòi hỏi nhiều hơn cống hiến; dẫn đến thoái hóa, biến chất, thậm chí có người vi phạm pháp luật, phải trả giá... Khi cái ác, cái xấu chưa bị kiên quyết đấu tranh, loại bỏ, trở nên phổ biến sẽ làm cho lòng tin của nhân dân về Đảng, về chế độ bị suy giảm và là vấn nạn cần được báo động. Cho nên Đảng ta, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc đã tiến hành cuộc vận động như một cuộc chỉnh huấn về đạo đức cách mạng. Mà, đạo đức cách mạng chẳng phải là cái gì cao xa, nó hiển hiện trong cuộc sống của chúng ta, được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh và thừa nhận. Đó là tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người đã được tổ chức Ủy ban Giáo dục - Khoa học Văn hóa Liên Hiệp quốc tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, là nhà văn hóa kiệt xuất…Và, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cũng đã kính yêu Người bằng cả tình cảm chân thành với tên gọi trìu mến và thân thiết Bác Hồ. Bởi vì từ cả cuộc đời của Bác đã chứng minh một phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tài năng của một vĩ nhân nhưng rất giản dị, gần gũi thân thiết với tất cả mọi người như một người thân trong gia đình.
Di chúc của Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên chúng ta phải thấm nhuần đạo đức cách mạng và Người cụ thể bằng những tiêu chí: “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, nếu mỗi cán bộ đảng viên của chúng ta thực hiện đúng như lời dạy của Bác trong Di chúc thì đã sống đúng với phẩm chất của người cộng sản, xứng đáng là thành viên của một chính Đảng có bản chất “là người lãnh đạo, là đày tớ trung thành của nhân dân”.
Bao nhiêu năm qua, Di chúc của Bác vừa như một lời hiệu triệu của vị lãnh tụ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân ta tất cả hãy vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, vừa là lời dặn dò chân tình gửi lại cho bao thế hệ kế thừa với cả sự tin tưởng lẫn yêu thương khiến cho mỗi người chúng ta phải biết sống sao cho xứng đáng với Người.
- (1), (2), (3), (5) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập, t12, tr 509- 512.
- (4) Sửa đổi lối làm việc- XYZ (10/ 1947) Hồ Chí Minh. Toàn tập. t5. tr 229-306.
Lịch sử đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam mới 15 tuổi lãnh đạo nhân dân đánh bật thực dân Pháp, phát xít Nhật, giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, phục hồi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Chín năm sau, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm chấn động địa cầu bởi chiến thắng Điện Biên Phủ, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lãnh đạo nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ và chính quyền ta sai, đấu tranh thống nhất đất nước. Cho nên, trong Di chúc, điều đầu tiên Bác Hồ xác định: “Trước hết nói về Đảng”, bởi vì là người sáng lập Đảng, lãnh đạo Đảng, Bác hiểu rõ Đảng hơn ai hết với những ưu khuyết điểm gắn với bao tin yêu lẫn lo toan.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”(1). Mục tiêu lý tưởng của Đảng là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc; sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của một Đảng chân chính nên nhân dân tin yêu, hăng hái đi theo, góp phần tạo nên thắng lợi này đến thắng lợi khác là điều tất yếu. Và để lãnh đạo được nhân dân, Đảng phải biết đoàn kết thống nhất. Người đã nhấn mạnh trong Di chúc: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(2).
Đoàn kết là một tư tưởng lớn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại trong nhiều bài viết, bài nói với sự khẳng định đây là truyền thống của dân tộc. Rõ ràng, chính nhờ đoàn kết thống nhất mà trong lịch sử dân tộc, đất nước ta đã bao lần đánh bại quân giặc xâm lược, giữ yên bờ cõi. Bác mong muốn truyền thống quý báu đó cũng được giữ vững và phát huy trong tổ chức Đảng. Và, mọi đảng viên phải có trách nhiệm “giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Tầm quan trọng của sự đoàn kết được Bác ví von như thế thật dễ hiểu, dễ nhớ… nhưng không phải dễ làm. Đâu đó có một tập thể đảng bộ bị kỷ luật, đảng viên bị khai trừ mà nguyên nhân ít nhiều cũng do chia rẽ, mất đoàn kết. Vì tranh giành quyền lực để phục vụ cho lợi ích riêng tư, vì tư tưởng công thần, địa vị, kích động phe phái chống đối nhau và âm thầm sử dụng thủ đoạn triệt hạ nhau, tự làm suy giảm sức mạnh tổ chức cơ sở Đảng.
Muốn xây dựng, củng cố và phát triển đoàn kết trong Đảng, Di chúc Bác đã chỉ rõ cách thực hiện cụ thể: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(3). Rõ ràng, trong các nguyên tắc hoạt động của Đảng, nguyên tắc dân chủ tập trung là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo, Đảng ta có mạnh hay không tùy thuộc rất lớn vào sự vận dụng nguyên tắc này. Trong Đảng phải thật sự dân chủ, mọi đảng viên đều được tôn trọng quyền tự do suy nghĩ sáng tạo, khuyến khích nêu lên ý kiến của mình để tích cực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, lý luận và tổ chức. Và đó cũng là phương thuốc đặc trị căn bệnh chủ quan, duy ý chí, độc tài… Khi mọi ý kiến đã được đem ra phân tích và tập thể quyết định thì mọi đảng viên phải có trách nhiệm chấp hành. Kiên quyết, không để vì những ý nghĩ khác nhau mà phát sinh chia rẽ, mất đoàn kết, tự làm suy giảm sức mạnh của tập thể. Bác đã nhấn mạnh trong Di chúc: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” nghĩa là phê bình để giúp nhau nhận ra khuyết điểm, để sửa chữa khắc phục chớ không phải để hạ uy tín nhau, triệt hạ nhau.
Học tập Di chúc của Bác Hồ, chúng ta không thể xem nhẹ lời dạy chân tình của Người về giải pháp để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng chính là sử dụng công cụ tự phê bình và phê bình.
Không chỉ dạy cán bộ đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình, Bác Hồ cũng đã từng nhấn mạnh thực hiện công cụ này trong tổ chức Đảng: “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng mạnh dạn, chắc chắn và chân chính…”(4). Nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác trong Di chúc nên Đảng ta đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm của mình trong vai trò lãnh đạo đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những năm mới thống nhất đất nước, căn bệnh chủ quan duy ý chí đã khiến chúng ta có những bước đi chệch choạc; căn bệnh quan liêu, bảo thủ, trì trệ, rập khuôn máy móc đã kềm hãm bước phát triển của đất nước. Đảng ta kiên quyết sửa sai, phân tích nguyên nhân, nhận ra những yếu tố sai lầm và toàn Đảng đoàn kết thống nhất thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ Đại hội VI. Chính nhờ vậy mà Đảng ta đã lãnh đạo đất nước thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng, phá thế bao vây cô lập của những thế lực thù địch trong hoàn cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thực hiện cải tổ chính trị dẫn đến sụp đổ, tan rã… nhưng Đảng ta vẫn vững vàng lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao sóng to bão lớn cũng từ hiệu quả của việc thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ trong Di chúc thiêng liêng.
Bác nhắc nhở chúng ta: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân…”(5). Điều này, Bác viết trong Di chúc, lúc đất nước còn tập trung chống đế quốc Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước, những dấu hiệu suy thoái về đạo đức cách mạng chưa biểu hiện rõ nhưng khi giặc xâm lược cút khỏi đất nước, Đảng ta tiến hành xây dựng chính quyền, xây dựng đất nước thì những gì Bác dạy trong Di chúc vô cùng thiết thực. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vì lợi ích riêng tư, vì chủ quan, tự mãn đã nảy sinh tư tưởng công thần, địa vị, đòi hỏi nhiều hơn cống hiến; dẫn đến thoái hóa, biến chất, thậm chí có người vi phạm pháp luật, phải trả giá... Khi cái ác, cái xấu chưa bị kiên quyết đấu tranh, loại bỏ, trở nên phổ biến sẽ làm cho lòng tin của nhân dân về Đảng, về chế độ bị suy giảm và là vấn nạn cần được báo động. Cho nên Đảng ta, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc đã tiến hành cuộc vận động như một cuộc chỉnh huấn về đạo đức cách mạng. Mà, đạo đức cách mạng chẳng phải là cái gì cao xa, nó hiển hiện trong cuộc sống của chúng ta, được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh và thừa nhận. Đó là tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người đã được tổ chức Ủy ban Giáo dục - Khoa học Văn hóa Liên Hiệp quốc tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, là nhà văn hóa kiệt xuất…Và, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cũng đã kính yêu Người bằng cả tình cảm chân thành với tên gọi trìu mến và thân thiết Bác Hồ. Bởi vì từ cả cuộc đời của Bác đã chứng minh một phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tài năng của một vĩ nhân nhưng rất giản dị, gần gũi thân thiết với tất cả mọi người như một người thân trong gia đình.
Di chúc của Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên chúng ta phải thấm nhuần đạo đức cách mạng và Người cụ thể bằng những tiêu chí: “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, nếu mỗi cán bộ đảng viên của chúng ta thực hiện đúng như lời dạy của Bác trong Di chúc thì đã sống đúng với phẩm chất của người cộng sản, xứng đáng là thành viên của một chính Đảng có bản chất “là người lãnh đạo, là đày tớ trung thành của nhân dân”.
Bao nhiêu năm qua, Di chúc của Bác vừa như một lời hiệu triệu của vị lãnh tụ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân ta tất cả hãy vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, vừa là lời dặn dò chân tình gửi lại cho bao thế hệ kế thừa với cả sự tin tưởng lẫn yêu thương khiến cho mỗi người chúng ta phải biết sống sao cho xứng đáng với Người.
Mai Bửu Minh
______________- (1), (2), (3), (5) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn tập, t12, tr 509- 512.
- (4) Sửa đổi lối làm việc- XYZ (10/ 1947) Hồ Chí Minh. Toàn tập. t5. tr 229-306.