Làm theo gương Bác Hồ
Quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên
- Được đăng: Thứ sáu, 08 Tháng 7 2016 08:56
- Lượt xem: 3131
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, một trong những đạo lý làm người là “lời nói phải đi đôi với việc làm”. Do đó, Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin”. Trong suốt cuộc đời mình, Người tấm gương mẫu mực về “nói đi đôi với làm”.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “nói đi đôi với làm” là: phải nói đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai; phải nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng; không được “nói một đàng, làm một nẻo”; không được hứa mà không làm; cán bộ, đảng viên đã nói, đã hứa thì phải làm, “tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác noi theo”.
Theo Người, “nói đi đôi với làm” là để hướng dẫn Nhân dân làm theo, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò gương mẫu và chống chủ nghĩa cá nhân. Chỉ trên cơ sở này, cán bộ, đảng viên mới thu phục được quần chúng, mới cảm hóa, lôi kéo họ tạo thành phong trào thực tiễn rộng lớn để xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện nghị quyết của Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để “nói đi đôi với làm” mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng.
- Thứ hai, phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
- Thứ ba, phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lê-nin, phải coi lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong việc thực tế. Người dạy rằng: Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Phải kiên quyết chống bệnh chủ quan “khinh lý luận”.
- Thứ tư, khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.
- Thứ năm, phải đi sâu đi sát, kiểm tra đôn đốc kết quả của việc thực hiện những công việc đã đề ra, không thể làm theo lối quan liêu, như cách “tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã…”.
- Thứ sáu, cán bộ, đảng viên phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước, đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”.
Đối chiếu quan điểm và những yêu cầu của Người về “nói đi đôi với làm” với thực tế hiện nay, thì tình trạng “nói không đi đôi với làm”, “nói một đàng làm một nẻo”, “nói mà không làm”, “nghĩ một đàng, nói một đàng”, “nói với cấp trên khác, nói với cấp dưới khác” đang diễn ra ở nhiều nơi và ở không ít người. Bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân để bớt xén vì lòng tham, bao che khuyết điểm cho nhau… đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong Nhân dân.
Thực hiện “nói đi đôi với làm” theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh là phát huy truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc, là thực hành đạo đức cách mạng, để củng cố niềm tin trong Nhân dân. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, từ người lãnh đạo cấp cao đến cán bộ, đảng viên, công chức bình thường phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “nói đi đôi với làm’; phải kiên quyết xóa bỏ những quy định quản lý lỗi thời buộc mọi người gần như đồng tình với những việc “hợp pháp” nhưng rất không hợp lý…; phải thực hiện công khai minh bạch, trước hết là chức trách của mỗi người để có sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của Nhân dân; mỗi cán bộ, công chức, đặc biệt là những người lãnh đạo cao cấp phải nêu tấm gương về đạo đức, lối sống lành mạnh, phải là những chiến sĩ đi đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, xa hoa, lãng phí, không chỉ trong xã hội mà cả trong gia đình riêng của mình.
Đặc biệt, khi Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên để củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc “nói đi đôi với làm”, góp phần tích cực, thiết thực xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự phát huy vai trò lãnh đạo tiên phong, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới./.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “nói đi đôi với làm” là: phải nói đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai; phải nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng; không được “nói một đàng, làm một nẻo”; không được hứa mà không làm; cán bộ, đảng viên đã nói, đã hứa thì phải làm, “tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác noi theo”.
Theo Người, “nói đi đôi với làm” là để hướng dẫn Nhân dân làm theo, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò gương mẫu và chống chủ nghĩa cá nhân. Chỉ trên cơ sở này, cán bộ, đảng viên mới thu phục được quần chúng, mới cảm hóa, lôi kéo họ tạo thành phong trào thực tiễn rộng lớn để xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện nghị quyết của Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để “nói đi đôi với làm” mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng.
- Thứ hai, phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
- Thứ ba, phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lê-nin, phải coi lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong việc thực tế. Người dạy rằng: Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Phải kiên quyết chống bệnh chủ quan “khinh lý luận”.
- Thứ tư, khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.
- Thứ năm, phải đi sâu đi sát, kiểm tra đôn đốc kết quả của việc thực hiện những công việc đã đề ra, không thể làm theo lối quan liêu, như cách “tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã…”.
- Thứ sáu, cán bộ, đảng viên phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước, đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”.
Đối chiếu quan điểm và những yêu cầu của Người về “nói đi đôi với làm” với thực tế hiện nay, thì tình trạng “nói không đi đôi với làm”, “nói một đàng làm một nẻo”, “nói mà không làm”, “nghĩ một đàng, nói một đàng”, “nói với cấp trên khác, nói với cấp dưới khác” đang diễn ra ở nhiều nơi và ở không ít người. Bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân để bớt xén vì lòng tham, bao che khuyết điểm cho nhau… đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong Nhân dân.
Thực hiện “nói đi đôi với làm” theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh là phát huy truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc, là thực hành đạo đức cách mạng, để củng cố niềm tin trong Nhân dân. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, từ người lãnh đạo cấp cao đến cán bộ, đảng viên, công chức bình thường phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “nói đi đôi với làm’; phải kiên quyết xóa bỏ những quy định quản lý lỗi thời buộc mọi người gần như đồng tình với những việc “hợp pháp” nhưng rất không hợp lý…; phải thực hiện công khai minh bạch, trước hết là chức trách của mỗi người để có sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của Nhân dân; mỗi cán bộ, công chức, đặc biệt là những người lãnh đạo cao cấp phải nêu tấm gương về đạo đức, lối sống lành mạnh, phải là những chiến sĩ đi đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, xa hoa, lãng phí, không chỉ trong xã hội mà cả trong gia đình riêng của mình.
Đặc biệt, khi Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên để củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc “nói đi đôi với làm”, góp phần tích cực, thiết thực xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự phát huy vai trò lãnh đạo tiên phong, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới./.
Lâm Giàu