Làm theo gương Bác Hồ
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
- Được đăng: Thứ hai, 04 Tháng 7 2016 07:39
- Lượt xem: 3073
(TGAG)- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016, cần được tổ chức một cách thiết thực, hiệu quả; bảo đảm để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đều quán triệt, nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Học tập phong cách Hồ Chí Minh, quá trình tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết cần thực hiện tốt mấy vấn đề cụ thể như sau:
Theo quy định của Bộ Chính trị, Các cấp ủy, tổ chức đảng, trực tiếp là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì việc tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, kế hoạch hành động của cá nhân thực hiện Nghị quyết Đại hội; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và hằng năm đánh giá kết quả thực hiện của địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Bác Hồ dạy, quá trình học tập phải có “kế hoạch”, “có tổ chức”, phải “thiết thực”, không được “nghiên cứu qua loa”...(*).
Văn kiện Đại hội XII của Đảng là sản phẩm tập trung trí tuệ của toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Ban Tuyên giáo các cấp cần xây dựng kế hoạch cung cấp đầy đủ các loại tài liệu phù hợp với từng đối tượng, đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai thực hiện. “Mỗi người phải đọc kỹ càng các tài liệu”(*) trước khi tham dự triển khai.
Đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức, bảo đảm phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. Kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, kết hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận, thông qua chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thuyết trình với thảo luận, đối thoại giữa báo cáo viên và người nghe. Tham gia thảo luận với tinh thần nghiêm túc, vì vậy phải chuẩn bị kỹ lưỡng “Trong lúc thảo luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh”(*).
Cần chủ động gợi mở để cán bộ, đảng viên mạnh dạn phát biểu đóng góp ý kiến nhằm tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả. Làm tốt khâu này chắc chắn quá trình triển khai sẽ có nhiều sáng kiến. Vấn đề này Bác Hồ có những chỉ dẫn thiết thực. Người viết: “Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực”, Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến...(*).
Đề cao vai trò Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp truyền đạt Nghị quyết; trường hợp cần thiết, có sự hỗ trợ của báo cáo viên. Đội ngũ báo cáo viên phải là những người nghiên cứu sâu, nắm vững Nghị quyết, có tư duy, quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh, tâm huyết và trách nhiệm, có kinh nghiệm, nghiệp vụ, kỹ năng, bảo đảm truyền đạt trung thực, chính xác, sinh động nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Bác Hồ dạy: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”, “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu”, “Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”, “Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận”, “Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần”.(*)
Cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm khả thi, thiết thực, hiệu quả. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao; thể hiện quyết tâm, tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”(*).
Toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp và người đứng đầu đều có trách nhiệm học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Khắc phục tình trạng ngán ngại học tập lý luận chính trị nói chung, học tập nghị quyết nói riêng, Bác nói: “Đó là một khuyết điểm rất to”, do “Bệnh lười biếng”, “Khi tiếp được mệnh lệnh hoặc nghị quyết, không chịu nghiên cứu rõ ràng. Không lập tức đưa ngay mệnh lệnh và nghị quyết đó cho cấp dưới, cho đảng viên...”, Khi thi hành, kềnh kềnh càng càng”, “thi hành một cách miễn cưỡng, không sốt sắng, không đến nơi đến chốn”, “... nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần”, nhưng “... bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi”(*).
Cần đề cao tính chất gương mẫu của cán bộ, đảng viên “nói đi đôi với làm” trong triển khai, học tập, tổ chức thực hiện nghị quyết. Khắc phục cho được tình trạng Nghị quyết thì đúng, thì hay nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Thực hiện tốt phương châm: “trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau”. Phải coi kết quả thực hiện chương trình hành động của tập thể, kế hoạch hành động của cá nhân là cơ sở quan trọng để kiểm điểm, tự phê bình, phê bình, đánh giá tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cá nhân người đứng đầu hằng năm và cả nhiệm kỳ. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phải hoàn thành ngay sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết.
Đề cao phong cách dân chủ, nêu gương, phong cách quần chúng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm... là những yêu cầu cơ bản, quyết định thắng lợi việc học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp./.
______________
(*) Trích tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".
LÊ CHÍ THÀNH
Học tập phong cách Hồ Chí Minh, quá trình tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết cần thực hiện tốt mấy vấn đề cụ thể như sau:
Theo quy định của Bộ Chính trị, Các cấp ủy, tổ chức đảng, trực tiếp là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì việc tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, kế hoạch hành động của cá nhân thực hiện Nghị quyết Đại hội; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và hằng năm đánh giá kết quả thực hiện của địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Bác Hồ dạy, quá trình học tập phải có “kế hoạch”, “có tổ chức”, phải “thiết thực”, không được “nghiên cứu qua loa”...(*).
Văn kiện Đại hội XII của Đảng là sản phẩm tập trung trí tuệ của toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Ban Tuyên giáo các cấp cần xây dựng kế hoạch cung cấp đầy đủ các loại tài liệu phù hợp với từng đối tượng, đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai thực hiện. “Mỗi người phải đọc kỹ càng các tài liệu”(*) trước khi tham dự triển khai.
Đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức, bảo đảm phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. Kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, kết hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận, thông qua chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thuyết trình với thảo luận, đối thoại giữa báo cáo viên và người nghe. Tham gia thảo luận với tinh thần nghiêm túc, vì vậy phải chuẩn bị kỹ lưỡng “Trong lúc thảo luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh”(*).
Cần chủ động gợi mở để cán bộ, đảng viên mạnh dạn phát biểu đóng góp ý kiến nhằm tổ chức thực hiện nghị quyết có hiệu quả. Làm tốt khâu này chắc chắn quá trình triển khai sẽ có nhiều sáng kiến. Vấn đề này Bác Hồ có những chỉ dẫn thiết thực. Người viết: “Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực”, Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến...(*).
Đề cao vai trò Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp truyền đạt Nghị quyết; trường hợp cần thiết, có sự hỗ trợ của báo cáo viên. Đội ngũ báo cáo viên phải là những người nghiên cứu sâu, nắm vững Nghị quyết, có tư duy, quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh, tâm huyết và trách nhiệm, có kinh nghiệm, nghiệp vụ, kỹ năng, bảo đảm truyền đạt trung thực, chính xác, sinh động nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Bác Hồ dạy: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”, “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu”, “Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”, “Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận”, “Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần”.(*)
Cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm khả thi, thiết thực, hiệu quả. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao; thể hiện quyết tâm, tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”(*).
Toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp và người đứng đầu đều có trách nhiệm học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Khắc phục tình trạng ngán ngại học tập lý luận chính trị nói chung, học tập nghị quyết nói riêng, Bác nói: “Đó là một khuyết điểm rất to”, do “Bệnh lười biếng”, “Khi tiếp được mệnh lệnh hoặc nghị quyết, không chịu nghiên cứu rõ ràng. Không lập tức đưa ngay mệnh lệnh và nghị quyết đó cho cấp dưới, cho đảng viên...”, Khi thi hành, kềnh kềnh càng càng”, “thi hành một cách miễn cưỡng, không sốt sắng, không đến nơi đến chốn”, “... nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần”, nhưng “... bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi”(*).
Cần đề cao tính chất gương mẫu của cán bộ, đảng viên “nói đi đôi với làm” trong triển khai, học tập, tổ chức thực hiện nghị quyết. Khắc phục cho được tình trạng Nghị quyết thì đúng, thì hay nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Thực hiện tốt phương châm: “trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau”. Phải coi kết quả thực hiện chương trình hành động của tập thể, kế hoạch hành động của cá nhân là cơ sở quan trọng để kiểm điểm, tự phê bình, phê bình, đánh giá tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cá nhân người đứng đầu hằng năm và cả nhiệm kỳ. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng phải hoàn thành ngay sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết.
Đề cao phong cách dân chủ, nêu gương, phong cách quần chúng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm... là những yêu cầu cơ bản, quyết định thắng lợi việc học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp./.
______________
(*) Trích tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".
LÊ CHÍ THÀNH
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy