Làm theo gương Bác Hồ
Cán bộ, đảng viên cần phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đạo đức “nói đi đôi với làm” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ tư, 08 Tháng 6 2016 08:26
- Lượt xem: 3530
(TGAG)- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh “Nói đi đôi với làm” là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng gồm: Nói thì phải làm; xây đi đôi với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Và “Nói đi đôi với làm” chính là nguyên tắc đạo đức quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới - Đạo đức cách mạng - theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chính Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và liên tục.
Xét về bản chất, “Nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy, đối với mỗi người, lời nói phải thống nhất và được thực hiện nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và cho xã hội. “Nói đi đôi với làm” không đơn thuần là phương châm và cách thức tu dưỡng đạo đức mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức cách mạng với những thứ đạo đức khác. Người chỉ rõ, nói mà không làm là đặc trưng của giai cấp bóc lột, kiểu mệnh lệnh ép buộc, gian trá: “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm” hay “nói một đằng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Trái lại, lời nói đi đôi với việc làm, luôn tu dưỡng rèn luyện và phấn đấu là đạo đức của người cách mạng nói chung.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với mỗi người để thực hiện được “Nói đi đôi với làm” phải có nhận thức đúng và phải quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm. Để nói đi đôi với làm, cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể làm được.
“Nói đi đôi với làm” được thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả công việc chính là thước đo ý thức trách nhiệm của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên, mà nhất là người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết. Bởi vì, cán bộ là gốc của mọi công việc, là tấm gương để quần chúng noi theo. “Nói đi đôi với làm” chính là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hành đạo đức “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.
Trong việc công, bản thân Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên: “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”.
Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”. Cho đến khi qua đời, Người còn viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Cả cuộc đời Người đã là minh chứng cảm động cho sự nhất quán giữa nói và làm. Nhờ kiên trì thực hành đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức của một vị lãnh tụ thực sự của Nhân dân. Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nghiêm túc học tập và thực hành nguyên tắc đạo đức “Nói đi đôi với làm” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để được dân tin, dân theo./.
Xét về bản chất, “Nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy, đối với mỗi người, lời nói phải thống nhất và được thực hiện nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và cho xã hội. “Nói đi đôi với làm” không đơn thuần là phương châm và cách thức tu dưỡng đạo đức mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức cách mạng với những thứ đạo đức khác. Người chỉ rõ, nói mà không làm là đặc trưng của giai cấp bóc lột, kiểu mệnh lệnh ép buộc, gian trá: “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm” hay “nói một đằng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Trái lại, lời nói đi đôi với việc làm, luôn tu dưỡng rèn luyện và phấn đấu là đạo đức của người cách mạng nói chung.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với mỗi người để thực hiện được “Nói đi đôi với làm” phải có nhận thức đúng và phải quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm. Để nói đi đôi với làm, cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể làm được.
“Nói đi đôi với làm” được thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả công việc chính là thước đo ý thức trách nhiệm của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên, mà nhất là người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết. Bởi vì, cán bộ là gốc của mọi công việc, là tấm gương để quần chúng noi theo. “Nói đi đôi với làm” chính là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hành đạo đức “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.
Trong việc công, bản thân Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên: “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”.
Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”. Cho đến khi qua đời, Người còn viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Cả cuộc đời Người đã là minh chứng cảm động cho sự nhất quán giữa nói và làm. Nhờ kiên trì thực hành đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức của một vị lãnh tụ thực sự của Nhân dân. Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nghiêm túc học tập và thực hành nguyên tắc đạo đức “Nói đi đôi với làm” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để được dân tin, dân theo./.
Lâm Giàu