Làm theo gương Bác Hồ
Thầy thuốc Việt Nam nhớ lời dạy của Bác Hồ
- Được đăng: Thứ tư, 24 Tháng 2 2016 15:19
- Lượt xem: 3037
(TGAG)- Hàng năm, sau khi chúng ta tưng bừng vui xuân, mừng sinh nhật Đảng thì cả xã hội lại nhớ ngay đến ngày truyền thống của ngành Y tế - Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Đó là ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho Hội nghị, trong đó Người căn dặn thầy thuốc nước ta: “Phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang(1). Lời dạy này trở thành phương châm hành động của các thế hệ thầy thuốc nước ta.
Thực hiện lời dạy của Bác, trong chiến tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước đã có biết bao thầy thuốc Việt Nam không ngại hy sinh, gian khổ, thực hiện trách nhiệm của mình sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ ngày đất nước hoà bình, thống nhất, các thế hệ thầy thuốc chúng ta cũng đã xứng đáng nối tiếp truyền thống tự hào của các thế hệ đi trước, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn; phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức đúng như niềm vinh dự tự hào mà xã hội đã tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Trong thực tế, ở đâu đó còn có người than phiền về y đức của những thầy thuốc, về sự tắt trách thiếu trách nhiệm của cơ sở y tế nào đó, nhưng đó chỉ là con số ít, không thể làm phai mờ những thành tích đáng tự hào mà ngành y tế nước ta đã đạt được. Đó là thắng lợi của những thầy thuốc Việt Nam trên mặt trận phòng chống, khống chế dịch bệnh thành công, không để bùng phát thành dịch lớn như: dịch cúm A (H5N1), SARS… Nhiều chứng bệnh nguy hiểm đã được điều trị hiệu quả, tỷ suất trẻ em sơ sinh chết và số ca tai biến sản khoa đều giảm rõ rệt; nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện Trung ương mà được phổ biến đến các bệnh viện tỉnh. Hầu như địa phương nào cũng có những đợt y bác sĩ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cho đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiếu số … và các y bác sĩ đã thực hiện đúng lời dạy của Bác “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu…”(2).
Có ai đó khi vào bệnh viện cảm thấy khó chịu vì gặp phải những y bác sĩ quá kiệm lời, thiếu niềm nở, và nghĩ không hay về người thầy thuốc. Thế nhưng chỉ cần ta ở trong bệnh viện vài giờ, quan sát thấy các y bác sĩ phải liên tục tiếp cận và xử lý với nhiều ca bệnh, trong đó có nhiều bệnh nan y, nhiều thứ bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người thầy thuốc ta mới cảm thông. Hằng ngày, hằng giờ, các y bác sĩ tiếp xúc với những cơ thể bệnh tật, những gương mặt đau đớn, lo âu, tuyệt vọng, những tiếng rên rĩ, trách hờn; những máu, mủ với đủ thứ vi trùng, vi rút… Vậy mà, khi vào ca trực là các y bác sĩ sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng; đứng bên bàn mổ, thần kinh căng thẳng nhiều giờ liền, xong ca mổ bủn rủn cả tay chân và đói lả… Vì sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, người thầy thuốc từng giờ, tường phút, từng giây chiến đấu giành giật với tử thần sinh mạng con người…
Trong lá thư đó, Bác Hồ kính yêu còn căn dặn những người thầy thuốc phải biết đoàn kết với nhau “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc…”(3). Và thật vậy, từ trung ương đến cơ sở, những người thầy thuốc sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ nhau nâng cao tay nghề, kinh nghiệm và cả phương tiện điều trị chỉ với mục tiêu duy nhất vì sức khoẻ và tính mạng con người. Bác còn căn dặn ngành y tế phải biết “xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”(4). Và ngành y tế nước ta ngày càng chứng tỏ lời dạy của Bác là thiết thực. Từ cơ sở đến Trung ương, mạng lưới y học dân tộc đã góp phần rất lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả với Tây Y chữa trị thành công rất nhiều thứ bệnh và ngày càng tạo được sự tin tưởng trong Nhân dân. Thậm chí có lĩnh vực Đông Y nước ta đã làm cho giới y học thế giới kinh ngạc và thán phục như những đóng góp của Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tài Thu, người còn được gọi là Thần Châm đã đi gần 40 quốc gia trên thế giới giảng dạy về tuyệt kỹ Châm tê và Châm cứu cắt cơn - cai nghiện ma túy…
Trong ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng ta nhắc đến lời dạy của Bác Hồ trong lá thư tưởng chừng như đơn sơ mộc mạc nhưng mang tính triết lý sâu sắc đủ để tất cả thầy thuốc Việt Nam phải nghĩ suy, học tập và tu dưỡng. Và đó cũng chính là nguồn cổ vũ lớn lao dành cho ngành y tế Việt Nam phấn đấu thực hiện nhiệm vụ vẻ vang của mình là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
______________________________
Ghi chú: Trích dẫn thư Bác Hồ gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/ 2/1955
(1), (2), (3), (4) Hồ Chí Minh Toàn tập, t7, tr. 476-477.
Đó là ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho Hội nghị, trong đó Người căn dặn thầy thuốc nước ta: “Phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang(1). Lời dạy này trở thành phương châm hành động của các thế hệ thầy thuốc nước ta.
Thực hiện lời dạy của Bác, trong chiến tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước đã có biết bao thầy thuốc Việt Nam không ngại hy sinh, gian khổ, thực hiện trách nhiệm của mình sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ ngày đất nước hoà bình, thống nhất, các thế hệ thầy thuốc chúng ta cũng đã xứng đáng nối tiếp truyền thống tự hào của các thế hệ đi trước, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn; phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức đúng như niềm vinh dự tự hào mà xã hội đã tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Trong thực tế, ở đâu đó còn có người than phiền về y đức của những thầy thuốc, về sự tắt trách thiếu trách nhiệm của cơ sở y tế nào đó, nhưng đó chỉ là con số ít, không thể làm phai mờ những thành tích đáng tự hào mà ngành y tế nước ta đã đạt được. Đó là thắng lợi của những thầy thuốc Việt Nam trên mặt trận phòng chống, khống chế dịch bệnh thành công, không để bùng phát thành dịch lớn như: dịch cúm A (H5N1), SARS… Nhiều chứng bệnh nguy hiểm đã được điều trị hiệu quả, tỷ suất trẻ em sơ sinh chết và số ca tai biến sản khoa đều giảm rõ rệt; nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện Trung ương mà được phổ biến đến các bệnh viện tỉnh. Hầu như địa phương nào cũng có những đợt y bác sĩ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cho đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiếu số … và các y bác sĩ đã thực hiện đúng lời dạy của Bác “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu…”(2).
Có ai đó khi vào bệnh viện cảm thấy khó chịu vì gặp phải những y bác sĩ quá kiệm lời, thiếu niềm nở, và nghĩ không hay về người thầy thuốc. Thế nhưng chỉ cần ta ở trong bệnh viện vài giờ, quan sát thấy các y bác sĩ phải liên tục tiếp cận và xử lý với nhiều ca bệnh, trong đó có nhiều bệnh nan y, nhiều thứ bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người thầy thuốc ta mới cảm thông. Hằng ngày, hằng giờ, các y bác sĩ tiếp xúc với những cơ thể bệnh tật, những gương mặt đau đớn, lo âu, tuyệt vọng, những tiếng rên rĩ, trách hờn; những máu, mủ với đủ thứ vi trùng, vi rút… Vậy mà, khi vào ca trực là các y bác sĩ sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng; đứng bên bàn mổ, thần kinh căng thẳng nhiều giờ liền, xong ca mổ bủn rủn cả tay chân và đói lả… Vì sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, người thầy thuốc từng giờ, tường phút, từng giây chiến đấu giành giật với tử thần sinh mạng con người…
Trong lá thư đó, Bác Hồ kính yêu còn căn dặn những người thầy thuốc phải biết đoàn kết với nhau “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc…”(3). Và thật vậy, từ trung ương đến cơ sở, những người thầy thuốc sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ nhau nâng cao tay nghề, kinh nghiệm và cả phương tiện điều trị chỉ với mục tiêu duy nhất vì sức khoẻ và tính mạng con người. Bác còn căn dặn ngành y tế phải biết “xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”(4). Và ngành y tế nước ta ngày càng chứng tỏ lời dạy của Bác là thiết thực. Từ cơ sở đến Trung ương, mạng lưới y học dân tộc đã góp phần rất lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả với Tây Y chữa trị thành công rất nhiều thứ bệnh và ngày càng tạo được sự tin tưởng trong Nhân dân. Thậm chí có lĩnh vực Đông Y nước ta đã làm cho giới y học thế giới kinh ngạc và thán phục như những đóng góp của Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tài Thu, người còn được gọi là Thần Châm đã đi gần 40 quốc gia trên thế giới giảng dạy về tuyệt kỹ Châm tê và Châm cứu cắt cơn - cai nghiện ma túy…
Trong ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng ta nhắc đến lời dạy của Bác Hồ trong lá thư tưởng chừng như đơn sơ mộc mạc nhưng mang tính triết lý sâu sắc đủ để tất cả thầy thuốc Việt Nam phải nghĩ suy, học tập và tu dưỡng. Và đó cũng chính là nguồn cổ vũ lớn lao dành cho ngành y tế Việt Nam phấn đấu thực hiện nhiệm vụ vẻ vang của mình là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Mai Bửu Minh.
______________________________
Ghi chú: Trích dẫn thư Bác Hồ gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/ 2/1955
(1), (2), (3), (4) Hồ Chí Minh Toàn tập, t7, tr. 476-477.