Làm theo gương Bác Hồ
Trách nhiệm của người cán bộ qua tác phẩm “Sửa đổi làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ tư, 08 Tháng 2 2023 14:31
- Lượt xem: 667
(TUAG)- “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến tới chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”. Đó là những điều Bác Hồ viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z.
Có thể nói, cán bộ là nguồn mạch của hệ thống chính trị, vì vậy công tác cán bộ luôn được xem là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nhiệm vụ đó là một sứ mệnh mang tầm thời đại, nó quyết định vận mệnh, sự tồn vong của một dân tộc, một chế độ và hệ thống nhà nước, chính trị. Tác phẩm đã vạch ra những sai lầm khuyết điểm, lệch lạc, chấn chỉnh nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, bên cạnh vấn đề xây dựng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) thì công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ để tạo ra nguồn cán bộ đủ tâm, tài, trí chuẩn bị việc khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu năm 1945 luôn được Bác xem trọng. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng công tác đào tạo, huấn luyện và sử dụng cán bộ là khâu then chốt, là chìa khoá để tạo nên sức chiến đấu của Đảng. Đây là tư duy chiến lược sắc bén, được Người đúc kết qua những năm tháng gia nhập Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp và các tổ chức của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Bởi vì, lý luận tốt, đường lối phù hợp nhưng cán bộ thiếu hoặc chưa đủ năng lực, sức vóc để thực hiện thì khả năng khó tạo nên cuộc cách mạng.
Trong bất cứ thời kỳ nào, người cán bộ luôn có vị trí quan trọng trên mọi lĩnh vực đời sống. Việc đó chứng minh được sự đóng góp to lớn của cán bộ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bác Hồ đã từng viết “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Theo cách viết của Bác, người cán bộ đóng vai trò trung gian nối kết, truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến Nhân dân. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay vì các chủ trương, chính sách thay đổi liên tục và tốc độ phát triển của mạng xã hội, đòi hòi người cán bộ không chỉ đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để truyền tải mà cần phải liên tục trau dồi kiến thức, kỹ năng để phục vụ Nhân dân. Với luận điểm trên, chúng ta có thể thấy Người đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ, sự tận tụy của người cán bộ.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã khái quát lên một luận điểm: “Cán bộ là cái gốc của công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thiết nghĩ, Bác đã để lại cho người cán bộ của chúng ta nhiều điều suy ngẫm trong câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng ý nghĩa hàm chứa một lượng thông tin lớn. Một cây có thể trụ vững là nhờ bộ rễ, bộ gốc vững chắc, tư tưởng của Bác đã nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo, chủ công, tiên phong của cách mạng mà còn là lực lượng nuôi dưỡng, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tiến trình, về sự thành bại của mọi công việc. Như trên đã nói, người cán bộ không chỉ làm việc để tự nuôi sống bản thân mà phải cống hiến cho xã hội. Cống hiến bằng tất cả cái tâm, cái tài, cống hiến một cách không vụ lợi, đề cao lợi ích của tập thể. Sự hài lòng của người dân chính là thước đo độ cái tài, tâm của người cán bộ.
Một vấn đề quan trọng trong công tác cán bộ được Người đặt ra trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” chính là việc đào tạo, huấn luyện cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng đào tạo là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác cán bộ. Thứ nhất, Người nhấn mạnh việc “làm việc gì học việc ấy”, vấn đề chính là việc phải thành thạo nhiệm vụ được giao, lĩnh vực phụ trách. Lời nhắn nhủ đó luôn là một kim chỉ nam quan trọng, một tư tưởng sắc bén trong việc đào tạo, rèn giũa, chui rèn cán bộ. Theo Bác, người cán bộ không thể thiếu lý luận nhưng không được áp dụng lý luận một cách máy móc, sáo rỗng, cần gắn lý luận với thực hành. Người cán bộ biết hài hòa giữa lý luận và thực tiễn thể hiện tư duy nhạy bén trong việc thực thi nhiệm vụ. Đó chính là “kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau”, “lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi liền với nhau”.
Công tác cán bộ là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng. Song song với công tác đào tạo thì công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ phải trên cơ sở yêu cầu của công việc để bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc. Người đã từng lý luận “quyết không nên chấp nhất” . Người lãnh đạo khi nhận xét đánh giá cán bộ cần nhìn một cách tổng thể, dựa vào khối lượng công việc, khả năng hoàn thành công việc để đánh giá toàn diện. Một vấn đề mà Người lưu ý trong công tác cán bộ là khi đã giao việc cho cán bộ cần phải có lòng tin, tránh bao biện, làm thay. Qua lời dạy của Bác, người cán bộ cần phải tự tin nhận mọi nhiệm vụ, không nề hà bất cứ việc gì trong khả năng mình, làm đến đâu nếu sai thì rút kinh nghiệm, người cán bộ không sợ sai nhưng chỉ sợ không dám dấn thân, nhận nhiệm vụ và cống hiến.
Tóm lại, những điều Người dạy trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là tư tưởng còn nguyên giá trị thời đại đối với từng người cán bộ, người làm công tác cán bộ. Trước yêu cầu đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức thì những nội dung của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác nói chung và vấn đề cán bộ nói riêng luôn mang tính thời sự, đó không chỉ là lời dạy, lời khuyên mà còn là lời nhắc nhở, tâm tình để người cán bộ thời đại Hồ Chí Minh luôn giữ tâm trong, trí sáng để phục vụ Nhân dân, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói, cán bộ là nguồn mạch của hệ thống chính trị, vì vậy công tác cán bộ luôn được xem là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nhiệm vụ đó là một sứ mệnh mang tầm thời đại, nó quyết định vận mệnh, sự tồn vong của một dân tộc, một chế độ và hệ thống nhà nước, chính trị. Tác phẩm đã vạch ra những sai lầm khuyết điểm, lệch lạc, chấn chỉnh nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, bên cạnh vấn đề xây dựng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) thì công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ để tạo ra nguồn cán bộ đủ tâm, tài, trí chuẩn bị việc khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu năm 1945 luôn được Bác xem trọng. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng công tác đào tạo, huấn luyện và sử dụng cán bộ là khâu then chốt, là chìa khoá để tạo nên sức chiến đấu của Đảng. Đây là tư duy chiến lược sắc bén, được Người đúc kết qua những năm tháng gia nhập Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp và các tổ chức của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Bởi vì, lý luận tốt, đường lối phù hợp nhưng cán bộ thiếu hoặc chưa đủ năng lực, sức vóc để thực hiện thì khả năng khó tạo nên cuộc cách mạng.
Trong bất cứ thời kỳ nào, người cán bộ luôn có vị trí quan trọng trên mọi lĩnh vực đời sống. Việc đó chứng minh được sự đóng góp to lớn của cán bộ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bác Hồ đã từng viết “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Theo cách viết của Bác, người cán bộ đóng vai trò trung gian nối kết, truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến Nhân dân. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay vì các chủ trương, chính sách thay đổi liên tục và tốc độ phát triển của mạng xã hội, đòi hòi người cán bộ không chỉ đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để truyền tải mà cần phải liên tục trau dồi kiến thức, kỹ năng để phục vụ Nhân dân. Với luận điểm trên, chúng ta có thể thấy Người đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ, sự tận tụy của người cán bộ.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã khái quát lên một luận điểm: “Cán bộ là cái gốc của công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thiết nghĩ, Bác đã để lại cho người cán bộ của chúng ta nhiều điều suy ngẫm trong câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng ý nghĩa hàm chứa một lượng thông tin lớn. Một cây có thể trụ vững là nhờ bộ rễ, bộ gốc vững chắc, tư tưởng của Bác đã nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo, chủ công, tiên phong của cách mạng mà còn là lực lượng nuôi dưỡng, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tiến trình, về sự thành bại của mọi công việc. Như trên đã nói, người cán bộ không chỉ làm việc để tự nuôi sống bản thân mà phải cống hiến cho xã hội. Cống hiến bằng tất cả cái tâm, cái tài, cống hiến một cách không vụ lợi, đề cao lợi ích của tập thể. Sự hài lòng của người dân chính là thước đo độ cái tài, tâm của người cán bộ.
Một vấn đề quan trọng trong công tác cán bộ được Người đặt ra trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” chính là việc đào tạo, huấn luyện cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng đào tạo là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác cán bộ. Thứ nhất, Người nhấn mạnh việc “làm việc gì học việc ấy”, vấn đề chính là việc phải thành thạo nhiệm vụ được giao, lĩnh vực phụ trách. Lời nhắn nhủ đó luôn là một kim chỉ nam quan trọng, một tư tưởng sắc bén trong việc đào tạo, rèn giũa, chui rèn cán bộ. Theo Bác, người cán bộ không thể thiếu lý luận nhưng không được áp dụng lý luận một cách máy móc, sáo rỗng, cần gắn lý luận với thực hành. Người cán bộ biết hài hòa giữa lý luận và thực tiễn thể hiện tư duy nhạy bén trong việc thực thi nhiệm vụ. Đó chính là “kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau”, “lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi liền với nhau”.
Công tác cán bộ là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng. Song song với công tác đào tạo thì công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ phải trên cơ sở yêu cầu của công việc để bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc. Người đã từng lý luận “quyết không nên chấp nhất” . Người lãnh đạo khi nhận xét đánh giá cán bộ cần nhìn một cách tổng thể, dựa vào khối lượng công việc, khả năng hoàn thành công việc để đánh giá toàn diện. Một vấn đề mà Người lưu ý trong công tác cán bộ là khi đã giao việc cho cán bộ cần phải có lòng tin, tránh bao biện, làm thay. Qua lời dạy của Bác, người cán bộ cần phải tự tin nhận mọi nhiệm vụ, không nề hà bất cứ việc gì trong khả năng mình, làm đến đâu nếu sai thì rút kinh nghiệm, người cán bộ không sợ sai nhưng chỉ sợ không dám dấn thân, nhận nhiệm vụ và cống hiến.
Tóm lại, những điều Người dạy trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là tư tưởng còn nguyên giá trị thời đại đối với từng người cán bộ, người làm công tác cán bộ. Trước yêu cầu đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức thì những nội dung của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác nói chung và vấn đề cán bộ nói riêng luôn mang tính thời sự, đó không chỉ là lời dạy, lời khuyên mà còn là lời nhắc nhở, tâm tình để người cán bộ thời đại Hồ Chí Minh luôn giữ tâm trong, trí sáng để phục vụ Nhân dân, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bùi Hoàng Nam