Làm theo gương Bác Hồ
Chú Nguyễn Bảo Toàn học tập và làm theo Bác từ những điều bình dị trong cuộc sống
- Được đăng: Thứ ba, 02 Tháng 11 2021 13:36
- Lượt xem: 1164
(TUAG)- Về vùng đất Long Sơn (thị xã Tân Châu), ghé thăm di tích chùa Giồng Thành, hỏi về chú Nguyễn Bảo Toàn thành viên Ban bảo vệ di tích không ai là không biết đến chú. Với dáng người nhỏ nhắn, luôn niềm nở, lạc quan cùng vẻ chất phác của một lão nông là những đặc điểm khi nói về chú Toàn.
Chúng tôi gặp chú Toàn khi chú đang tất bật coi trong ngoài việc tu sửa nhà ni tại chùa Giồng Thành. Trò chuyện cùng chú, chúng tôi mới biết rằng chú sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống cách mạng, khi mẹ, các anh chị đều tham gia kháng chiến, vào năm 9 tuổi, để đảm bảo an toàn, chú được gia đình gửi vào sống tại chùa Giồng Thành. Đến năm 1977 chú trở về nhà, năm 1980 chú Toàn tham gia công tác tại Huyện Đoàn Phú Tân, năm 1989 công tác văn hóa thông tin tại xã Phú Thọ và năm 1991 chú nghỉ công tác về làm kinh tế gia đình, ban đầu chỉ có 03 công đất ruộng qua bao năm tháng cần mẫn chăm sóc, vun trồng và sống giản dị, tiết kiệm, giờ đây chú đã có 10 công đất trồng lúa và nuôi dạy hai người con gái trưởng thành. Khi việc nhà đã ổn định, chú Toàn đã quyết định trở lại chùa Giồng Thành để phụ tiếp công việc, vì nơi đây là nơi đã chở che, nuôi dạy chú thuở nhỏ nên chú muốn mình sẽ được làm điều gì tốt đẹp cho nơi đây và đóng góp xây dựng quê hương Long Sơn. Chú Nguyễn Bảo Toàn, khóm Long Hưng 2, phường Long Sơn chia sẻ: “Mình thấy giờ gia đình mình cũng ổn định rồi thì bây giờ mình trở lại nơi hồi nhỏ mình ở, mình ăn, mình lớn ở đây, để tiếp gì được cho chùa thì tiếp, còn phường mình cũng thấy công chuyện mình tiếp được gì cho bà con nhân dân ở trong phường, mình tiếp giúp bà con bớt vất vả hơn, được giảm chi phí hơn”.
Trong lối sống thường ngày, chú Toàn luôn chan hòa, giản dị, trọng tình làng nghĩa xóm và với chú tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là điều chú học tập và noi theo. Là một nông dân, chú Toàn đã chọn cho mình cách học ở Bác từ những điều bình dị nhất, gần gũi nhất, đó là sự cần mẫn, chăm lo lao động sản xuất, khuyên dạy con cháu sống có ích cho gia đình, quê hương, chú Nguyễn Bảo Toàn bày tỏ: “Bác thì quá lớn, mình thấy Bác vĩ đại quá mình không theo nổi thì bây giờ mình chỉ làm những việc nhỏ cần thiết, mình làm được cho gia đình, xóm làng thôi, chủ yếu là mình siêng năng, cực lực lao động vất vả rồi tôi tiết kiệm mới có cuộc sống gia đình được ổn định hơn”.
Trước đây, chú cùng mọi người trong chùa cấp phát gạo cho người nghèo, khoảng 04 năm nay, chùa phối hợp với UBMTTQVN phường tổ chức cấp phát mỗi năm từ 01 - 1,2 tấn gạo, hoặc khi địa phương vận động đóng góp, chùa vẫn luôn sẵn lòng. Hay những con đường giao thông nội đồng xuống cấp, chú Toàn đứng ra vận động những người cùng làm ruộng từ nguồn bán lúa rụng cho chủ vịt chạy đồng, để gom góp số tiền tu sửa lại con đường. Với 110 hecta diện tích trồng lúa của tập đoàn 1 và tập đoàn 7, chú Toàn vận động nông dân có đất canh tác cùng nhau đóng góp, vậy là có những con đường nội đồng đã được tu sửa, nâng cấp khang trang, như đường gần Ủy ban nhân dân phường chiều dài gần 02km nâng cấp bê tông với kinh phí gần 400 triệu đồng, cùng sự đóng góp vật tư và ngày công lao động của các đoàn thể và nông dân. Mỗi năm, cứ sau vụ mùa, chú Toàn lại tiếp tục đi vận động bà con nông dân cùng nhau đóng góp tu sửa con đường giao thông nội đồng. Với chú Toàn sẽ không có gì khó và không thể thực hiện được nếu không có sự đóng góp, chung tay của mọi người. “Mình phải làm hết lòng, lúc đầu tôi đại diện tôi bán tiền lúa vịt, lúa rơi đó, tôi đi bán rồi đi gom lại mình mới làm được đường, rồi mình xin tiền, đổ đá này kia, thì nói ngay khi làm người ta đi qua, người ta đi lại cũng đóng góp, mấy em cháu thanh niên cũng xúm nhau tiếp”, chú Nguyễn Bảo Toàn cho biết.
Sự công khai minh bạch trong công tác thu chi, tinh thần sống vì cộng đồng của chú Toàn đã lan tỏa đến mọi người xung quanh, nên mỗi khi chú tham gia vận động, đều nhận được sự đóng góp từ các cá nhân. Nhưng theo chú Toàn, để hiệu quả hơn trong đóng góp xây dựng các công trình tại địa phương, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và Nhân dân, từ chủ trương Nhà nước đưa ra có kế hoạch, lộ trình cụ thể sẽ giúp Nhân dân hiểu rõ, tin tưởng và nhiệt tình hơn trong đóng góp. Có như thế, việc thực hiện đóng góp xây dựng quê hương sẽ được thuận tiện hơn. Sinh ra và lớn lên tại quê hương Long Sơn, chú Toàn cảm thấy phấn khởi khi chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê nhà và tự hào hơn khi bao thế hệ trẻ đã đến di tích chùa Giồng Thành tìm hiểu về lịch sử và cuộc đời hoạt động Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để các cháu, những người trẻ của quê hương, đất nước sẽ biết sống vì cộng đồng và xã hội. Khi chúng tôi hỏi chú về những mong muốn sau này, chú Nguyễn Bảo Toàn chia sẻ: “Bây giờ đời sống mỗi ngày đỡ hơn, gần đây địa phương cũng làm được đường nhựa thuận tiện giao thông, người dân làm lúa, làm đồng chở về cũng dễ, bạn hàng đi lại mua bán cũng dễ hơn. Chỉ mong là ủy ban hỗ trợ thêm về chủ trương, để làm con đường đi êm hơn, tốt hơn, độ bền của nó lâu dài hơn, còn bây giờ mình đổ đá chỉ là tạm thời thôi”.
Điều chú Toàn mong muốn cũng là điều mà những nông dân Long Sơn muốn gửi gắm, khi phát triển nông nghiệp, rất cần có những con đường giao thông nội đồng được nâng cấp, bê tông, để việc vận chuyển vật tư, nông sản hay thu hoạch đều được thuận tiện, nhẹ nhàng hơn, giảm được chi phí và sẽ tăng thêm lợi nhuận. Có như thế, đời sống nông dân mới phát triển và có thêm điều kiện để đóng góp cho quê hương. Bản thân chú Nguyễn Bảo Toàn cũng là 01 trong 38 cá nhân được tuyên dương cấp thị xã có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú luôn ý thức được rằng, bản thân vẫn luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng trong lao động, sản xuất, đóng góp cho quê hương những phần việc vừa sức mình, để trở thành tấm gương cho con cháu học tập, noi theo, góp phần đưa quê hương Long Sơn ngày càng phát triển giàu đẹp và văn minh./.
Chúng tôi gặp chú Toàn khi chú đang tất bật coi trong ngoài việc tu sửa nhà ni tại chùa Giồng Thành. Trò chuyện cùng chú, chúng tôi mới biết rằng chú sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống cách mạng, khi mẹ, các anh chị đều tham gia kháng chiến, vào năm 9 tuổi, để đảm bảo an toàn, chú được gia đình gửi vào sống tại chùa Giồng Thành. Đến năm 1977 chú trở về nhà, năm 1980 chú Toàn tham gia công tác tại Huyện Đoàn Phú Tân, năm 1989 công tác văn hóa thông tin tại xã Phú Thọ và năm 1991 chú nghỉ công tác về làm kinh tế gia đình, ban đầu chỉ có 03 công đất ruộng qua bao năm tháng cần mẫn chăm sóc, vun trồng và sống giản dị, tiết kiệm, giờ đây chú đã có 10 công đất trồng lúa và nuôi dạy hai người con gái trưởng thành. Khi việc nhà đã ổn định, chú Toàn đã quyết định trở lại chùa Giồng Thành để phụ tiếp công việc, vì nơi đây là nơi đã chở che, nuôi dạy chú thuở nhỏ nên chú muốn mình sẽ được làm điều gì tốt đẹp cho nơi đây và đóng góp xây dựng quê hương Long Sơn. Chú Nguyễn Bảo Toàn, khóm Long Hưng 2, phường Long Sơn chia sẻ: “Mình thấy giờ gia đình mình cũng ổn định rồi thì bây giờ mình trở lại nơi hồi nhỏ mình ở, mình ăn, mình lớn ở đây, để tiếp gì được cho chùa thì tiếp, còn phường mình cũng thấy công chuyện mình tiếp được gì cho bà con nhân dân ở trong phường, mình tiếp giúp bà con bớt vất vả hơn, được giảm chi phí hơn”.
Trong lối sống thường ngày, chú Toàn luôn chan hòa, giản dị, trọng tình làng nghĩa xóm và với chú tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là điều chú học tập và noi theo. Là một nông dân, chú Toàn đã chọn cho mình cách học ở Bác từ những điều bình dị nhất, gần gũi nhất, đó là sự cần mẫn, chăm lo lao động sản xuất, khuyên dạy con cháu sống có ích cho gia đình, quê hương, chú Nguyễn Bảo Toàn bày tỏ: “Bác thì quá lớn, mình thấy Bác vĩ đại quá mình không theo nổi thì bây giờ mình chỉ làm những việc nhỏ cần thiết, mình làm được cho gia đình, xóm làng thôi, chủ yếu là mình siêng năng, cực lực lao động vất vả rồi tôi tiết kiệm mới có cuộc sống gia đình được ổn định hơn”.
Trước đây, chú cùng mọi người trong chùa cấp phát gạo cho người nghèo, khoảng 04 năm nay, chùa phối hợp với UBMTTQVN phường tổ chức cấp phát mỗi năm từ 01 - 1,2 tấn gạo, hoặc khi địa phương vận động đóng góp, chùa vẫn luôn sẵn lòng. Hay những con đường giao thông nội đồng xuống cấp, chú Toàn đứng ra vận động những người cùng làm ruộng từ nguồn bán lúa rụng cho chủ vịt chạy đồng, để gom góp số tiền tu sửa lại con đường. Với 110 hecta diện tích trồng lúa của tập đoàn 1 và tập đoàn 7, chú Toàn vận động nông dân có đất canh tác cùng nhau đóng góp, vậy là có những con đường nội đồng đã được tu sửa, nâng cấp khang trang, như đường gần Ủy ban nhân dân phường chiều dài gần 02km nâng cấp bê tông với kinh phí gần 400 triệu đồng, cùng sự đóng góp vật tư và ngày công lao động của các đoàn thể và nông dân. Mỗi năm, cứ sau vụ mùa, chú Toàn lại tiếp tục đi vận động bà con nông dân cùng nhau đóng góp tu sửa con đường giao thông nội đồng. Với chú Toàn sẽ không có gì khó và không thể thực hiện được nếu không có sự đóng góp, chung tay của mọi người. “Mình phải làm hết lòng, lúc đầu tôi đại diện tôi bán tiền lúa vịt, lúa rơi đó, tôi đi bán rồi đi gom lại mình mới làm được đường, rồi mình xin tiền, đổ đá này kia, thì nói ngay khi làm người ta đi qua, người ta đi lại cũng đóng góp, mấy em cháu thanh niên cũng xúm nhau tiếp”, chú Nguyễn Bảo Toàn cho biết.
Sự công khai minh bạch trong công tác thu chi, tinh thần sống vì cộng đồng của chú Toàn đã lan tỏa đến mọi người xung quanh, nên mỗi khi chú tham gia vận động, đều nhận được sự đóng góp từ các cá nhân. Nhưng theo chú Toàn, để hiệu quả hơn trong đóng góp xây dựng các công trình tại địa phương, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và Nhân dân, từ chủ trương Nhà nước đưa ra có kế hoạch, lộ trình cụ thể sẽ giúp Nhân dân hiểu rõ, tin tưởng và nhiệt tình hơn trong đóng góp. Có như thế, việc thực hiện đóng góp xây dựng quê hương sẽ được thuận tiện hơn. Sinh ra và lớn lên tại quê hương Long Sơn, chú Toàn cảm thấy phấn khởi khi chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê nhà và tự hào hơn khi bao thế hệ trẻ đã đến di tích chùa Giồng Thành tìm hiểu về lịch sử và cuộc đời hoạt động Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để các cháu, những người trẻ của quê hương, đất nước sẽ biết sống vì cộng đồng và xã hội. Khi chúng tôi hỏi chú về những mong muốn sau này, chú Nguyễn Bảo Toàn chia sẻ: “Bây giờ đời sống mỗi ngày đỡ hơn, gần đây địa phương cũng làm được đường nhựa thuận tiện giao thông, người dân làm lúa, làm đồng chở về cũng dễ, bạn hàng đi lại mua bán cũng dễ hơn. Chỉ mong là ủy ban hỗ trợ thêm về chủ trương, để làm con đường đi êm hơn, tốt hơn, độ bền của nó lâu dài hơn, còn bây giờ mình đổ đá chỉ là tạm thời thôi”.
Điều chú Toàn mong muốn cũng là điều mà những nông dân Long Sơn muốn gửi gắm, khi phát triển nông nghiệp, rất cần có những con đường giao thông nội đồng được nâng cấp, bê tông, để việc vận chuyển vật tư, nông sản hay thu hoạch đều được thuận tiện, nhẹ nhàng hơn, giảm được chi phí và sẽ tăng thêm lợi nhuận. Có như thế, đời sống nông dân mới phát triển và có thêm điều kiện để đóng góp cho quê hương. Bản thân chú Nguyễn Bảo Toàn cũng là 01 trong 38 cá nhân được tuyên dương cấp thị xã có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú luôn ý thức được rằng, bản thân vẫn luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng trong lao động, sản xuất, đóng góp cho quê hương những phần việc vừa sức mình, để trở thành tấm gương cho con cháu học tập, noi theo, góp phần đưa quê hương Long Sơn ngày càng phát triển giàu đẹp và văn minh./.
Huyền Thoại