Chung tay bảo vệ môi trường
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên
- Được đăng: Thứ năm, 13 Tháng 6 2024 20:06
- Lượt xem: 462
(TUAG)- Hiện nay, nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên ngày càng cạn kiệt do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên lẫn sinh kế truyền thống của rất nhiều người dân vùng sông nước.
An Giang có 2 sông lớn chảy qua (sông Tiền và sông Hậu), cùng với hệ thống kênh, rạch chằng chịt, nên nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên khá phong phú. Bao đời nay, khai thác thủy sản nước ngọt tự nhiên là nghề mưu sinh chính của nhiều người dân. Tuy nhiên, nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, ngày càng suy giảm cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể. Nhiều loài cá trước đây xuất hiện phổ biến trên sông, kênh, rạch, thì nay rất hiếm gặp, như: Cá ngựa, cá vồ cờ, cá thiểu, cá ba kỳ, cá heo, cá cóc, cá hô, các loài cá trèn, họ cá lăng… Trong đó, nguồn cá linh đang giảm dần. Những năm gần đây, ngư dân lo lắng khi cá linh xuất hiện với kích cỡ to, nhỏ khác nhau, báo hiệu bất ổn về môi trường. Điều này trái với quy luật tự nhiên (cá linh non có mặt cùng lúc khi mùa nước nổi về và cùng lớn đều như nhau).
Cuộc sống của ngư dân càng ngày khó khăn
Mới đây, nhiều ngư dân lo lắng khi cá bông lau nuôi sống nhiều người bỗng nhiên tuột dần sản lượng theo từng mùa. Loài cá này di cư theo các dòng sông lớn. Sông Vàm Nao chảy qua huyện Phú Tân, Chợ Mới được xem là "ổ cá bông lau", mùa đánh bắt từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Nhưng năm nay, bến sông Vàm Nao thưa thớt ngư dân. Một số người băn khoăn, không biết có phải do thời tiết bất thường ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản, di cư của cá bông lau hay không, mà mãi tới tháng 3, cá mới xuất hiện, nhưng rất ít. Cho đến thời điểm này thì xem như mất mùa. Ông Nguyễn Văn Hai (chuyên đánh bắt cá sông ở huyện Phú Tân) cho biết: “Lúc trước, tôi kéo lưới dính rất nhiều loại cá, cũng có nhiều cá lớn. Bây giờ các loài cá trước đây rất thường gặp thì ít dần. Phần lớn là cá nhỏ, có nhiều loài đã biến mất”. Lượng cá giảm có nguyên nhân từ diện tích ngập lũ tự nhiên của tỉnh giảm dần hàng năm do sản xuất 3 vụ. Quá trình đô thị hóa nông thôn, khu công nghiệp phát triển... Vùng nước ngập lũ tự nhiên để tôm, cá di cư từ thượng nguồn về sinh sản, sinh trưởng còn lại rất ít, làm giảm khả năng tự phục hồi nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên.
Song song với những loại ngư cụ truyền thống, ngày càng có nhiều ngư cụ khai thác mang tính chất tận diệt, như: Cào điện, xuyệt điện, thuốc nổ, mắc lưới nhỏ, khai thác con non trong mùa sinh sản... đang khiến cho nguồn lợi thủy sản trên sông ngày một ít đi. Nhiều loài cá nước ngọt đang nằm trong danh sách quý hiếm, cần được bảo vệ lại có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, một bộ phận người nuôi vẫn sử dụng hóa chất trái phép, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do để lại tồn dư trong nước, xả trực tiếp ra môi trường, khiến lây lan dịch bệnh cho thủy sản nước ngọt tự nhiên... Có thể thấy, việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản đến mức tận diệt, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Ông Trần Văn Linh (huyện An Phú) chia sẻ: “Trước đây, nguồn cá, tôm rất dồi dào. Trong đó, có nhiều giống cá đặc sản nổi tiếng ngon, bán được với giá cao nên thu nhập của ngư dân khá ổn định. Vài năm trở lại đây, mọi thứ ngày càng cạn kiệt, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì hầu như không còn thu nhập”.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt, quá trình sinh sản, sinh trưởng của tôm, cá bị tác động nặng nề, nếu không có phương pháp bảo vệ, tương lai mất đi các loài cá bản địa là điều khó tránh khỏi. Điều này cần sự chung sức, đồng lòng của các cấp, ngành và cả người dân. Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, tạo cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên, hàng năm, tỉnh đều tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng nước tự nhiên. Đây là hoạt động thiết thực và ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Cùng với đó, các cấp, ngành, địa phương nhất là ngành nông nghiệp thường xuyên vận động, tuyên truyền người dân không sử dụng kích điện, thuốc nổ, hóa chất, nghề, ngư lưới cụ thuộc danh mục cấm để khai thác thủy sản; nghiêm túc chấp hành Luật Thủy sản cùng quy định pháp luật hiện hành; trách nhiệm, tích cực tham gia chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Đồng thời, hướng dẫn người dân xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng loài thủy sản, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững trong tương lai.
Thúy Uyên
An Giang có 2 sông lớn chảy qua (sông Tiền và sông Hậu), cùng với hệ thống kênh, rạch chằng chịt, nên nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên khá phong phú. Bao đời nay, khai thác thủy sản nước ngọt tự nhiên là nghề mưu sinh chính của nhiều người dân. Tuy nhiên, nguồn lợi đang bị khai thác quá mức, ngày càng suy giảm cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể. Nhiều loài cá trước đây xuất hiện phổ biến trên sông, kênh, rạch, thì nay rất hiếm gặp, như: Cá ngựa, cá vồ cờ, cá thiểu, cá ba kỳ, cá heo, cá cóc, cá hô, các loài cá trèn, họ cá lăng… Trong đó, nguồn cá linh đang giảm dần. Những năm gần đây, ngư dân lo lắng khi cá linh xuất hiện với kích cỡ to, nhỏ khác nhau, báo hiệu bất ổn về môi trường. Điều này trái với quy luật tự nhiên (cá linh non có mặt cùng lúc khi mùa nước nổi về và cùng lớn đều như nhau).
Cuộc sống của ngư dân càng ngày khó khăn
Mới đây, nhiều ngư dân lo lắng khi cá bông lau nuôi sống nhiều người bỗng nhiên tuột dần sản lượng theo từng mùa. Loài cá này di cư theo các dòng sông lớn. Sông Vàm Nao chảy qua huyện Phú Tân, Chợ Mới được xem là "ổ cá bông lau", mùa đánh bắt từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Nhưng năm nay, bến sông Vàm Nao thưa thớt ngư dân. Một số người băn khoăn, không biết có phải do thời tiết bất thường ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản, di cư của cá bông lau hay không, mà mãi tới tháng 3, cá mới xuất hiện, nhưng rất ít. Cho đến thời điểm này thì xem như mất mùa. Ông Nguyễn Văn Hai (chuyên đánh bắt cá sông ở huyện Phú Tân) cho biết: “Lúc trước, tôi kéo lưới dính rất nhiều loại cá, cũng có nhiều cá lớn. Bây giờ các loài cá trước đây rất thường gặp thì ít dần. Phần lớn là cá nhỏ, có nhiều loài đã biến mất”. Lượng cá giảm có nguyên nhân từ diện tích ngập lũ tự nhiên của tỉnh giảm dần hàng năm do sản xuất 3 vụ. Quá trình đô thị hóa nông thôn, khu công nghiệp phát triển... Vùng nước ngập lũ tự nhiên để tôm, cá di cư từ thượng nguồn về sinh sản, sinh trưởng còn lại rất ít, làm giảm khả năng tự phục hồi nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên.
Song song với những loại ngư cụ truyền thống, ngày càng có nhiều ngư cụ khai thác mang tính chất tận diệt, như: Cào điện, xuyệt điện, thuốc nổ, mắc lưới nhỏ, khai thác con non trong mùa sinh sản... đang khiến cho nguồn lợi thủy sản trên sông ngày một ít đi. Nhiều loài cá nước ngọt đang nằm trong danh sách quý hiếm, cần được bảo vệ lại có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, một bộ phận người nuôi vẫn sử dụng hóa chất trái phép, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do để lại tồn dư trong nước, xả trực tiếp ra môi trường, khiến lây lan dịch bệnh cho thủy sản nước ngọt tự nhiên... Có thể thấy, việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản đến mức tận diệt, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Ông Trần Văn Linh (huyện An Phú) chia sẻ: “Trước đây, nguồn cá, tôm rất dồi dào. Trong đó, có nhiều giống cá đặc sản nổi tiếng ngon, bán được với giá cao nên thu nhập của ngư dân khá ổn định. Vài năm trở lại đây, mọi thứ ngày càng cạn kiệt, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì hầu như không còn thu nhập”.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt, quá trình sinh sản, sinh trưởng của tôm, cá bị tác động nặng nề, nếu không có phương pháp bảo vệ, tương lai mất đi các loài cá bản địa là điều khó tránh khỏi. Điều này cần sự chung sức, đồng lòng của các cấp, ngành và cả người dân. Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, tạo cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt tự nhiên, hàng năm, tỉnh đều tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng nước tự nhiên. Đây là hoạt động thiết thực và ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Cùng với đó, các cấp, ngành, địa phương nhất là ngành nông nghiệp thường xuyên vận động, tuyên truyền người dân không sử dụng kích điện, thuốc nổ, hóa chất, nghề, ngư lưới cụ thuộc danh mục cấm để khai thác thủy sản; nghiêm túc chấp hành Luật Thủy sản cùng quy định pháp luật hiện hành; trách nhiệm, tích cực tham gia chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Đồng thời, hướng dẫn người dân xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng loài thủy sản, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững trong tương lai.
Thúy Uyên