Công tác Khoa giáo
Có một nghề như thế!
- Được đăng: Thứ ba, 19 Tháng 11 2019 09:09
- Lượt xem: 3775
(TGAG)- 20/11 một ngày đặc biệt của hầu hết mọi người, của tất cả những ai đã thụ hưởng sự giáo dục. Những người làm giáo chức lại càng cảm nhận về ngày này thiêng liêng sâu nặng hơn, bởi lẽ nó là dịp tôn vinh, ghi nhận của cả xã hội đối với thiên chức, sự hy sinh và những đóng góp to lớn của các nhà giáo cho đời.
Mỗi nhà giáo bằng những cách khác nhau đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục bằng sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm và tâm huyết. Muốn có những trò giỏi thì phải có những người thầy tốt. Nhà giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong truyền bá kiến thức, kỹ năng, mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Thông qua việc dạy học, người thầy phải “gieo mầm” những phẩm chất tốt đẹp, tạo dựng cho người học thái độ và năng lực nghề nghiệp cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội.
Chúng ta đôi khi lầm tưởng, khoa học - công nghệ có thể mở ra một trời kiến thức mà không cần đến sự dẫn dắt của thầy, cô giáo. Nhưng không, những ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình giảng dạy trong thời đại hiện nay chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên chứ mãi mãi không bao giờ có thể thay thế vai trò của người giáo viên, không có thầy, cô giáo, chúng ta chỉ có thể chìm trong khối kiến thức ấy mà chẳng biết đâu là con đường ra, chẳng biết thông tin, kiến thức nào có thể dung nạp, thông tin nào là sai lệch, như đi mãi cũng chẳng thấy ánh sáng, đúng như câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, một câu tục ngữ là câu hỏi, lời khẳng định mang một giá trị, ý nghĩa trường tồn với thời gian.
Để là người truyền lửa, đòi hỏi trong mỗi hành trang của người giáo viên dù ở bất cứ thời đại nào luôn cần có một bầu nhiệt huyết, một trái tim yêu nghề, và kiến thức chuyên môn nhất định được trau dồi theo năm tháng. Người thầy luôn cần trái tim của một người mẹ đủ kiên nhẫn, thừa bao dung và chan chứa yêu thương đàn con nhỏ. Có như thế mới có thể đi trọn đời với nghiệp trồng người gian nan. Thiếu kiên nhẫn, thầy chẳng thể chờ đợi sự tiến bộ của trò từng chút một. Không bao dung, thầy chẳng thể vị tha trước lỗi lầm, sự nghịch dại của "nhất quỷ, nhì ma". Không nuôi dưỡng một tình yêu thương bao la, người thầy chắc chắn sẽ nhanh chóng vấp phải chướng ngại trên con đường giáo dục nhân cách học sinh. Mỗi người giáo viên đều là một tấm gương để học trò của mình noi theo và bất kỳ người học trò nào cũng tìm thấy trong nhân cách của mình có dấu ấn của người thầy, cô giáo.
Ngành nghề nào rồi cũng đối diện khó khăn nhưng nghề giáo thì quả là không đong đếm nổi áp lực. Chỉ khi nào nhà giáo luôn ấp ủ lòng yêu nghề và nuôi dưỡng tình thương trò thì mới sản sinh được những nguồn năng lượng tích cực để vượt qua áp lực, hoàn thành sứ mệnh cao cả của người "kỹ sư tâm hồn". Bởi vậy, không yêu nghề, thương trò, không thể làm nghề giáo. Trải qua nhiều thế hệ, nghề dạy học cũng có lúc thăng trầm nhưng phẩm chất của thầy cô giáo vẫn luôn được giữ vững. Truyền thống nhà giáo không cho phép thầy cô giáo thay đổi lối sống, thay đổi nhân cách để chạy theo cơ chế thị trường. Bởi vì, để dạy cho học sinh trở thành những người chân chính, trước nhất thầy giáo, cô giáo phải là những người chân chính, có lòng tự trọng.
Lòng tự trọng của nghề giáo là một chuẩn mực có tính chất truyền thống, tự trọng đối với xã hội, đối với học sinh, đối với đồng nghiệp và quan trọng hơn hết là tự trọng đối với bản thân mình. Lòng tự trọng không cho phép thầy cô giáo thiếu trách nhiệm đối với giờ dạy của mình, không cho phép thầy cô giáo thiên vị trong việc đánh giá bất cứ học sinh nào dù học sinh đó giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, con của ai, thuộc thành phần nào trong xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình, mỗi thầy giáo, cô giáo hôm nay phải vượt qua được chính bản thân mình ngày hôm qua để vươn tới sự hoàn thiện, truyền thụ điều gì với học sinh thì chắc chắn điều đó phải chính xác, khoa học.
Nghề giáo lại càng không cho phép thầy, cô giáo làm những điều trái với đạo đức xã hội, trái với đạo lý truyền thống của dân tộc để cho xã hội phải phê phán. Học sinh nhìn hình tượng của các thầy cô giáo trên bục giảng, hình tượng tạo nên ước mơ và hành động cho tuổi trẻ, hình thành nhân cách, cá tính, bản lĩnh cho mỗi con người, hình thành cái “tâm” cho mỗi học sinh. “Tâm” có sáng hay không còn tùy thuộc vào sự tiếp thu, nhân cách vốn có của mỗi học sinh nhưng nhất định hình tượng thầy cô phải sáng, phải rực rỡ tỏa ánh hào quang bởi vì ánh hào quang này có khi sẽ còn theo đuổi mỗi học sinh suốt cuộc đời. Ở thời đại nào cũng thế, những câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của thầy, cô giáo dường như không bao giờ đến trang cuối.
Nghề giáo cứ như thế mang trong mình những trọng trách lớn lao theo năm tháng. Có con đường nào đến thành công mà không qua những khổ công rèn luyện, phải biết bao gian lao, vất vả… trong những khó nhọc, chông gai đó, chính người thầy đã tiếp bước, đã thắp và giữ ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tri thức. Người thầy, với vai trò định hướng đã luôn luôn làm tròn trách nhiệm người truyền lửa của mình. Chúng ta hy vọng các thầy, cô giáo sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn lửa niềm tin, thắp sáng lý tưởng cao đẹp mà biết bao thế hệ thầy, cô đã giữ gìn. Cũng mong những thế hệ học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước luôn xứng đáng với niềm tin mà thầy cô đã dành cho mình./.
"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Mà mang lại cho đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!
Vâng! đó chính là nghề giáo, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Còn gì cao quý hơn việc giáo dục một người trở thành một người tử tế, lương thiện, vững vàng về kiến thức để bước vào đời. Nghề giáo cũng như bao ngành nghề khác trong xã hội góp phần làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống. Cái khác biệt lớn nhất, sản phẩm của nghề giáo là con người - chủ thể kiến tạo nên mọi mặt của đời sống xã hội. Cũng vì thế, nghề giáo được xã hội tôn vinh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý".Mỗi nhà giáo bằng những cách khác nhau đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục bằng sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm và tâm huyết. Muốn có những trò giỏi thì phải có những người thầy tốt. Nhà giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong truyền bá kiến thức, kỹ năng, mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học. Thông qua việc dạy học, người thầy phải “gieo mầm” những phẩm chất tốt đẹp, tạo dựng cho người học thái độ và năng lực nghề nghiệp cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội.
Chúng ta đôi khi lầm tưởng, khoa học - công nghệ có thể mở ra một trời kiến thức mà không cần đến sự dẫn dắt của thầy, cô giáo. Nhưng không, những ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình giảng dạy trong thời đại hiện nay chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên chứ mãi mãi không bao giờ có thể thay thế vai trò của người giáo viên, không có thầy, cô giáo, chúng ta chỉ có thể chìm trong khối kiến thức ấy mà chẳng biết đâu là con đường ra, chẳng biết thông tin, kiến thức nào có thể dung nạp, thông tin nào là sai lệch, như đi mãi cũng chẳng thấy ánh sáng, đúng như câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, một câu tục ngữ là câu hỏi, lời khẳng định mang một giá trị, ý nghĩa trường tồn với thời gian.
Để là người truyền lửa, đòi hỏi trong mỗi hành trang của người giáo viên dù ở bất cứ thời đại nào luôn cần có một bầu nhiệt huyết, một trái tim yêu nghề, và kiến thức chuyên môn nhất định được trau dồi theo năm tháng. Người thầy luôn cần trái tim của một người mẹ đủ kiên nhẫn, thừa bao dung và chan chứa yêu thương đàn con nhỏ. Có như thế mới có thể đi trọn đời với nghiệp trồng người gian nan. Thiếu kiên nhẫn, thầy chẳng thể chờ đợi sự tiến bộ của trò từng chút một. Không bao dung, thầy chẳng thể vị tha trước lỗi lầm, sự nghịch dại của "nhất quỷ, nhì ma". Không nuôi dưỡng một tình yêu thương bao la, người thầy chắc chắn sẽ nhanh chóng vấp phải chướng ngại trên con đường giáo dục nhân cách học sinh. Mỗi người giáo viên đều là một tấm gương để học trò của mình noi theo và bất kỳ người học trò nào cũng tìm thấy trong nhân cách của mình có dấu ấn của người thầy, cô giáo.
Ngành nghề nào rồi cũng đối diện khó khăn nhưng nghề giáo thì quả là không đong đếm nổi áp lực. Chỉ khi nào nhà giáo luôn ấp ủ lòng yêu nghề và nuôi dưỡng tình thương trò thì mới sản sinh được những nguồn năng lượng tích cực để vượt qua áp lực, hoàn thành sứ mệnh cao cả của người "kỹ sư tâm hồn". Bởi vậy, không yêu nghề, thương trò, không thể làm nghề giáo. Trải qua nhiều thế hệ, nghề dạy học cũng có lúc thăng trầm nhưng phẩm chất của thầy cô giáo vẫn luôn được giữ vững. Truyền thống nhà giáo không cho phép thầy cô giáo thay đổi lối sống, thay đổi nhân cách để chạy theo cơ chế thị trường. Bởi vì, để dạy cho học sinh trở thành những người chân chính, trước nhất thầy giáo, cô giáo phải là những người chân chính, có lòng tự trọng.
Lòng tự trọng của nghề giáo là một chuẩn mực có tính chất truyền thống, tự trọng đối với xã hội, đối với học sinh, đối với đồng nghiệp và quan trọng hơn hết là tự trọng đối với bản thân mình. Lòng tự trọng không cho phép thầy cô giáo thiếu trách nhiệm đối với giờ dạy của mình, không cho phép thầy cô giáo thiên vị trong việc đánh giá bất cứ học sinh nào dù học sinh đó giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, con của ai, thuộc thành phần nào trong xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của mình, mỗi thầy giáo, cô giáo hôm nay phải vượt qua được chính bản thân mình ngày hôm qua để vươn tới sự hoàn thiện, truyền thụ điều gì với học sinh thì chắc chắn điều đó phải chính xác, khoa học.
Nghề giáo lại càng không cho phép thầy, cô giáo làm những điều trái với đạo đức xã hội, trái với đạo lý truyền thống của dân tộc để cho xã hội phải phê phán. Học sinh nhìn hình tượng của các thầy cô giáo trên bục giảng, hình tượng tạo nên ước mơ và hành động cho tuổi trẻ, hình thành nhân cách, cá tính, bản lĩnh cho mỗi con người, hình thành cái “tâm” cho mỗi học sinh. “Tâm” có sáng hay không còn tùy thuộc vào sự tiếp thu, nhân cách vốn có của mỗi học sinh nhưng nhất định hình tượng thầy cô phải sáng, phải rực rỡ tỏa ánh hào quang bởi vì ánh hào quang này có khi sẽ còn theo đuổi mỗi học sinh suốt cuộc đời. Ở thời đại nào cũng thế, những câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của thầy, cô giáo dường như không bao giờ đến trang cuối.
Nghề giáo cứ như thế mang trong mình những trọng trách lớn lao theo năm tháng. Có con đường nào đến thành công mà không qua những khổ công rèn luyện, phải biết bao gian lao, vất vả… trong những khó nhọc, chông gai đó, chính người thầy đã tiếp bước, đã thắp và giữ ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tri thức. Người thầy, với vai trò định hướng đã luôn luôn làm tròn trách nhiệm người truyền lửa của mình. Chúng ta hy vọng các thầy, cô giáo sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn lửa niềm tin, thắp sáng lý tưởng cao đẹp mà biết bao thế hệ thầy, cô đã giữ gìn. Cũng mong những thế hệ học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước luôn xứng đáng với niềm tin mà thầy cô đã dành cho mình./.
NGUYỄN NGỌC HÂN