Công tác Khoa giáo
Ấm áp nghĩa tình từ những tấm thẻ BHYT của chị em phụ nữ
- Được đăng: Thứ ba, 22 Tháng 6 2021 14:43
- Lượt xem: 1119
(TUAG)- Trên địa bàn thị xã Tân Châu, sẽ không khó để bắt gặp những việc làm thiện nguyện của các cá nhân, tập thể hướng về cộng đồng đã làm ấm áp trái tim của bao người. Thời gian gần đây, tại xã Tân An, thị xã Tân Châu đã có thêm một hoạt động mới đó là "Mô hình thu gom phân loại rác thải mua bảo hiểm y tế cho hội viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn" của Hội liên hiệp phụ nữ xã Tân An, việc làm này đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của bà con nhân dân trên địa bàn, từ đó, nhân lên những việc làm ý nghĩa cho quê hương.
Nếu như trong trường học, các em học sinh tích cực thu gom giấy vụn, phân loại rác thải nhựa để bán gây nguồn quỹ hỗ trợ cho các bạn hoàn cảnh khó khăn thì mô hình thu gom rác thải nhựa của chị em phụ nữ sẽ dành nguồn tiền bán được để mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Mô hình được triển khai thực hiện tại ấp Tân Phú B, bước đầu, Hội phụ nữ sẽ tuyên truyền, vận động các cô, các chị trong ấp khi có rác thải nhựa để phân loại riêng ra, sau đó, sẽ tiến hành thu gom lại và cân bán cho người thu mua phế liệu. Bà Lương Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân An cho biết: “Lúc đầu phát động, bà con cũng ngỡ ngàng, không biết này phân loại để mua bảo hiểm y tế có đảm bảo hay không, nhưng mà Hội phụ nữ cũng có công khai, hàng tuần đi đến từng nhà để thu gom, khi mà đủ tiền mua một thẻ bảo hiểm y tế mình cho những người ở ngay địa bàn đó và mình báo cho ấp, để ấp báo cho hộ dân biết, từ đó, lan tỏa tới những người dân, người ta cũng thích, gặp là kêu mình cho mình những chai nhựa, để mình bán gây quỹ, giúp thêm cho những hộ dân và những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Chị Ngân và Chị Nga đi thu gom tập kết rác thải nhựa để bán\
Qua 02 năm kể từ khi thành lập mô hình, sẽ không khó để thấy những chai nhựa, đồ sắt vụn hay những gì có thể bán được cho phế liệu đã được các bà, các cô, các chị để dành riêng một góc chờ chị em bên hội phụ nữ đến nhận. Cứ vào cuối tuần, chị Ngân cùng chị Nga là Trưởng ấp Tân Phú B đi đến từng nhà thu gom, từ số tiền bán phế liệu, các chị đã công khai số tiền bán được và mua hỗ trợ cho 06 đối tượng là hội viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền gần 05 triệu đồng, “Chị em phụ nữ đi lượm rác thải bán mua thẻ BHYT cho gia đình nghèo, vừa bảo vệ môi trường tốt, vừa giúp đỡ cho gia đình nghèo gặp khó khăn, Hội phụ nữ thấy gia đình tôi cũng nghèo, giúp cho cháu tôi cái thẻ, gia đình tôi cám ơn các chị em phụ nữ nhiều lắm”, bà Nguyễn Thị Bên bày tỏ.
Những rác thải cũng chỉ là rác thải và nếu bị vứt đi bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt những rác thải nhựa lại rất khó phân hủy, nên việc thu gom từng chai nhựa, phân loại từng loại rác đã góp phần giữ môi trường sống và khi được bán đi, số tiền tích lũy được sẽ trở nên có ích khi được dùng mua thẻ Bảo hiểm y tế dành cho những hoàn cảnh khó khăn. Tham gia vào hoạt động này, các bà, các cô, các chị đều rất tích cực, mỗi người với suy nghĩ “Của ít lòng nhiều”, giúp đỡ được người khác đã là niềm vui cho bản thân, như bà Nguyễn Thị Chịa - năm nay đã 71 tuổi, bà cũng thường xuyên để dành những chai nhựa, đồ mủ cũ để riêng một góc sân cho chị Nga và chị Ngân xuống lấy, bà còn kêu con gái của mình ở sát bên nhà cũng tham gia, vì bà thấy việc làm có ý nghĩa và giúp đỡ được những người cần; bà Nguyễn Thị Chịa chia sẻ: “Tôi không có mần gì được, nhưng mà tôi thấy mấy cô đi góp cũng tích cực quá, tôi cũng đóng góp vô, thấy việc làm cũng đúng đắn lắm rồi đó, cũng lo cho dân dữ lắm rồi”.
Bà con nhân dân rất đồng tình và hưởng ứng tham gia
Hoạt động của mô hình thu gom rác thải nhựa để mua thẻ BHYT đã mang đến giá trị nhân văn từ những người cho dành tặng những người nhận. Truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ từ cách làm phù hợp với tính chất của Hội, phù hợp với lòng dân, minh chứng rõ nét là đã được mọi người nhiệt tình hưởng ứng, tích lũy và đóng góp, và khi chứng kiến niềm vui của những hoàn cảnh được nhận tấm thẻ BHYT, đã càng làm cho tinh thần mọi người thêm phấn khởi và nhận thấy việc làm này mang tính chất thực tế và cần được tiếp tục nhân rộng, lan tỏa đi yêu thương dành cho nhau trong thời gian tới. Bà Lương Thị Kim Ngân cho biết: “Định hướng của Hội phụ nữ rất là muốn nhân rộng mô hình, nhưng mà trước tiên họp Ban chấp hành để chỉ đạo các Chi hội ấp khác, cố gắng để lựa chọn phối hợp ban nhân dân, đoàn thể ấp phát động mô hình, để thu gom tại ấp, hỗ trợ cho bà con. Theo tôi nghĩ khi nhân rộng sẽ đảm bảo, vì giúp đỡ mua bảo hiểm cho bà con, người dân sẽ đồng tình ủng hộ để tham gia thực hiện và giúp cho địa phương ngày càng phát triển hơn”.
Tấm thẻ BHYT khi cầm trên tay sẽ giúp bà con an tâm hơn, đặc biệt, đối với những hoàn cảnh khó khăn, vì đâu ai biết được rằng, trong cuộc sống khi nào sẽ gặp phải những rủi ro về sức khỏe, với tấm thẻ BHYT này còn ý nghĩa gấp nhiều lần, khi phía sau đó là tinh thần đoàn kết, yêu thương và cùng nhau chung tay thực hiện, thu gom từng rác thải nhựa, từng đồ phế liệu để bán tích lũy và mua BHYT. Không chỉ vậy, việc thu gom phân loại từng rác thải còn góp phần giữ vệ sinh chung, để môi trường sống càng trở nên sạch đẹp và trong lành. Mong rằng, việc làm hiệu quả, thiết thực và đầy ắp tình người này sẽ được lan tỏa rộng khắp đến các địa phương khác trên địa bàn thị xã, cũng nhưng trong tỉnh, để chúng ta cùng nhân lên niềm yêu thương và chia sẻ cùng nhau những khó khăn trong cuộc sống.
Nếu như trong trường học, các em học sinh tích cực thu gom giấy vụn, phân loại rác thải nhựa để bán gây nguồn quỹ hỗ trợ cho các bạn hoàn cảnh khó khăn thì mô hình thu gom rác thải nhựa của chị em phụ nữ sẽ dành nguồn tiền bán được để mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Mô hình được triển khai thực hiện tại ấp Tân Phú B, bước đầu, Hội phụ nữ sẽ tuyên truyền, vận động các cô, các chị trong ấp khi có rác thải nhựa để phân loại riêng ra, sau đó, sẽ tiến hành thu gom lại và cân bán cho người thu mua phế liệu. Bà Lương Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân An cho biết: “Lúc đầu phát động, bà con cũng ngỡ ngàng, không biết này phân loại để mua bảo hiểm y tế có đảm bảo hay không, nhưng mà Hội phụ nữ cũng có công khai, hàng tuần đi đến từng nhà để thu gom, khi mà đủ tiền mua một thẻ bảo hiểm y tế mình cho những người ở ngay địa bàn đó và mình báo cho ấp, để ấp báo cho hộ dân biết, từ đó, lan tỏa tới những người dân, người ta cũng thích, gặp là kêu mình cho mình những chai nhựa, để mình bán gây quỹ, giúp thêm cho những hộ dân và những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Chị Ngân và Chị Nga đi thu gom tập kết rác thải nhựa để bán\
Qua 02 năm kể từ khi thành lập mô hình, sẽ không khó để thấy những chai nhựa, đồ sắt vụn hay những gì có thể bán được cho phế liệu đã được các bà, các cô, các chị để dành riêng một góc chờ chị em bên hội phụ nữ đến nhận. Cứ vào cuối tuần, chị Ngân cùng chị Nga là Trưởng ấp Tân Phú B đi đến từng nhà thu gom, từ số tiền bán phế liệu, các chị đã công khai số tiền bán được và mua hỗ trợ cho 06 đối tượng là hội viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền gần 05 triệu đồng, “Chị em phụ nữ đi lượm rác thải bán mua thẻ BHYT cho gia đình nghèo, vừa bảo vệ môi trường tốt, vừa giúp đỡ cho gia đình nghèo gặp khó khăn, Hội phụ nữ thấy gia đình tôi cũng nghèo, giúp cho cháu tôi cái thẻ, gia đình tôi cám ơn các chị em phụ nữ nhiều lắm”, bà Nguyễn Thị Bên bày tỏ.
Những rác thải cũng chỉ là rác thải và nếu bị vứt đi bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt những rác thải nhựa lại rất khó phân hủy, nên việc thu gom từng chai nhựa, phân loại từng loại rác đã góp phần giữ môi trường sống và khi được bán đi, số tiền tích lũy được sẽ trở nên có ích khi được dùng mua thẻ Bảo hiểm y tế dành cho những hoàn cảnh khó khăn. Tham gia vào hoạt động này, các bà, các cô, các chị đều rất tích cực, mỗi người với suy nghĩ “Của ít lòng nhiều”, giúp đỡ được người khác đã là niềm vui cho bản thân, như bà Nguyễn Thị Chịa - năm nay đã 71 tuổi, bà cũng thường xuyên để dành những chai nhựa, đồ mủ cũ để riêng một góc sân cho chị Nga và chị Ngân xuống lấy, bà còn kêu con gái của mình ở sát bên nhà cũng tham gia, vì bà thấy việc làm có ý nghĩa và giúp đỡ được những người cần; bà Nguyễn Thị Chịa chia sẻ: “Tôi không có mần gì được, nhưng mà tôi thấy mấy cô đi góp cũng tích cực quá, tôi cũng đóng góp vô, thấy việc làm cũng đúng đắn lắm rồi đó, cũng lo cho dân dữ lắm rồi”.
Bà con nhân dân rất đồng tình và hưởng ứng tham gia
Tấm thẻ BHYT khi cầm trên tay sẽ giúp bà con an tâm hơn, đặc biệt, đối với những hoàn cảnh khó khăn, vì đâu ai biết được rằng, trong cuộc sống khi nào sẽ gặp phải những rủi ro về sức khỏe, với tấm thẻ BHYT này còn ý nghĩa gấp nhiều lần, khi phía sau đó là tinh thần đoàn kết, yêu thương và cùng nhau chung tay thực hiện, thu gom từng rác thải nhựa, từng đồ phế liệu để bán tích lũy và mua BHYT. Không chỉ vậy, việc thu gom phân loại từng rác thải còn góp phần giữ vệ sinh chung, để môi trường sống càng trở nên sạch đẹp và trong lành. Mong rằng, việc làm hiệu quả, thiết thực và đầy ắp tình người này sẽ được lan tỏa rộng khắp đến các địa phương khác trên địa bàn thị xã, cũng nhưng trong tỉnh, để chúng ta cùng nhân lên niềm yêu thương và chia sẻ cùng nhau những khó khăn trong cuộc sống.
Huyền Thoại