Công tác Khoa giáo
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
- Được đăng: Thứ năm, 13 Tháng 5 2021 14:53
- Lượt xem: 2812
(TUAG)- Chủ trương xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ được Đảng, Nhà nước coi trọng qua từng giai đoạn phát triển, xem đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp ở An Giang. Sau hơn 10 năm thực hiện, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp và người lao động chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch được ban hành góp phần cải thiện mối quan hệ lao động, nhất là quan hệ lao động trong các loại hình doanh nghiệp được hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đến nay, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng, đăng ký và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, thang bảng lương, ký kết hợp đồng lao động. Các tổ chức cơ sở đảng phát huy tốt vai trò lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng Đảng trong doanh nghiệp. Các tổ chức đoàn thể đã tập hợp, thu hút đông đảo thành viên tham gia các hoạt động phong trào có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, xây dựng nếp sống trong văn hóa, đoàn kết, nhân ái.
Các cấp công đoàn trong tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Người lao động trong các doanh nghiệp đã dần nâng cao tác phong công nghiệp, tham gia học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng tranh chấp lao động, đình công, lãn công tuy không nhiều nhưng vẫn diễn ra trong khuôn viên của các doanh nghiệp. Đời sống, thu nhập của công nhân lao động vẫn còn thấp. Một số doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chưa thực hiện thường xuyên việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động…
Để tiếp tục xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 03/9/2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
Trên cơ sở Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 97-KH/TU, ngày 08/11/2019, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, quan hệ lao động cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động. Đổi mới mô hình, cách thức tuyên truyền, kịp thời ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động.
Các cấp công đoàn nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi công đoàn viên, người lao động một cách thiết thực, phù hợp năng lực tổ chức công đoàn và các loại hình doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động công đoàn viên, người lao động chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quan hệ lao động. Kịp thời phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ công nhân lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập, xây dựng lòng tin và ý thức tôn trọng lẫn nhau, giảm thiểu những tranh chấp, giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tổ chức công đoàn các cấp thực hiện tốt công tác nắm tình hình, nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện có thể dẫn đến tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãn công. Kịp thời phối hợp xử lý các đối tượng lợi dụng tranh chấp lao động để xúi giục bạo động làm mất an ninh trật tự, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp./.
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp ở An Giang. Sau hơn 10 năm thực hiện, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, doanh nghiệp và người lao động chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch được ban hành góp phần cải thiện mối quan hệ lao động, nhất là quan hệ lao động trong các loại hình doanh nghiệp được hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đến nay, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng, đăng ký và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, thang bảng lương, ký kết hợp đồng lao động. Các tổ chức cơ sở đảng phát huy tốt vai trò lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng Đảng trong doanh nghiệp. Các tổ chức đoàn thể đã tập hợp, thu hút đông đảo thành viên tham gia các hoạt động phong trào có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, xây dựng nếp sống trong văn hóa, đoàn kết, nhân ái.
Các cấp công đoàn trong tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Người lao động trong các doanh nghiệp đã dần nâng cao tác phong công nghiệp, tham gia học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng tranh chấp lao động, đình công, lãn công tuy không nhiều nhưng vẫn diễn ra trong khuôn viên của các doanh nghiệp. Đời sống, thu nhập của công nhân lao động vẫn còn thấp. Một số doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chưa thực hiện thường xuyên việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động…
Để tiếp tục xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 03/9/2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
Trên cơ sở Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 97-KH/TU, ngày 08/11/2019, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, quan hệ lao động cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động. Đổi mới mô hình, cách thức tuyên truyền, kịp thời ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động.
Các cấp công đoàn nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi công đoàn viên, người lao động một cách thiết thực, phù hợp năng lực tổ chức công đoàn và các loại hình doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động công đoàn viên, người lao động chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quan hệ lao động. Kịp thời phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ công nhân lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thường xuyên quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. Cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập, xây dựng lòng tin và ý thức tôn trọng lẫn nhau, giảm thiểu những tranh chấp, giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tổ chức công đoàn các cấp thực hiện tốt công tác nắm tình hình, nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện có thể dẫn đến tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãn công. Kịp thời phối hợp xử lý các đối tượng lợi dụng tranh chấp lao động để xúi giục bạo động làm mất an ninh trật tự, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp./.
MAI HÂN
TTCTTT số 05-2021